ĐOÀN CƯỜNG: Đã sẵn sàng cho hội Lim 2015


Văn hóa

Chủ Nhật, 01/03/2015 – 09:45

Đã sẵn sàng cho hội Lim 2015

Dân trí Ông Lê Xuân Lợi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du, Bắc Ninh cho biết, Ban tổ chức đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị và sẵn sàng chào đón hàng nghìn du khách thập phương đến trẩy hội tại Lễ hội vùng Lim năm 2015.

Chỉ còn vài ngày nữa là sẽ diễn ra lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh – Lễ hội vùng Lim 2015, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được gấp rút hoàn tất. Hội Lim năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày, mồng 2 và 3/3 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Ất Mùi) tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa gồm là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Để lễ hội Lim diễn ra an toàn, lành mạnh, ban tổ chức cử một tổ thường trực cứu thương tại trung tâm lễ hội, dựng các bốt vệ sinh di động, các nhà vệ sinh tạm, các thùng đựng rác tại khu vực trung tâm lễ hội và các khu vực lân cận để phục vụ cho du khách. Lực lượng Công an cũng được huy động phối hợp với các cơ quan chức năng phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng làm mất an ninh trật tự, kiên quyết ngăn chặn và giải quyết các hiện tượng tệ nạn xã hội, ăn xin tại khu vực lễ hội, nghiêm cấm các dịch vụ điện tử, dùng loa có công suất lớn.

Năm nay, Ban tổ chức Lễ hội vùng Lim nghiêm cấm tất cả các hình thức hát quan họ “ngả nón nhận tiền” vì địa phương đã có kinh phí hỗ trợ, và trước đó cũng đã có chỉ đạo nghiêm cấm. Tại các lán trại chỉ được phép hát giao lưu quan họ, khuyến khích dùng nhạc cụ dân tộc, nghiêm cấm hát nhảy đồng, sử dụng âm thanh loa máy có công suất lớn; không để các trường hợp đổi tiền lẻ, ăn mày, ăn xin trong hội gây ảnh hưởng không gian lễ hội.

hoi lim 1

Năm nay, Lễ hội vùng Lim nghiêm cấm tất cả các hình thức hát quan họ “ngả nón nhận tiền”.

Lễ hội sẽ được tổ chức theo nghi thức truyền thống, phần tế lễ diễn ra tại khu vực lăng Quận công Nguyễn Đình Diễn, chùa Hồng Ân và phần hội bao gồm các trò chơi dân gian như: nhảy bao bố, đập niêu, tổ tôm điếm, đu tiên, các hoạt động hát quan họ… Tổ chức hát quan họ tại 5 lán và trên sân khấu chính của lễ hội, hát quan họ tại cửa đình, cửa chùa, dưới thuyền tại 10 làng thuộc 3 xã xung quanh đồi Lim, mời các nghệ nhân, câu lạc bộ từ các làng quan họ gốc…

Ngoài ra, cũng có các hoạt động tổ chức hát quan họ tại gia đình các nghệ nhân, hát giao lưu, hát đối đáp quan họ tại các lán trại quan họ và trên sân khấu chính phục vụ du khách. Tại lễ hội Lim còn diễn ra các trò chơi dân gian đu tiên, vật truyền thống, “bịt mắt bắt dê”, đập niêu, chọi gà  tổ tôm, thi dệt cửi, thi cờ người…

hoi lim 2

Hội Lim là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh.

Đặc biệt, năm nay Lễ hội vùng Lim trùng với lễ hội Chọi trâu được tổ chức tại Thành phố Bắc Ninh nên dự kiến sẽ thu hút lượng khách đến trẩy hội sẽ đông hơn mọi năm.

Đây là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo và tiêu biểu nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương Kinh Bắc, thể hiện lòng thành kính, biết ơn những danh nhân lịch sử, văn hóa và anh hùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đồng thời tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên nhân dân tích cực lao động sản xuất thực hiện thắng lợi các mục tiêu văn hóa, xã hội.

Đoàn Cường

http://dantri.com.vn/van-hoa/da-san-sang-cho-hoi-lim-2015-1038354.htm

KHẮC HUY : Phỏng vấn Giáo sư Trần Văn Khê về giá trị của Tết xưa


Phỏng vấn Giáo sư Trần Văn Khê về giá trị của Tết xưa
Bài Đăng vào Thứ hai – 28/01/2013 09:41

VNTG -Trong bối cảnh hội nhập, tiếp biến văn hóa hiện nay, cuộc sống ngày càng đi lên theo chiều hướng hiện đại, nhu cầu tinh thần của con người cũng ngày càng phong phú, đa dạng, tuy nhiên, việc gìn giữ và lưu truyền những phong tục tốt đẹp thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt Nam, vẫn là việc làm cần thiết, nhất là với thế hệ trẻ. Đặc biệt, những phong tục được thể hiện rõ rệt nhất ở những ngày Tết, từ lúc đưa ông Táo về trời đến khi hạ nêu để kết thúc một dịp hội hè. Nhân dịp năm hết tết đến, P.V VN có buổi gặp gỡ, trò chuyện với Giáo sư Trần Văn Khê về những giá trị truyền thống của Tết Việt xưa.

P.V: Thưa Giáo sư (GS), tại sao người Việt mình lại nói “ăn Tết” chứ không phải là “mừng Tết”.

GS Trần Văn Khê: Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành, “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu và “Đán” là buổi sáng sớm.

Đối với người Việt “ăn” không phải chỉ là đem những món dinh dưỡng cho cơ thể bằng những động tác nhai, nuốt… mà còn được xem như một nét sinh hoạt quan trọng nhứt trong đời sống: “Dĩ thực như thiên” (coi việc ăn uống như trời), trong dân gian cũng thường nói “Có thực mới vực được đạo”.

Chúng ta bắt đầu dạy cho trẻ mới lớn là dạy cho bé biết “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Xem qua các truyền thuyết trong thời kỳ tiền sử, chúng ta cũng thấy cái ăn là quan trọng. Khi vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho con, thì bảo rằng ai tìm được món ăn ngon nhứt sẽ được nhường ngôi. Rốt cuộc, người con tìm ra món “bánh chưng – bánh dầy” được cha truyền ngôi báo. Trong huyền thoại “Thánh Gióng”, một đứa trẻ 3 tuổi, khi ăn mấy chảo cơm đã vươn mình to lớn và đánh đuổi giặc Ân. Trong ca dao, tục ngữ cũng có rất nhiều câu nói về “ăn”.

Người Việt làm lụng suốt cả năm chỉ mong no đủ ba ngày Tết. Ngày Tết chỉ có ăn thôi mà không làm nữa. Và ta có những món ăn rất đặc biệt và đa dạng trong ngày Tết. Từ thực tế đó, ta có thể hiểu được vì sao người Việt mình không nói “mừng Tết” mà thường nói “ăn Tết”.

P.V: Nếu xét về phong tục thì tết VN và TQ có gì khác không thưa thầy?

GS Trần Văn Khê: Về phong tục, hai bên đều giống nhau. Nhưng với Việt Nam chúng ta là “mồng một Tết Cha, mồng 2 Tết Mẹ, mồng ba Tết Thầy”. Cái Tết là ngày để mình nghỉ ngơi, thư giãn, biết ơn, biết nghĩa, rồi thì giải trí chơi đùa 2-3 ngày. Trung Quốc thì không làm y như mình nhưng Tết cũng là dịp để cho người ta gặp gỡ nhau. Thành ra cũng múa lân, múa rồng rồi cũng nghỉ chơi, hoặc cũng đánh cờ, đánh bầu cua cá cọp, đánh tam hường…

P.V: Vậy thì, thưa thầy giá trị nào của Tết Việt là quan trọng nhất ?

GS Trần Văn Khê: Tết là lễ kỷ niệm, trong đó có ba chuyện quan trọng. Thứ nhất là nhớ về cội nguồn, vì vậy, Tết phải rước ông bà về, nhắc cho con cháu trong nhà nhớ lại ông tổ mình là ai, để biết cội biết nguồn. Thứ nhì, phải nhớ tới ơn thầy dạy mình là ai, thầy thuốc là ai, cha mẹ sanh thành là ai. Cái Tết là để báo ân. Mình nhớ lại cội nguồn, nhớ lại những cái gì mình mang ơn và trả ơn. Đó là một phong tục rất tốt. Ngoài ra, còn có những phong tục khác như trong 2 -3 ngày Tết mình chế ngự những cái xấu của bản thân: miệng không nói tiếng xấu, người chủ nợ không đòi nợ, cha mẹ không mắng con, chửi con, láng giềng gặp nhau là cười chớ không gây gổ. Tất cả những cái đó, là những nét phong tục hết sức tốt.

P.V: Nếu nhà nước ta lấy Tết làm một sản phẩm văn hóa để giới thiệu ra nước ngoài thì Tết Việt Nam có cái đặc sắc để giới thiệu không, thưa thầy?

GS Trần Văn Khê: Theo thầy, Tết đâu phải là sản phẩm văn hóa. Tết chỉ là lễ đầu năm. Nước nào cũng có cái đầu năm của nó. Tuy nhiên, Tết mình có nét đặc sắc riêng, như thầy đã nói, Tết là biết nguồn cội, biết ơn, biết nghĩa, làm cho cái cơ thể mình được khỏe khoắn, không ăn bậy, làm những món ăn, có thể nói là, để được lâu, như ở trong Nam là thịt kho nước dừa ăn với dưa giá, còn ở ngoài Bắc thì là thịt đông với dưa hành, thịt mỡ, bánh chưng, trong Nam còn là bánh tét. Rồi thì gói nem, lạp xưởng, những món để ngày Tết khỏi phải làm bếp như ngày thường. Trước đây, tùy thời tiết mà các món ăn để được lâu hay chỉ được vài ngày. Bây giờ có tủ lạnh thì để mấy ngày cũng được. Tết cũng là một chặng “dừng chân” nghỉ ngơi, vui chơi, sau một năm dài quần quật với mưu sinh… Vậy thội.

P.V: Đối với những phong tục Tết đã mất, thầy có cảm thấy tiếc nuối không?

GS Trần Văn Khê: Tiếc lắm chứ, vì đó là những cái tốt, mất đi rồi thì trẻ con sau này đến ngày Tết sẽ không biết ông cha mình, tổ tiên mình là ai. Thanh niên thì chơi như Tây vậy, cũng khui sâm banh, đi nhảy đầm, mấy ngày Tết chỉ đi chơi vậy thôi. Tết cũng như một dịp nghỉ lấy hơi, không còn chuyện cám ơn thầy, cám ơn cô, không có những sinh hoạt văn hóa, trọng vật chất nhiều hơn tinh thần. Ăn uống, vui chơi, nhảy đầm, ôm… đó là phong tục của Phương Tây, mà giờ mình bỏ cái của mình đi để bắt chước, là một chuyện hết sức sai lầm. Đó là mình bỏ cái tốt mà lấy cái không tốt.

Cũng có những cái mà mình bỏ cũng không sao. Ví dụ như cây nêu, sau khi đưa ông Táo về trời, nhà không có ai giữ, thì dựng cây nêu lên cho ma quỷ đừng tới. Bây giờ mình không tin có ma quỷ thì cây nêu cũng không cần dựng nữa. Rồi đốt pháo, ngày xưa là một tục lệ làm cho ma quỷ sợ và cũng tạo niềm vui vì tiếng pháo nghe giòn tan. Sau này, người ta thấy nó hại môi trường, tốn hao. Nếu bỏ đốt pháo cũng không hại gì, chỉ là mất vui chút thôi.

Nhưng việc nhớ đến tổ tiên, biết ơn, biết nghĩa, chế ngự, cho tật xấu của mình không biểu hiện vào ngày Tết để làm đẹp lòng người khác, mang niềm vui cho người khác chứ không gây hiềm khích, hận thù… Đó là những phong tục cần phải giữ gìn, đừng để mất đi.

P.V: Phong tục Tết nào trong gia đình mà thầy nhớ nhất?

GS Trần Văn Khê: Gia đình thầy là gia đình nhạc sĩ ở Đông Hòa, Vĩnh Kim, Tiền Giang. Thành ra, ngày mồng hai Tết là ngày hội họp ông bà con cháu trong gia đình biết đờn. Sáng dậy, sau khi cúng ông bà xong rồi thì ngồi đờn, người lớn trong nhà đờn một số bản, nếu trẻ con đứa nào đờn giỏi có thể hòa đờn cùng. Khi đờn như vậy không chỉ có gia đình nghe, làng xóm nghe mà đôi khi còn có người ở nơi khác tới để nghe, ai cũng thích nghe hòa nhạc theo đúng phong cách đờn ca tài tử. Thầy vẫn còn nhớ tới bây giờ, nghĩ lại mà tiếc quá. Bây giờ không còn ai hòa đờn hết, tản lạc hết. Sinh hoạt của người ta cũng khác, Tết nhất đâu có ai ở không mà ngồi nghe nhạc, uống trà rồi ăn mứt khơi khơi. Nhưng đối với thầy, đó là một phong tục rất tốt mà tới bây giờ lâu lâu thầy vẫn còn nhớ, tiếc.

P.V: Vậy theo như thầy, lớp trẻ hiện nay vẫn còn có thể giữ được những phong tục Tết xưa không?

GS Trần Văn Khê: Cái đó là tùy theo gia đình. Đâu phải tự lớp trẻ muốn giữ mà giữ được. Lớp trẻ đâu có biết ông bà, tổ tiên là gì nếu như cha mẹ không nói cho các cháu nghe. Các cháu chỉ biết có ba mẹ sanh ra mình là đủ rồi. Mà bây giờ nếp sống trong gia đình hết sức lạc lõng, nếp sống trong trường học cũng lạc lõng, nếp sống trong xã hội lại càng lạc lõng. Cho nên văn hóa ứng xử của con người ở nước ta bây giờ đang xuống cấp lắm. Trong gia đình có mấy chuyện đơn giản, gọi dạ bảo vâng, đi thưa về trình, kính trên nhường dưới, mà cũng không làm được. Cha mẹ kêu, con dạ thưa, thì… mắc cỡ, coi đi thưa về trình là bị lệ thuộc.

Rồi cha mẹ cũng vậy, chỉ lo vật chất mà ít để ý về cách ứng xử, văn hóa của con cái. Cha mẹ bỏ mất bổn phận của mình, và nghĩ mình làm vậy là tiến bộ, là tôn trọng sự độc lập, tự do của con cái. Đó là đánh mất phận sự của cha mẹ đối với con cái. Rồi trong trường học, chương trình học dạy biết nói, biết viết, biết làm toán, nhưng không dạy biết ứng xử, không dạy biết luân lý, không dạy biết văn hóa… Vì vậy lớp trẻ có nhớ tới nguồn cội, nhớ tới những phong tục truyền thống của ông bà không là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội…

P.V: Xin cám ơn thầy và kính chúc thầy năm mới luôn vui và mạnh khỏe.
Khắc Huy
(Theo Văn Nghệ Trẻ số 43)

*** ảnh chụp GS Trần Văn Khê tham dự Hội xuân văn nghệ sĩ 2015 ngày 10/2/2015

Phỏng vấn Giáo sư Trần Văn Khê về giá trị của Tết xưa Bài Đăng vào Thứ hai - 28/01/2013 09:41 VNTG -Trong bối cảnh hội nhập, tiếp biến văn hóa hiện nay, cuộc sống ngày càng đi lên theo chiều hướng hiện đại,  nhu cầu tinh thần của con người cũng ngày càng phong phú, đa dạng, tuy nhiên, việc gìn giữ và lưu truyền  những phong tục tốt đẹp thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt Nam, vẫn là việc làm cần thiết, nhất là với thế hệ trẻ. Đặc biệt, những phong tục được thể hiện rõ rệt nhất ở những ngày Tết, từ lúc đưa ông Táo về trời đến khi hạ nêu để kết thúc một dịp hội hè. Nhân dịp năm hết tết đến, P.V VN có buổi gặp gỡ, trò chuyện với Giáo sư Trần Văn Khê về những giá trị truyền thống của Tết Việt xưa. P.V: Thưa Giáo sư (GS), tại sao người Việt mình lại nói “ăn Tết” chứ không phải là “mừng Tết”. GS Trần Văn Khê: Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành, “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu và “Đán” là buổi sáng sớm. Đối với người Việt “ăn” không phải chỉ là đem những món dinh dưỡng cho cơ thể bằng những động tác nhai, nuốt... mà còn được xem như một nét sinh hoạt quan trọng nhứt trong đời sống: “Dĩ thực như thiên” (coi việc ăn uống như trời), trong dân gian cũng thường nói “Có thực mới vực được đạo”. Chúng ta bắt đầu dạy cho trẻ mới lớn là dạy cho bé biết “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Xem qua các truyền thuyết trong thời kỳ tiền sử, chúng ta cũng thấy cái ăn là quan trọng. Khi vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho con, thì bảo rằng ai tìm được món ăn ngon nhứt sẽ được nhường ngôi. Rốt cuộc, người con tìm ra món “bánh chưng - bánh dầy” được cha truyền ngôi báo. Trong huyền thoại “Thánh Gióng”, một đứa trẻ 3 tuổi, khi ăn mấy chảo cơm đã vươn mình to lớn và đánh đuổi giặc Ân. Trong ca dao, tục ngữ cũng có rất nhiều câu nói về “ăn”. Người Việt làm lụng suốt cả năm chỉ mong no đủ ba ngày Tết. Ngày Tết chỉ có ăn thôi mà không làm nữa. Và ta có những món ăn rất đặc biệt và đa dạng trong ngày Tết. Từ thực tế đó, ta có thể hiểu được vì sao người Việt mình không nói “mừng Tết” mà thường nói “ăn Tết”. P.V: Nếu xét về phong tục thì tết VN và TQ có gì khác không thưa thầy? GS Trần Văn Khê: Về phong tục, hai bên đều giống nhau. Nhưng với Việt Nam chúng ta là “mồng một Tết Cha, mồng 2 Tết Mẹ, mồng ba Tết Thầy”. Cái Tết là ngày để mình nghỉ ngơi, thư giãn, biết ơn, biết nghĩa, rồi thì giải trí chơi đùa 2-3 ngày. Trung Quốc thì không làm y như mình nhưng Tết cũng là dịp để cho người ta gặp gỡ nhau. Thành ra cũng múa lân, múa rồng rồi cũng nghỉ chơi, hoặc cũng đánh cờ, đánh bầu cua cá cọp, đánh tam hường… P.V: Vậy thì, thưa thầy giá trị nào của Tết Việt là quan trọng nhất ? GS Trần Văn Khê: Tết là lễ kỷ niệm, trong đó có ba chuyện quan trọng. Thứ nhất là nhớ về cội nguồn, vì vậy, Tết phải rước ông bà về, nhắc cho con cháu trong nhà nhớ lại ông tổ mình là ai, để biết cội biết nguồn. Thứ nhì, phải nhớ tới ơn thầy dạy mình là ai, thầy thuốc là ai, cha mẹ sanh thành là ai. Cái Tết là để báo ân. Mình nhớ lại cội nguồn, nhớ lại những cái gì mình mang ơn và trả ơn. Đó là một phong tục rất tốt. Ngoài ra, còn có những phong tục khác như trong 2 -3 ngày Tết mình chế ngự những cái xấu của bản thân: miệng không nói tiếng xấu, người chủ nợ không đòi nợ, cha mẹ không mắng con, chửi con, láng giềng gặp nhau là cười chớ không gây gổ. Tất cả những cái đó, là những nét phong tục hết sức tốt. P.V: Nếu nhà nước ta lấy Tết làm một sản phẩm văn hóa để giới thiệu ra nước ngoài thì Tết Việt Nam có cái đặc sắc để giới thiệu không, thưa thầy? GS Trần Văn Khê: Theo thầy, Tết đâu phải là sản phẩm văn hóa. Tết chỉ là lễ đầu năm. Nước nào cũng có cái đầu năm của nó. Tuy nhiên, Tết mình có nét đặc sắc riêng, như thầy đã nói, Tết là biết nguồn cội, biết ơn, biết nghĩa, làm cho cái cơ thể mình được khỏe khoắn, không ăn bậy, làm những món ăn, có thể nói là, để được lâu, như ở trong Nam là thịt kho nước dừa ăn với dưa giá, còn ở ngoài Bắc thì là thịt đông với dưa hành, thịt mỡ, bánh chưng, trong Nam còn là bánh tét. Rồi thì gói nem, lạp xưởng, những món để ngày Tết khỏi phải làm bếp như ngày thường. Trước  đây, tùy thời tiết mà các món ăn để được lâu hay chỉ được vài ngày. Bây giờ có tủ lạnh thì để mấy ngày cũng được. Tết cũng là một chặng “dừng chân” nghỉ ngơi, vui chơi, sau một năm dài quần quật với mưu sinh… Vậy thội. P.V: Đối với những phong tục Tết đã mất, thầy có cảm thấy tiếc nuối không? GS Trần Văn Khê: Tiếc lắm chứ, vì đó là những cái tốt, mất đi rồi thì trẻ con sau này đến ngày Tết sẽ không biết ông cha mình, tổ tiên mình là ai. Thanh niên thì chơi như Tây vậy, cũng khui sâm banh, đi nhảy đầm, mấy ngày Tết chỉ đi chơi vậy thôi. Tết cũng như một dịp nghỉ lấy hơi, không còn chuyện cám ơn thầy, cám ơn cô, không có những sinh hoạt văn hóa, trọng vật chất nhiều hơn tinh thần. Ăn uống, vui chơi, nhảy đầm, ôm... đó là phong tục của Phương Tây, mà giờ mình bỏ cái của mình đi để bắt chước, là một chuyện hết sức sai lầm. Đó là mình bỏ cái tốt mà lấy cái không tốt. Cũng có những cái mà mình bỏ cũng không sao. Ví dụ như cây nêu, sau khi đưa ông Táo về trời, nhà không có ai giữ, thì dựng cây nêu lên cho ma quỷ đừng tới. Bây giờ mình không tin có ma quỷ thì cây nêu cũng không cần dựng nữa. Rồi đốt pháo, ngày xưa là một tục lệ làm cho ma quỷ sợ và cũng tạo niềm vui vì tiếng pháo nghe giòn tan. Sau này, người ta thấy nó hại môi trường, tốn hao. Nếu bỏ đốt pháo cũng không hại gì, chỉ là mất vui chút thôi. Nhưng việc nhớ đến tổ tiên, biết ơn, biết nghĩa, chế ngự, cho tật xấu của mình không biểu hiện vào ngày Tết để làm đẹp lòng người khác, mang niềm vui cho người khác chứ không gây hiềm khích, hận thù… Đó là những phong tục cần phải giữ gìn, đừng để mất đi. P.V: Phong tục Tết nào trong gia đình mà thầy nhớ nhất? GS Trần Văn Khê: Gia đình thầy là gia đình nhạc sĩ ở Đông Hòa, Vĩnh Kim, Tiền Giang. Thành ra, ngày mồng hai Tết là ngày hội họp ông bà con cháu trong gia đình biết đờn. Sáng dậy, sau khi cúng ông bà xong rồi thì ngồi đờn, người lớn trong nhà đờn một số bản, nếu trẻ con đứa nào đờn giỏi có thể hòa đờn cùng. Khi đờn như vậy không chỉ có gia đình nghe, làng xóm nghe mà đôi khi còn có người ở nơi khác tới để nghe, ai cũng thích nghe hòa nhạc theo đúng phong cách đờn ca tài tử. Thầy vẫn còn nhớ tới bây giờ, nghĩ lại mà tiếc quá. Bây giờ không còn ai hòa đờn hết, tản lạc hết. Sinh hoạt của người ta cũng khác, Tết nhất đâu có ai ở không mà ngồi nghe nhạc, uống trà rồi ăn mứt khơi khơi. Nhưng đối với thầy, đó là một phong tục rất tốt mà tới bây giờ lâu lâu thầy vẫn còn nhớ, tiếc. P.V: Vậy theo như thầy, lớp trẻ hiện nay vẫn còn có thể giữ được những phong tục Tết xưa không? GS Trần Văn Khê: Cái đó là tùy theo gia đình. Đâu phải tự lớp trẻ muốn giữ mà giữ được.  Lớp trẻ  đâu có biết ông bà, tổ tiên là gì nếu như cha mẹ không nói cho các cháu nghe. Các cháu chỉ biết có ba mẹ  sanh ra mình là đủ rồi. Mà bây giờ nếp sống trong gia đình hết sức lạc lõng, nếp sống trong trường học cũng lạc lõng, nếp sống trong xã hội lại càng lạc lõng. Cho nên văn hóa ứng xử của con người ở nước ta bây giờ đang xuống cấp lắm. Trong gia đình có mấy chuyện đơn giản, gọi dạ bảo vâng, đi thưa về trình, kính trên nhường dưới, mà cũng không làm được. Cha mẹ kêu, con dạ thưa, thì… mắc cỡ, coi đi thưa về trình là bị lệ thuộc. Rồi cha mẹ cũng vậy, chỉ lo vật chất mà ít để ý về cách ứng xử, văn hóa của con cái. Cha mẹ bỏ mất bổn phận của mình, và nghĩ mình làm vậy là tiến bộ, là tôn trọng sự độc lập, tự do của con cái. Đó là đánh mất phận sự của cha mẹ đối với con cái. Rồi trong trường học, chương trình học dạy biết nói, biết viết, biết làm toán, nhưng không dạy biết ứng xử, không dạy biết luân lý, không dạy biết văn hóa… Vì vậy lớp trẻ có nhớ tới nguồn cội, nhớ tới những phong tục truyền thống của ông bà không là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội… P.V: Xin cám ơn thầy và kính chúc thầy năm mới luôn vui và mạnh khỏe. Khắc Huy (Theo Văn Nghệ Trẻ số 43)  *** ảnh chụp GS Trần Văn Khê tham dự Hội xuân văn nghệ sĩ 2015 ngày 10/2/2015

TRẦN QUỐC BẢO : 1001 KHUÔN MẶT THƯƠNG YÊU: MC, TÀI TỬ NGỌC PHU, trích tuần Thế Giới Nghệ Sĩ số 3, 27 tháng 2, 2015


1001 KHUÔN MẶT THƯƠNG YÊU: MC, TÀI TỬ NGỌC PHU

(trích bài Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 3 (trong báo Việt Tide) in ngày thứ sáu 27 tháng 2 năm 2015)

    Trước 1975, MC Ngọc Phu là người đứng ở nhiều sân khấu lớn miền Nam. Người yêu nghệ thuật nhớ đến Ông qua nhiều tài năng: đóng phim, ảo thuật, đạo diễn.. và nhất là vai trò người dẫn chương trình có giọng nói miền Nam sang trọng nhưng gần gũi. Chuyện tình cảm của Ông, cũng giống như nhiều nghệ sĩ tài hoa khác, nếu ghi xuống, phải viết thành nhiều chương, nhiều tập khác nhau. Bỏ học từ năm lớp ba, bắt đầu biết đi làm từ năm 14 tuổi. Năm 17 tuổi (1952), được bầu show Trần Văn Trạch nhận vào làm việc cu li sai vặt trong đoàn Nam Việt, gần một năm sau mới được giao cho vai quân sĩ trong vở kịch Bạch Đằng Giang (diễn viên chính lúc bấy giờ là Ông Vũ Huyến đóng vai tráng sĩ). Từ từ, Ông mới được đứng trong màn giới thiệu tiết mục vọng ra bên ngoài. Một hôm, đang đứng trên sân khấu thì màn tự động mở ra, sau đó màn hư không khép lại được, thế là Ông Trần Văn Trạch ra dấu Ngọc Phu cứ giới thiệu tiếp. Từ đó, Anh trở thành là người giới thiệu chương trình ngoài màn đầu tiên, sau đó mới đến Nguyễn Long và ông Trần Văn Trạch.
     Từ mối tình đầu tiên với người con gái Pháp tên Jane 16 tuổi. Cuộc tình hai người sản sinh 2 đứa con, nhưng chiến cuộc 1954 đã buộc Jane cùng 2 con Ruphie (sanh năm 1953) và Sophia (1954) về lại Pháp, để lại người chồng Ngọc Phu ở lại vì không có giấy hôn thú. Đây là thời gian Ông sống ở Đà Lạt, thành phố đã buồn, tình huống của Người còn bi đát hơn cả đất và trời. Ngọc Phu, người con trai 19 tuổi lúc bấy giờ chỉ biết lãng quên nỗi đau bằng cách đến với âm nhạc. Năm 1954, Ông cộng tác với Đài Phát Thanh Đà Lạt, lúc ấy Trưởng Ban Văn Nghệ của Đài là nhạc sĩ Lữ Liên. Cứ mỗi 6g chiều, các ca sĩ lại vào Đài radio để thu và phát thanh trực tiếp.Chuyện đã qua 60 năm, mà Ông vẫn còn nhớ giọng ca Bích Chiêu, lúc đó mới 12 tuổi mà đã rộn ràng phong phú, và Ông vẫn còn nhớ chuyện Tuấn Ngọc mỗi khi vào Đài, là nhân viên phải bắc thêm một chiếc ghế cho cậu bé đứng ngang tầm với micro.
     Trong những trang hồi ký ấy, Trần Quốc Bảo xin nhắc thêm một chuyện tình khác cũng rất đẹp của Anh cùng với một người phụ nữ Nhật Bản, đó là khoảng thời gian 1962, Ông có dịp đi cùng Đoàn Văn Nghệ Việt Nam của nghệ sĩ Hoàng Thi Thơ, để rồi sau đó, mối tình một đêm này để lại giọt máu Việt – Nhật mang tên Akira Yoko. Sau 1975, cô gái Yoko có nhờ Tòa Đại Sứ Nhật đi tìm lại cha mình.
     Trong số này, người viết chỉ đóng khung vào trang chính thức, đó là mối tình đẹp của Anh và ca sĩ Tuyết Trâm. Đó là năm 1960, chàng ca sĩ kiêm MC đang cộng tác ở Bồng Lai nhận được một tấm giấy yêu cầu anh hát ca khúc Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa. Qua ngày hôm sau cũng thế. Đến ngày thứ ba, Ngọc Phu vẫn tiếp tục nhận được mảnh giấy yêu cầu do nhân viên chạy lên giao. Ngay hôm đó, anh tìm hiểu cho ra lẽ, mới biết người yêu cầu cũng là một ca sĩ đang hát tại phòng trà Đức Quỳnh và Tứ Hải với cái tên Tuyết Trâm. Đó cũng là những sân khấu có nhiều tài danh cộng tác lúc ấy như Thanh Thúy, Mỹ Hòa, Linh Phương..
     Với lòng cảm mến dành cho nhau, cả hai thường xuyên đi ăn tối sau giờ hát. Một tháng sau, lúc ăn khuya xong, ca sĩ Tuyết Trâm nói: “Anh không Mẹ, tôi không Cha, tụi mình kết hợp để sống không cô đơn”. Chỉ một câu nói, 4 ngày sau, hai người chính thức lấy nhau.
     Năm 1961, cả hai có đứa con trai đầu, đặt tên Trần Minh Xuân (hiện đang ở chung với Anh tại thành phố Midway City). Sanh con xong, ca sĩ Tuyết Trâm quyết định bỏ hát để ở nhà lo công việc gia đình. Đứa con gái thứ nhì, tên Thủy Tiên, đã mất cách nay 7,8 năm. Cô con gái thứ ba tên Mỹ Nga, hiện ở thành phố Sun Valley, có chồng và 2 con. Và sau cùng, là cậu con trai út tên Trần Hoàng Ngọc Cương (Peter Tran).
     Tuy đã có cháu ngoại, nhưng MC Ngọc Phu vẫn luôn ước ao bồng ẵm một đứa cháu nội và niềm mong muốn đó đã thành sự thật. Ngày 21 tháng 9 năm 2012, vợ chồng cậu con trai trưởng của Anh đã có 1 bé gái, có tên Hannah. Cháu chưa đầy một tuổi mà đã biết đi và có thể trả lời đúng rất nhiều những câu hỏi của Ông nội đã dậy. Hiện nay,MC Ngọc Phu không còn xuất hiện nhiều ở những quán café vì bằng lái xe của Ông đã hết hạn, trong những lúc trói chân ấy, Ông tìm được niềm vui khi bồng ẵm cô cháu nội yêu dấu của mình.

     Mùng 3 Tết Ất Mùi vừa qua, sự có mặt của nghệ sĩ Ngọc Phu tại gian hàng tuần báo Việt Tide và Thế Giới Nghệ Sĩ tại Hội Chợ Tết Sinh Viên với vai trò một ông thầy bốc quẻ dịch đã thu hút khá nhiều người đến ủng hộ. Thứ bẩy tuần này ngày 28 tháng 2, sinh nhật thứ 80 của Ông, người viết xin thay mặt toàn thể nghệ sĩ và các độc giả xa gần của tuần báo Việt Tide và Thế Giới Nghệ kính chúc Ông tràn đầy sức khỏe và niềm vui luôn phơi phới.
Mọi liên lạc với MC Ngọc Phu, xin gọi (714)326-9892

PHÚT NÓI THẬT: MC NGỌC PHU (Trầm Từ Đông thực hiện)

– Tên thật: Trần Ngọc Phu
– Sinh Nhật: 28/2/1935 tại Đà Lạt
– Ngoài tài hát, còn khả năng: Ảo thuật, chup ảnh, hài hước, đóng phi, giả tiếng, bói dịch..
 Mầu sắc thích nhất: Đen trắng
– Y phục thích nhất? Quần jean áo trắng
– Quần áo thích may ở đâu? Hồi ở SG trước 75 thích may ở tiệm Hawaii, Túy.. (nổi tiếng chemise), veston Văn Quân (hãng nước đá Hai Bà Trưng), La Lune
Mùa thích nhất? Mùa Thu tại có nhiều kỷ niệm khi ở Đà Lạt
– Con vật thích nhất? Con ngựa, con chó. Biết cỡi ngựa từ nhỏ. Và nhờ biết cỡi ngựa nên mới được đóng phim Mưa Rừng (phim mầu đầu tiên). Phim đầu tiên được mời đóng lúc 20 tuổi (1955) là Trương Chi Mỵ Nương đóng vai phản diện Trần Bá Cường.. Còn phim đầu tiên được đóng vai chánh là Người Mẹ Hiền..
 Con vật sợ nhất? Rắn và cắc kè.
– Con số hạp nhất? 28 (số ngày sinh)
– Con số kỵ nhất? số 10 (bù)
– Trái cây thích nhất? Trái sa pô chê
– Món ăn thích nhất? Canh chua cá kho tộ
– Nước hoa thích nhất hiệu gì?
Channel
– Nhà hàng thích tới nhất: Thanh Mai
– Café nào thích ghé nhất? Factory
– Thích du lịch ở đâu? Thích Nhật vì văn hóa hợp, ví dụ lễ lạc ở Nhật đều làm tôi thích thú. Nhưng về phụ nữ thì lại thích đàn bà Âu Châu..
– Yêu quý điều gì trên đời nhất? Tình yêu
– Ra đường sợ gì nhất?
Sợ những người say rượu
– Trong nhà sợ gì nhất? Sợ vợ nhất
– Thượng Đế của bạn? Chúa Giê Su
– Những bài hát bạn hay được yêu cầu trình diễn nhiều nhất? Thu Quyến Rũ, Gửi Gió Cho Mây Ngan Bay, Mộng Dưới Hoa, I Can’t Stop Loving You
– Mẫu người yêu lý tưởng? Mập, tròn
– Muốn là bạn thân của bạn, cần phải có điều gì?Thành thật
– Nếu bà Tiên cho 2 điều ước, bạn ước mơ gì? Vợ đừng mất và một căn nhà Nhật Bản..
– Tánh xấu của bạn? Ganh tỵ
– Tánh tốt? Khoan dung
– Châm ngôn sống của bạn: Có Trước Có Sau
– Khi một người thân hiểu lầm, bạn sẽ phải làm gì?Im lặng và buồn lắm.
– Kỳ hát nào bạn trình diễn nhớ và vui nhất trong đời? Đêm Trình Diễn ở Bồng Lai năm 1960 là vui nhất, trong đêm đó quen với Tuyết Trâm rồi vài tháng sau lấy nhau luôn.
– Kỳ diễn nào bạn trình diễn bị quê nhất trong đời?Có một chương trình Hoa Hậu hồi SG trước 75 đọc lộn tên Á Hậu thành Hoa Hậu..
– Nếu kiếp sau làm người, bạn mong là nhân vật nào? Đức Đạt La Lạt Ma
– Điện Thoại Liên lạc: (714)326-9892

TẠP GHI NGỌC MINH

    Nói đến nghệ sĩ Ngọc Phu, không ai có thể không nghĩ ngay đến một khuôn mặt duyên dáng cộng với tài nghệ đa năng của Ông. Ông là một MC, một diễn viên điện ảnh, một kịch sĩ tuyệt vời.. khi Ngọc Phu đảm nhiệm một vai trò nào thì Ông đã sống trọn vẹn vai trò đó.
     Tôi có dịp sinh hoạt khá nhiều với Ông, từ phòng trà Khánh Ly, Queen Bee và đài truyền hình số 9 trong những chương trình lớn của Đài. Rồi đất nước rơi vào 30 tháng 4 năm 1975, anh em mỗi người một nơi, tôi kẹt lại tại Việt Nam cho mãi tới năm 1981 mới được sang Mỹ từ trại tỵ nạn Pulau Bidong.
       Hình như nghệ sĩ luôn có duyên nợ vớinhau trong bất cứ thời gian hoặc không gian nào, tôi lại được làm việc chung với Ngọc Phu tại vũ trường Diamond của nhạc sĩ Nguyễn Lâm vào khoảng 1982 thì phải. Mỗi buổi tối, anh em chúng tôi ngồi tán dóc trong góc của vũ trường, nào chuyện ngày xưa, chuyện hiện tại, chuyện tiếu lâm.. thôi thì đủ thứ chuyện, riêng anh Ngọc Phu thì không bao giờ ngồi yên một chỗ. Anh lúc chạy chỗ này, lúc xà vào chỗ kia để chào hỏi bạn bè hay những người ái mộ. Bà xã của anh (chị Trâm) hay cười trêu chọc anh, chị nói: “Cha này sanh vào giờ con lật đật, ở nhà cũng vậy, không ngồi yên được năm phút”.
       Hiện nay những nghệ sĩ tên tuổi lão thành đã chẳng còn lại bao nhiêu, đếm được chỉ trên đầu ngón tay. Các anh Lê Văn Thiện, Trầm Tử Thiêng, Duy Khánh, Nhật Trường, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Sĩ Phú.. đã lần lượt ra đi thật buồn và thật mất mát. Năm nay, anh Ngọc Phu được thượng thọ 80 tuổi, một điều tôi cũng như bạn hữu rất mừng và cầu chúc anh sẽ mãi mãi có sinh nhật mỗi năm để những người nghệ sĩ năm xưa có dịp được gặp nhau, được vui vẻ nhắc lại biết bao kỷ niệm xa xưa khi chúng ta còn ở tại quê hương và nhất là Ngọc Phu dù tuổi nào anh cũng luôn mang lại niềm vui cho tất cả mọi người.
Happy Birthday Anh Ngoc Phu.
Cali ngày đầu Xuân Ất Mùi 2015
Mùng 7 Tết
Ngọc Minh

TÙY BÚT THANH LAN

     THƯ NGÕ ĐẦU XUÂN
     Anh Ngoc Phu thân mến,
    Được biết sắp đến sinh nhật anh, Thanh Lan muốn được cùng Anh nhắc lại một vài kỷ niệm của Sàigòn ngày xưa, thời anh và Thanh Lan cùng là những nghệ sĩ quen mặt biết tên của biết bao khán giả năm 70. Không phải để nhắc lại tiếc nuối, than thở, mà là để vui vì mình đã từng có một thời tuổi trẻ như thế.
   Thanh Lan không hát phòng trà nhiều nên không có kỷ niệm với anh ở Queen Bee, là nơi mà hầu như hàng đêm anh làm công việc của một người MC lanh lẹn, lưu loát. Không nhớ vì lý do gì mà Thanh Lan được mời đến đó, một đêm cuối tuần nhộn nhịp, hình như là lần nghệ sĩ Sài Gòn tổ chức giúp nạn nhân bão lụt miền Trung.
    Và kìa, anh đang say sưa giới thiệu một ca sĩ sắp ra sân khấu. Anh không ầm ĩ ồn ào, cũng không nhỏ nhẹ yếu ớt, mà vừa đủ để cho khán giả phải chú ý đến tiết mục sắp tới. Dáng dấp anh gọn gàng, nhanh nhẹn. Phải nói rằng ở Sài gòn lúc đó không thể kiếm được một MC nào hay hơn anh.
    Vậy mà đó chỉ là nghề tay trái. Anh là một tài tử xuất hiện trong rất nhiều phim. Riêng với những kỷ niệm Thanh Lan đóng chung với anh, thì trong phim Tiếng Hát Học Trò, anh đóng vai tên đàn ông đểu cáng cho thuốc vào ly nước hại đời con gái (nhưng đạo diễn tế nhị không bắt diễn cảnh đó). Trong phim Lệ Đá anh đóng vai anh trai của Thanh Lan, mình cùng là con của bà Năm Sa Đéc anh nhớ không? Còn trong phim Xóm Tôi thì anh đóng vai người đàn ông đang rất yêu mến Thanh Lan. Nghĩa là càng diễn chung thì 2 vai diễn càng thân mật gần gũi hơn..
    Nhưng thời đó thì quay phim xong là ai về nhà nấy, chẳng biết nhiều gì về nhau, mà cũng chẳng hiểu nhiều gì về nhau. Sau 75, có ngày gặp anh trên đường Tự Do, anh bảo anh đang đi mua la bàn để vượt biên. Sau này cuộc đời anh ra sao Thanh Lan cũng không được rõ. Chỉ khi qua tới Mỹ những năm 95-96 cùng diễn kịch Lôi Vũ với anh, Thanh Lan mới có dịp biết anh nhiều hơn. Anh vẫn là tài tử Ngọc Phu của Sàigòn, Pearl Of The Orient. Dù cho vật đổi sao dời, tánh tình anh bao giờ cũng điềm đạm, cốt cách anh luôn lịch sự như ngày nào.
     Có thời gian anh lo về y phục và trang sức cho các nữ diễn viên lần mình diễn Thành Cát Tư Hãn đó, anh nhớ không? Anh chọn cho Thanh Lan đôi bông tai màu xanh emerald, rồi sau đó tặng luôn. Biết là anh tặng vì anh quý Thanh Lan như một cô em gái nên Thanh Lan rất cảm động, giữ mãi đến bây giờ đó anh.
   Anh đã 80 tuổi, bóng thời gian qua nhanh thật. Mong rằng những lời ngắn ngủi này sẽ đem chút ấm áp đến cho anh trong ngày sinh nhật 28 tháng 2 năm 2015.
Mừng ngày sinh nhật của anh
Mừng ngày sinh nhật của anh
Mừng ngày má sinh anh ra đời
Còn câu thứ tư anh tự thêm vào điều gì anh muốn nhe.
Anh ăn nói hay lắm mà.
Chúc anh một năm mới nhiều niềm vui mới.
THANH LAN
Mùng 6 Tết Ất Mùi 2015
Thanh Lan và Ngọc Phu trong phim Xóm Tôi của đạo diễn Lê Dân quay năm 1974

Thanh Lan và Ngọc Phu trong phim Xóm Tôi của đạo diễn Lê Dân quay năm 1974
 

MỘT VÒNG DU XUÂN VỚI NGHỆ SĨ KHẮP NƠI

(trích bài viết Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 3 (trong báo Việt Tide) phát hành ngày thứ sáu 27 tháng 2 năm 2015)
 

     Tết Ất Mùi 2015 là năm nhuận nên bà con thiên hạ có vẻ thư thả sắm Tết, giới nhà báo nộp bài Xuân xong là có quyền nghỉ ngơi sớm đón Tết, riêng người viết có được chút thì giờ gọi thăm một số nghệ sĩ khắp nơi để làm phóng sự Du Xuân đầu năm mới. Trong những ngày lễ lạc này, gọi tìm được nhau cũng không phải là dễ. Có kẻ đi xa, có người để máy, thành thử bài này cũng chỉ thực hiện được một phần nào mong muốn của người viết. Mời các bạn cùng đọc.
 
NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG – GIAO LINH (VN)
Tấm ảnh đăng trong phần này, là cảnh chúc Tết ngày mùng 3 Tết của cô học trò Giao Linh đến ông thầy ngày cũ của mình.. Cảm động xiết bao!

Tấm ảnh đăng trong phần này, là cảnh chúc Tết ngày mùng 3 Tết của cô học trò Giao Linh đến ông thầy ngày cũ của mình.. Cảm động xiết bao!

Từ trái sang phải: Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và vợ chồng AC Sang - Giao Linh

Từ trái sang phải: Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và vợ chồng AC Sang – Giao Linh

    Khi người viết gọi điện thoại về chúc Tết cô chú Nguyễn Văn Đông, lúc đó là trưa mùng 3 Tết ở Saigon. Giọng cô Thu rất vui nói lớn trong điện thoại: “Ahh, may quá chú mới đi chùa về nè cháu.. Anh ơi.. có Bảo từ Mỹ gọi về thăm anh”. Chỉ vài giây sau, tôi nghe tiếng cười của tác giả Chiều Mưa Biên Giới cất lên bên kia đầu giây. Chú cho biết vừa đi chùa Đại Giác cách nhà khoảng 300 thước và phải về nhà ngay vì có hẹn với vợ chồng Giao Linh chốc xíu nữa đây.
    Thấy cô chú sắp bận rộn, tôi tranh thủ chúc Tết hai người: “Cháu biết gia đình mình đã có đầy đủ mọi thứ, cháu chỉ xin Ơn Trên ban cho cô chú tràn đầy sức khỏe là cháu mừng nhất”. Giọng chú Nguyễn Văn Đông vang ròn: “Năm nay chú rất vui vì thấy khỏe hơn trước. Ăn uống vẫn phải kiêng những món có mỡ, có đường… Hàng ngày chú vẫn dành thì giờ đi bộ ra công viên Hoàng Văn Thụ gần nhà.. Mỗi ngày dành mười mấy phút đi tới lui.. vậy mà thấy khỏe đó cháu..”. Điều làm tôi an tâm nhất, vẫn luôn có những Bác sĩ thân tình vì yêu quý nhạc sĩ đã tự nguyện đến chăm lo sức khỏe của cô chú hàng tháng và lo luôn cả phần thuốc men mang sẵn đến nhà. Chưa kể còn có nhiều người ở Pháp, Mỹ, Úc tưởng hoàn cảnh cô chú còn khó khăn như 25 năm về trước.. họ cho tôi biết họ rất sẵn lòng giúp đỡ gia đình cô chú về mọi mặt, nếu được sự đồng ý. Dù không nhận lời, nhưng tôi biết cả 2 rất vui khi có những tấm lòng yêu quý luôn hướng về.
    Đang tâm sự thì cô Thu báo vợ chồng Anh Sang – Giao Linh vừa đậu xe trước nhà. Chú Đông chuyển điện thoại cho tôi có dịp chúc Tết ông anh bà chị dễ thương này… Giọng chị Giao Linh tươi rói: “Ê Bảo.. gọi về chúc Tết Thầy hả.. Một lát có gì tao chụp với vợ chồng thầy xong là gửi ngay cho mày coi nhé..”. Ôi tiếng miền Nam “mày tao” mộc mạc hiền hòa nghe thương yêu biết là bao. Giữa không gian ngày Tết này, tôi lại nhớ đến Noel 1996 và Tết 1997, trong cuốn Video Mùa Sao Sáng (do TT Giao Linh phát hành), tôi đã về tận VN đến tận nhà chú Nguyễn Văn Đông thu được những những thước phim mà chú chúc Noel lẫn Tết cho khán thính giả khắp nơi..
 
CA SĨ THÁI CHÂU

Trong ảnh, là cảnh vợ chồng Thái Châu ghé thăm Viện Chuyển Tu làng Vạn Hạnh, Bà Rịa (Vũng Tầu) với thầy Thích Thiện Thuận những ngày cuối năm âm lịch

Trong ảnh, là cảnh vợ chồng Thái Châu ghé thăm Viện Chuyển Tu làng Vạn Hạnh, Bà Rịa (Vũng Tầu) với thầy Thích Thiện Thuận những ngày cuối năm âm lịch

Vợ chồng Thái Châu

Vợ chồng Thái Châu

Vợ chồng Thái Châu cùng 1 số bạn bè nghệ sĩ như Đức Huy, Chí Tài, Kỳ Phương Uyên.. đi chơi cuối năm Tất Niên

Vợ chồng Thái Châu cùng 1 số bạn bè nghệ sĩ như Đức Huy, Chí Tài, Kỳ Phương Uyên.. đi chơi cuối năm Tất Niên

     Bao nhiêu năm đi hát, không có năm nào ca sĩ Thái Châu và người đẹp Vân đượccó dịp hưởng 3 ngày Xuân với người thân hoặc gia đình.. Hầu hết những ngày Tết, cả hai đều bay đi show xa khắp nơi. Riêng trong năm nay, cả hai đã dành thời gian đi thăm gia đình ở Việt Nam, cùng 1 số bạn bè nghệ sĩ như Đức Huy, Chí Tài, Kỳ Phương Uyên.. đi chơi cuối năm Tất Niên và mục đích chính là ghé thăm Thầy Thích Thiện Thuận trụ trì ở Viện Chuyển Tu làng Vạn Hạnh, Bà Rịa (VũngTàu). Thầy không những là ân sư của vợ chồng Thái Châu mà còn đem đến bao nhiêu hạnh phúc an vui cho rất nhiều người đến chùa. Riêng người viết có 1 lần được dịp nghe thầy giảng trong dịp Tết mà nhớ mãi lời nhắc nhở về vô thường: “Mỗi năm đi qua nghĩa là một năm con đường đến cái chết càng gần hơn”.. Người đẹp Vân trên điện thoại cho biết:Ngày mùng 1 Tết, tụi em về lại Mỹ đến chùa Việt Nam – còn gọi là chùa Quan Âm của thầy Thích Pháp Châu ở đường Magnolia thành phố Garden Grove nhận lộc của thầy. Mùng 2 và mùng 3 Tết đi vui chơi thử thời vận.. Hôm nay mùng 4 khai trương năm mới, Anh Thái Châu bay sang hát ở Memphis tiếp tục cuộc hành trình đem niềm vui đến khán thính giả thân thương mọi lúc mọi nơi”..

CA SĨ THIÊN TRANG
Ca sĩ Thiên Trang mừng Tân Niên và Sinh Nhật

Ca sĩ Thiên Trang mừng Tân Niên và Sinh Nhật
Diễn viên Trương Minh Cường chụp ảnh lưu niệm với ca sĩ Thiên Trang

Diễn viên Trương Minh Cường chụp ảnh lưu niệm với ca sĩ Thiên Trang

Ông Thụy Như Ngọc, Thiên Trang, TQB

Ông Thụy Như Ngọc, Thiên Trang, TQB

    Cứ vào dịp đầu năm, Thiên Trang làm tổ chức một buổi tiệc nhỏ mừng Tân Niên tại nhà với vài nghệ sĩ thân thiết. Nhà chị ở tận thành phố Lomita, khá xa khu thị tứ Bolsa.. Phải quý nhau lắm, bạn bè mới bỏ hết mọi bận rộn công việc đầu năm để tới với nhau. Tiệc năm ngoái, nghe đâu có sự hiện diện của Ngọc Hiếu, Phượng Khanh, Thanh Mai, Huy Sinh.. nhưng năm nay, ca sĩ Thanh Mai mở nhà hàng bận cả tuần, Phượng Khanh phụ trách ca nhạc bên nhà hàng Như Ý.. nên chỉ có Ngọc Hiếu và Trần Quốc Bảo đến dự. Buổi tiệc còn có diễn viên Trương Minh Cường, khuôn mặt thân quen của những bộ phim Hồ Biểu Chánh như Lòng Dạ Đàn Bà, Dây Oan.. Nam tài tử từng được ví như Jang Don Gun của VN đi với vợ cùng cô con gái rất xinh đẹp..
    Riêng Thiên Trang vẫn luôn nhỏ nhẹ, dịu dàng như cái thời người viết đi xem chị đóng bộ phim Loan Mắt Nhung những năm 70-71.. Chị vẫn luôn xem hạnh phúc gia đình lớn lao hơn cả những vinh quang của nghề nghiệp, và nếu cần sẽ chọn cái mái ấm bé nhỏ để gác lại những ánh sáng huyền ảo lung linh khác. Đêm hôm đó, mặc dù rất bận với công việc nấu ăn, lo quà sổ số.. nhưng khi TQB lấy hình ra nhờ chị ký tặng cho 3 người: Thảo Sương (Bình Tân), Trung Trần (Cần Thơ) và HT thì chị gác hết mọi chuyện, ngồi xuống ký ngay.. Đúng là con người tình cảm chan hòa.. Ảnh trong bài này là tiệc sinh nhật của chị Thiên Trang tổ chức muộn và cũng là tiệc mừng Tân Niên vào tối mùng 3 Tết.
 
NHẠC SĨ TUẤN THÀNH
Tấm ảnh đăng trong số này được chụp trưa ngày mùng 5 Tết tại nhà hàng Thanh Mai. Từ trái sang phải: Ca sĩ Thanh Mai, vợ chồng N.D Chris, MC Ngọc Phu, NS Tuấn Thành, Ông Thụy Như Ngọc, TQB.

Tấm ảnh đăng trong số này được chụp trưa ngày mùng 5 Tết tại nhà hàng Thanh Mai. Từ trái sang phải: Ca sĩ Thanh Mai, vợ chồng N.D Chris, MC Ngọc Phu, NS Tuấn Thành, Ông Thụy Như Ngọc, TQB.

Ca sĩ N,D Chris, MC Ngọc Phu và Nhạc sĩ Tuấn Thành

Ca sĩ N,D Chris, MC Ngọc Phu và Nhạc sĩ Tuấn Thành

Nhạc sĩ Tuấn Thành, ký giả Dân Huỳnh

Nhạc sĩ Tuấn Thành, ký giả Dân Huỳnh
Từ trái: Trần Quốc Bảo, Phương Hồng Quế, Mai Lệ Huyền, NS Tuấn Thành, Trang Thanh Lan, ND Chris tại Tiệc Tân Niên Hội Bảo Tồn Vổ Nhạc Phương Nam mùng 6 Tết

Từ trái: Trần Quốc Bảo, Phương Hồng Quế, Mai Lệ Huyền, NS Tuấn Thành, Trang Thanh Lan, ND Chris tại Tiệc Tân Niên Hội Bảo Tồn Vổ Nhạc Phương Nam mùng 6 Tết

TQB, Anh Phước, NS Tuấn Thành, ND Chris tại nhà BS Ẩn (con rể anh chị Phước - Tuyết) tối mùng 6 Tết ở Irvine.

TQB, Anh Phước, NS Tuấn Thành, ND Chris tại nhà BS Ẩn (con rể anh chị Phước – Tuyết) tối mùng 6 Tết ở Irvine.

    Mới thoáng nghe tên, thì cứ tưởng đó là một người nhạc sĩ trẻ hoặc một người viết nhạc mới vào nghề. Nhưng không, nhạc của Tuấn Thành đã được hãng băng Thanh Thúy trước 75 thu 2 bài, gồm Còn Thấy Gì Không với Sĩ Phú hát trong Thanh Thúy 18 và Đời Đẹp Làm Sao (do Connie Kim hát trong Thanh Thúy 20 nhưng rất tiếc khi bìa lại in nhầm người sáng tác là Nhật Ngân). Nhạc Tuấn Thành còn xuất hiện trong băng nhạc Quốc Dũng số 1 phát hành năm 1974 với 2 ca khúc Em Không Đến Rồi do ca sĩ Tuấn Dũng (ban Mây Trắng) trình bày và Hãy Ngồi Xuống Đây do Sơn Ca – Thái Châu song ca. Giòng nhạc của anh còn được nhiều ca sĩ như Nhật Trường, Hà Thanh, Giang Tử, Dạ Hương trình bày.. và sau năm 1975, anh có rất nhiều ca khúc được ca sĩ trẻ thu băng như Mùa Đông (Hiền Thục, Lâm Chí Khanh), Lặng Lẽ (Vân Trường), Bâng Khuâng Chiều Mưa (Vân Quang Long), Tết đến rồi (Tam Ca Sắc Mầu), Rồi anh lại đi (Mỹ Hạnh, Hoàng Minh), Ngày nào đó (La Chấn Kiệt).. nhưng nổi tiếng và ăn khách nhất, đó lại là bài Lang Thang với những ca từ như:
“Lang thang trên đường mưa rơi, nghe lòng sao nức nở bồi hồi
Như ru ta vào giấc mơ, bao lá khô rơi mùa thu tới”
     Mùng 5 Tết, qua sự giới thiệu của ca sĩ N.D Chris, người viết đã gặp được nhạc sĩ Tuấn Thành lần đầu tại nhà hàng Thanh Mai. Anh cho biết vừa định cư với con gái tại thành phố Austin (Texas) và nhân dịp qua thăm những tình thân ngày cũ như Anh Phước, chị Tuyết, vợ chồng Bác sĩ Ẩn– Diễm, Quỳnh.. nhạc sĩ Tuấn Thành có dịp ăn Tết Ất Mùi lần đầu ở California.
    Các thân hữu, học trò từng quen biết Anh có thể gọi tìm ở số điện thoại (512)808-8334 hoặc email vềtuanthanhns@gmail.com.
 
CA SĨ NHƯ MAI (CALI)
Ca sĩ Như mai chụp ảnh khi hát tại Lido Club (San Diego) đêm 14 tháng 2 năm 2015

Ca sĩ Như Mai chụp ảnh khi hát tại Lido Club (San Diego) đêm 14 tháng 2 năm 2015
Tấm ảnh đăng trong bài này là cảnh Như Mai đang hát tại ITango của Trizzie đêm 13 tháng 2 năm 2015

Tấm ảnh đăng trong bài này là cảnh Như Mai đang hát tại ITango của Trizzie đêm 13 tháng 2 năm 2015

    Tết Ất Mùi 2015 là những ngày thật vui với ca sĩ Như Mai. Khởi đi từ những ngày cuối năm với đêm Tiếng hát Như Mai tại nhà hàng ca nhạc ITango do ca sĩ Trizzie tổ chức cho cô, sau đó một ngày là Dạ Vũ Tình Yêu tại Lido Club (San Diego) do anh chị Mai– David thực hiện. Trong khi chuẩn bị tới ngày trình diễn chiều Thơ Nhạc của thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh cũng như chương trình ca nhạc mùa Chay tại Saint Policarp, Như Mai có 2 tin vui là cô vừa học xong cách làm bánh da lợn, một món mà gia đình Như Mai rất ưa thích.. đồng thời nàng còn nhận được một món quà của chồng gửi tặng trong ngày Lễ Tình Nhân, đó là máy IPhone 6 Plus.. Ôi niềm hạnh phúc vô biên..
    Sau khi dành một ngày vào bếp làm những món nem chua, dưa món, củ kiệu biếu người thân và gia đình 3 ngày Tết, Như Mai với tà áo dài có nhiều mầu sắc kết tụ đã đi một vòng du Xuân phố Bolsa, ghé thăm Amazing Hair Salon trong khu Tú Quỳnh, sau đó nàng ghé lên Los Angeles rồi Long Beach.. nơi đâu những khu phố người Việt cũng đều có tiếng pháo nổ, tiếng cười rộn rã và những tà áo dài Việt Nam tha thướt khoe đủ mầu sắc rực rỡ.. Mùng 3 Tết, Như Mai cùng phu quân ghé thăm gian hàng báo Viet Tide và Thế Giới Nghệ Sĩ tại Hội Chợ Sinh Viên 2015, tại đây cô gặp lại nhiều khuôn mặt thân quen như nữ tài tử Kim Vui, ký giả Trọng Minh, tài tử Trần Quang, nhà văn Cao Kim Chung, ông bà nhạc sĩ Ngọc Chánh, thi sĩ Hoài Mỹ, họa sĩ Mạc Chánh Hòa,thi sĩ Lưu Trần Quỳnh Hương, ca sĩ Lan Ngọc, họa sĩ Nguyễn Đồng, họa sĩ Nguyễn Thị Hợp.. Mùa Xuân năm nay báo hiệu rất nhiều niềm vui bất chợt cho nàng.

CA SĨ PHƯỢNG LINH
Trở lại với tiệc Tân Niên, trong ảnh từ trái sang phải có Micheal, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, người đẹp Kim Anh (đến từ Alaska), Quốc Anh, vợ chồng Thủy Vượng, TQB, Ngọc và Phượng Linh.. Lúc Anh Thu chụp bức ảnh này thì 3 ca sĩ Phượng Khanh, Ngọc Minh và Tuyết Nhung đang trên đường tới.

Trở lại với tiệc Tân Niên, trong ảnh từ trái sang phải có Micheal, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, người đẹp Kim Anh (đến từ Alaska), Quốc Anh, vợ chồng Thủy Vượng, TQB, Ngọc và Phượng Linh.. Lúc Anh Thu chụp bức ảnh này thì 3 ca sĩ Phượng Khanh, Ngọc Minh và Tuyết Nhung đang trên đường tới.

Ca sĩ Ngọc Minh chụp trong đêm Mũ Đỏ mùng 4 Tết

Ca sĩ Ngọc Minh chụp trong đêm Mũ Đỏ mùng 4 Tết
Ca sĩ Phượng Khanh với tà áo vàng, là mầu anh trót yêu..

Ca sĩ Phượng Khanh với tà áo vàng, là mầu anh trót yêu..

Từ trái: Quốc Anh, vợ chồng Chế Linh, Phương Hồng Quế, TQB, Tuấn Châu tháng 2 năm 2014 tại nhà hàng Picasso

Từ trái: Quốc Anh, vợ chồng Chế Linh, Phương Hồng Quế, TQB, Tuấn Châu tháng 2 năm 2014 tại nhà hàng Picasso

Ca sĩ Tuyết Nhung tại vũ trường Bleu

Ca sĩ Tuyết Nhung tại vũ trường Bleu

    Mặc dù đang bận hoàn tất phần chót cuốn CD“Mùa Xuân Không Còn Nữa” nhưng ca sĩ Phượng Linh vẫn dành thì giờ tổ chức tiệc Tân Niên tối mùng 5 Tết mời một số thân hữu ghé dùng cơm đầu năm. Năm 2015 có lẽ là một năm rất vui cho chị khi nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã đã chụp cho chị hàng trăm tấm ảnh mà chị khó có thể chê được bức nào. Riêng cuốn master, thì tên tuổi nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân đủ bảo đảm cho chất lượng cuốn băng. Ngày giờ và địa điểm ra mắt, chị phối hợp cùng tuần báo Việt Tide sẽ chính thức gửi đến thân hữu và người yêu nhạc trong một hai tuần sắp tới. Trở lại với tiệc Tân Niên, trong ảnh từ trái sang phải có Micheal, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, người đẹp Kim Anh (đến từ Alaska), Quốc Anh, vợ chồng Thủy Vượng, TQB, Ngọc và Phượng Linh.. Lúc Anh Thu chụp bức ảnh này thì 3 ca sĩ Phượng Khanh, Ngọc Minh và Tuyết Nhung đang trên đường tới.
    Phượng Khanh hiện cộng tác với nhà hàng Như Ý mỗi tối thứ bẩy, thứ hai và thứ ba trong tuần.. Riêng dịp Tết vừa qua, tiếng hát Khi Em Nhìn Anh, Như Cơn Nắng Hạ, Tiếc Một Thời.. làm thêm ngày thứ năm tối đón Giao Thừa và cả mùng 1, 2,3.. đều không được nghỉ. Tối mùng 4 Tết, Phượng Khanh hát trong Tiệc Tân Niên của Gia Đình Mũ Đỏ, và các chiến hữu đã vỗ tay nồng nhiệt tiếng hát chị qua 2 ca khúc Đón Xuân (của Phạm Đình Chương) và Phiên Gác Đêm Xuân (Nguyễn Văn Đông)..
     Ngọc Minh, ngoài chương trình radio chủ đề “60 Phút Ngọc Minh” hàng tuần vào mỗi tối thứ năm, chị còn phụ trách chương trình talk show Người Yêu Của Lính trên đài SBTN rất được khán giả mọi nơi ưa chuộng. Ngày Tết hết sức bận rộn, nhưng với đêm Mũ Đỏ tối mùng 5 Tết, năm nào “hạ sĩ nhất danh dự” cũng phải có mặt với Hội, và ca khúc Mùa Xuân Của Mẹ, tiếng hát Ngọc Minh đã làm rưng nước mắt bao nhiêu người giữa một tiệc vui.
    Ca sĩ Quốc Anh, sau những thành công của Ngày Xuân Vui Cưới do Anh sáng tác đã lâu, năm 2014 giới yêu nhạc chưa thấy sáng tác mới. Chuyện đi show tuy không ào ạt nhưng cũng khá đều đặn.. Mùng 3 Tết, anh hứa ghé ra gian hàng Thế Giới Nghệ Sĩ nhưng cuối cùng có show đột xuất đành phải cáo lỗi. Mừng cho ông anh..
 
CA SĨ NGỌC ÁNH
Tấm ảnh đăng trong bài này, là hình mới nhất của hai mẹ con mặc “áo đôi” kiểu giống nhau vô cùng dễ thương chụp trong ngày mùng 1 Tết..

Tấm ảnh đăng trong bài này, là hình mới nhất của hai mẹ con mặc “áo đôi” kiểu giống nhau vô cùng dễ thương chụp trong ngày mùng 1 Tết..
Tết Giáp Ngọ 2014, nàng và con thật vui vì có Kurt, chồng nàng từ Mỹ cũng về VN ăn Tết với gia đình, cả nhà vô cùng hạnh phúc.. Năm nay thiếu chàng, uổng ghê..

Tết Giáp Ngọ 2014, nàng và con thật vui vì có Kurt, chồng nàng từ Mỹ cũng về VN ăn Tết với gia đình, cả nhà vô cùng hạnh phúc.. Năm nay thiếu chàng, uổng ghê..
     Từ năm 2010 đến nay, suốt 5 năm qua, Ngọc Ánh thường về Việt Nam ăn Tết sum họp đoàn tụ với gia đình. Năm nào cũng vậy, bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp là nàng đã chuẩn bị mua sắm thức ăn, dọn dẹp trang trí nhà cửa lo cúng đưa Ông Táo về trời. Sau khi mua hoa chưng mấy ngày Xuân, đến 28 Tết là cúng rước ông bà. Qua 29 Tết thì giọng ca “Vì Yêu” ra chợ mua thêm thực phẩm, nước uống, bia rượu dự trữ trong 5 ngày Tết, đồng thời kho sẵn một nồi thịt kho nước dừa. Mùng 1 Tết năm nay, Ngọc Ánh cùng cô con gái đi chúc Tết ba mẹ và toàn thể gia đình, anh chị em cùng các cháu, tổng cộng khoảng 30 người. Tất cả cùng nhau tụ họp ở nhà ba mẹ để chúc Tết và nhận tiền lì xì, xong rồi đi thắp hương Ông Bà ở nhà Bác Cả, sau đó kéo về nhà chị Hai ăn uống. Đến chiều, nghỉ ngơi được chút xíu thì Ngọc Ánh chuẩn bị chạy show (khoảng 3 show mỗi đêm). Đến mùng 2, nàng đi chúc Tết các gia đình hàng xóm quanh nhà, chuẩn bị nấu nướng để buổi chiều tổ chức ăn uống linh đình (khoảng 30 người) ngay tại nhà Ngọc Ánh. Đến 9g tối lại đi hát chạy show tiếp tục.
 
HỌA SĨ VŨ HỐI (MASSACHUSETTS)
Họa sĩ Vũ Hối


Họa sĩ Vũ Hối
TQB mời ca sĩ Lan Ngọc lên sân khấu nhận một bức thư họa do Họa Sĩ Vũ Hối tự tay thực hiện trong đêm nhạc chào đón Lan Ngọc đến Hoa Kỳ ngày 12 tháng 12 năm 2014

TQB mời ca sĩ Lan Ngọc lên sân khấu nhận một bức thư họa do Họa Sĩ Vũ Hối tự tay thực hiện trong đêm nhạc chào đón Lan Ngọc đến Hoa Kỳ ngày 12 tháng 12 năm 2014

    Vũ Hối – người thi sĩ, họa sĩ VN đã từng được Tổng Thống Kennedy mời vào Tòa Bạch Ốc năm 1963, cũng như sau này Ông được Tổng Thống Havel của Tiệp Khắc tiếp kiến đang sống những ngày Tết âm lịch lạnh lẽo nhất tại Boston (Massachusette). Ba ngày Tết của Ông không hề thấy nắng Xuân mà chỉ toàn tuyết trắng phủ một trời. Ông gọi người viết đêm mùng 2 Tết cho biết năm 2015 sẽ làm một buổi kỷ niệm cuộc đời thi văn thư họa của mình, nghe đâu Lệ Thu đã hứa: “Khi nào anh làm, nhớ nói với Thu, Thu sẽ giúp một tay”. Chương trình của Ông có thể còn có sự tiếp tay của Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Lan Ngọc và cả Mỹ Lan với những bài tình ca mà Nhật Trường từng phổ thơ Vũ Hối hơn 20 năm trước. Trước khi cúp phone, anh không quên dặn dò: “Buổi hôm đó, nhờ Bảo phần điều khiển chương trình nhé..”. Có thể nào từ chối được anh sao, một tài năng đa dạng cộng với một trái tim tình bạn rất tuyệt vời.
CA SĨ PAULINE NGỌC (ĐỨC)
Mùng 1 Tết Ất Mùi năm nay, ca sĩ Pauline Ngọc từ Đức nhận được Giai Phẩm Xuân Viet Tide 2015, xin cám ơn em gái PTD đã từ Paris chuyển đến chị P.N.

Mùng 1 Tết Ất Mùi năm nay, ca sĩ Pauline Ngọc từ Đức nhận được Giai Phẩm Xuân Viet Tide 2015, xin cám ơn em gái PTD đã từ Paris chuyển đến chị P.N.
Tờ chương trình "Đêm Tình Ca" với tiếng hát Pauline Ngọc do người Đức tổ chức, show 30 tháng 4 năm 2015.

Tờ chương trình “Đêm Tình Ca” với tiếng hát Pauline Ngọc do người Đức tổ chức, show 30 tháng 4 năm 2015.

    Mùng 4 Tết, người viết gọi sang Đức chúc Tết thì chỉ thấy chuông reo từng hồi. Mấy lần đều như vậy, sau này nhận thư mới biết, hôm đó có lẽ chị đi khám bệnh nên không nhấc điện thoại. Trong lá thư email gửi người viết mùng 5 Tết, Pauline Ngọc ghi: “B. thương, biết là em đợi chị , nhưng tiếc là đã không trả lời nhanh như em mong muốn! Tuyết bên này đang rơi nhiều và dịch cúm đang hoành hành, cả xứ Đức hơn 1 triệu người bị bệnh, báo động tùm lum trên TV. Chị đành chỉ biết ngồi nhà và vừa nhận được Bánh tét bánh chưng của Bạch Lan em gái Cẩm Hường từ Strasbourg gửi tặng, cũng như đã nhận được và 4 tờ Việt Tide đi vòng bốn bể năm châu cuối cùng thì cũng đến đúng ngày mùng 1 Tết do Phan Thảo Dung từ Paris chuyển tiếp! Rồi Steve Nguyễn, chàng tài tử bé tí rất ái mộ Chị Kim Vui và Chị Kiều Chinh cũng thương tình gửi 35$ báo và hạt dưa qua tận xứ khỉ ho cò gáy không có một người Việt ở nơi nầy! Nhưng chị có một tin vui, đó là CD Pauline Ngọc  được bán chính thức trên I Tunes với giá $10. Đó là niềm vui lớn nhất trong năm 2014 của Chị, vì được hãng dĩa sắp ngang với những ca sĩ nổi tiếng của nhạc Pháp! Rất vui, rất mừng! Chị chờ số tiêu thụ nhiều thì sẽ tiếp tục làm dĩa nữa.. Hihi đúng là nghèo mà ham.. Nhưng cũng vui vì dĩa thiệt có trả bản quyền cho tác giả nên thường được chạy trên Đài radio bên nầy.
Thôi vài hàng dài dòng văn tự (chữ nghĩa có đâu mà dài với dòng), chỉ xin đồng hương mình nếu thích nhạc Pháp thì mua ủng hộ mầm non đang tươi nhưng sắp úa ! Cảm ơn Trần Quốc Bảo và Ngọc Việt Tide nhiều! Thân ái
”.
    Tấm ảnh đăng trong bài này, Pauline Ngọc đã nhận được báo Xuân Việt Tide Ất Mùi để đọc trong những ngày nước Đức giá băng ở ngoài trời.
 
CA SĨ PHƯƠNG HỒNG QUẾ
Tấm ảnh đăng trong phần này, là hình Phương Hồng Ngọc, Thy Nga, Thái Tài, Phương Hồng Quế chụp mùng Tết khi hát tại chùa Đạo Quang (Dallas).

Tấm ảnh đăng trong phần này, là hình Phương Hồng Ngọc, Thy Nga, Thái Tài, Phương Hồng Quế chụp mùng Tết khi hát tại chùa Đạo Quang (Dallas).

    Những ngày cuối năm Giáp Ngọ của ca sĩ Phương Hồng Quế là thời điểm bận rộn bù đầu. Mùa Thu năm 2014, Phương Hồng Quế và Trang Thanh Lan có một chương trình talk show “Tiếng Hát Hậu Phương” rất ăn khách chiếu mỗi thứ ba hàng tuần (từ 7g tối đến 8g tối giờ Cali) trên đài Hồn Việt hệ thống Direct TV 2078, đến nay đã mời được nhiều nhân vật tên tuổi lên đài phỏng vấn nói về những năm tháng hào hùng của Quân Sử VNCH, chẳng hạn bà Hạnh Nhơn – một tên tuổi gắn liền với hình ảnh của những thương phế binh VNCH qua những kỳ Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Cựu Thiếu Tá Tình Báo Nguyễn Thanh Thủy (biệt đội Thiên Nga), Cựu Trung Tá Phạm Đình Cung..  Về phần ca sĩ, đã có Ngọc Minh, Phượng Liên, Mai Lệ Huyền, Phượng Linh, Băng Châu, Giang Tử, Phương Hồng Chi, Hương Huyền, Quốc Anh.. những người từng đi lính hoặc tham gia Biệt Đoàn Chiến Tranh Chính Trị, ngoài ra còn có một số ca sĩ trẻ có gia đình là quân nhân VNCH cũng được mời lên tâm tình như Thiệu Kỳ Anh, Tuấn Vũ, Châu Tuấn.. Theo ý kiến khán giả nhiều nơi, chương trình live show trực tiếp Tiếng Hát Hậu Phương rất Hot, cứ gần tới giờ trình chiếu, người xem đã mở sẵn để đợi coi.
     Tối 30 Tết năm nay, Phương Hồng Quế phải chạy 2 nơi hát cho chương trình Mừng Đón Giao Thừa, một là ở chùa Điều Ngự, hai là đài radio Litlle Saigon và Hồn Việt Tivi tổ chức. Sau đó từ mùng 2 Tết, Phương Hồng Quế phải bay sang Dallas hát 3 ngày liên tiếp ở chùa Đạo Quang cùng với Phương Hồng Ngọc, Thy Nga, Thái Tài và ban nhạc CBC với Bích Loan, Bích Liên, Quang Minh, Marie Louise.. Đến tối thứ hai mùng 5 Tết, người viết gặp được PHQ ở tiệc Tân Niên nhà ca sĩ Phượng Linh, nàng khoe cuốn CD Tiếng Hát Hậu Phương (với 2 giọng ca Trang Thanh Lan, Phương Hồng Quế) mang theo mấy trăm cuốn đã được tiêu thụ sạch bách.

CA SĨ LỆ NGỌC
Ảnh Lệ Ngọc trong bài này được chụp ngày mùng 2 Tết tại nhà dưỡng lão Garden Grove.

Ảnh Lệ Ngọc trong bài này được chụp ngày mùng 2 Tết tại nhà dưỡng lão Garden Grove.

Mùng 3 Tết hát tại nhà dưỡng lão Mission Palms

Mùng 3 Tết hát tại nhà dưỡng lão Mission Palms

    Năm nào tới ngày Tết, Lệ Ngọc cũng thường bận rộn đi hát nhiều nơi tại Quận Cam. Mỗi sáng thứ ba, từ 9g30 sáng đến 11g30, chị cùng nhóm cô Quỳnh Hoa thường xuyến đi hát giúp vui tại 2 nhà dưỡng lão nursing home Garden Grove và Mission Palm (trên đường 21th thành phố Westminster). Với tiêu chỉ luôn đem niềm vui đến cho mọi người bằng giọng ca mình, tiếng hát và giọng nói dễ mến trên đài phát thanh Quân Đội ở thành phố biển Nha Trang trước 75 đã đến tham gia nhiều buổi tiệc họp mặt trước lẫn sau Tết Ất Mùi. Trước Tết, Lệ Ngọc tham dự tiệc Tất Niên hàng năm với Hội Cảnh Sát Quốc Gia, Hội Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh, sang đến mùng 1 Tết thì hát ở Garden Grove Nursing Home, mùng 2 Tết thì ghé Mission Palm Nursing Home.. Trưa mùng 3, Lệ Ngọc dự định cùng với gia đình ghé thăm gian hàng Việt Tide và Thế Giới Nghệ Sĩ tại Hội Xuân Sinh Viên nhưng cuối cùng đợi cháu nội đi diễn hành về nhà quá trễ, rốt cuộc phải lỡ hẹn. Chị tiếc hùi hụi đành hẹn năm tới vậy.
CA SĨ TRANG THANH LAN
Tấm ảnh đăng trong phần này, được chụp trưa này thứ bẩy 14 tháng 2, tiệc Họp Mặt Quân Cảnh cuối năm. Chương trình ca nhạc do Trang Thanh Lan điều động rất sôi nổi với phần góp sức của các anh chị Quốc Anh, Phượng Linh, Phương Hồng Quế, Lê Tín, keyboard Triều Thanh, MC Trần Quốc Bảo.. khiến Chủ Tịch Hội Quân Cảnh, anh Trầm Xuân Sơn cười tươi suốt buổi. Bức ảnh từ trái sang phải với anh Kỳ Phát (báo Trẻ), Tom Võ, Quốc Anh,Trang Thanh Lan, Anh Chủ Tịch Trầm Xuân Sơn, Phượng Linh, Ông Thụy Như Ngọc chụp trưa ngày 14 tháng 2 tại nhà hàng Paracel.

Tấm ảnh đăng trong phần này, được chụp trưa này thứ bẩy 14 tháng 2, tiệc Họp Mặt Quân Cảnh cuối năm. Chương trình ca nhạc do Trang Thanh Lan điều động rất sôi nổi với phần góp sức của các anh chị Quốc Anh, Phượng Linh, Phương Hồng Quế, Lê Tín, keyboard Triều Thanh, MC Trần Quốc Bảo.. khiến Chủ Tịch Hội Quân Cảnh, anh Trầm Xuân Sơn cười tươi suốt buổi. Bức ảnh từ trái sang phải với anh Kỳ Phát (báo Trẻ), Tom Võ, Quốc Anh,Trang Thanh Lan, Anh Chủ Tịch Trầm Xuân Sơn, Phượng Linh, Ông Thụy Như Ngọc chụp trưa ngày 14 tháng 2 tại nhà hàng Paracel.

Ca sĩ Trang Thanh Lan

Ca sĩ Trang Thanh Lan
   Có thể nói, năm 2014 là một năm đánh dấu hoạt động văn nghệ của Trang Thanh Lan khá mạnh mẽ. Sau những thành công của vở kịch 100 Ngày Yêu, Trang Thanh Lan tiếp tục được yêu mến với vai bà chủ nhà nhiều “mánh mung” trong hài kịch “Xin Lỗi Em Chỉ Là Con Quỷ” do danh hài Thúy Nga thu hình hồi tháng 10 và vừa mới phát hành 2 tuần qua. Tết vừa qua, mùng 2 Tết, nàng phải bay show sang tiểu bang New Mexico, sau đó mùng 4 Tết phải bay tiếp tục sang vùng đất lạnh Tennessy để trình diễn. Vừa đi show ca nhạc, vừa diễn kịch thành công, xuất hiện trên DVD đều đặn, chưa kể live show Tiếng Hát Hậu Phương nàng phụ trách cùng Phương Hồng Quế mỗi thứ ba hàng tuần trên đài Hồn Việt rất ăn khách, điều này khiến cuốn CD Tiếng Hát Hậu Phương mà PHQ và TTL thực hiện chung bán khá mạnh. Năm này tốt quá đi chứ..
 
CA SĨ NGUYỄN LỆ THU (PARIS)
Ca sĩ Nguyễn Lệ Thu

Ca sĩ Nguyễn Lệ Thu
Nguyễn Lệ Thu bên giòng sông Seine đầu năm Ất Mùi hoài tưởng 20 năm định cư tại Pháp.

Nguyễn Lệ Thu bên giòng sông Seine đầu năm Ất Mùi hoài tưởng 20 năm định cư tại Pháp.

    Tết Ất Mùi năm nay Nguyễn Lệ Thu hát ở nhà hàng Chinatown. Khách ở đây chủ yếu là người Pháp, chỉ có vài người Việt Nam. Cuối tuần này, mùng 10 Tết, Thu sẽ trình diễn cho Hội Người Việt tại Paris và cuối tuần sau nữa sẽ là buổi hát Tết cho cộng đồng Việt tại thành phố Marseille. Mùng 5 Tết năm nay, khi người viết gọi sang chúc Tết nàng, đồng thời hỏi gia đình Thu có đi phố châu Á đón Tết không. Cô cho biết: “Tụi em ngại đi, vì em và Eric rất sợ nơi tụ tập đám đông, nhất là sau mấy vụ khủng bố vừa qua”.
     Nguyễn Lệ Thu cũng cho biết thêm: “Hôm nay là mùng 5 Tết, vậy mà đã đúng 20 năm từ ngày đặt bước chân đầu tiên lên đất Paris lúc 6 giờ sáng ngày mùng 5 Tết năm 1995. Không biết phải diễn tả cảm giác lúc đó như thế nào vì vui buồn lẫn lộn nhưng với cái lạnh se lòng của Paris vào tháng 2, lòng cảm thấy cô đơn tràn ngập… Qua 20 năm, bây giờ ngồi ngẫm nghĩ lại, Lệ Thu chỉ biết cảm ơn tất cả những người đã cưu mang giúp đỡ Lệ Thu những ngày đầu chân ướt chân ráo ở thành phố hoa lệ. Ngoài cô bạn Pháp với tấm lòng vàng Chrystel đã nuôi Lệ Thu ròng rã 3 năm trời, Lệ Thu còn cảm ơn những tấm lòng chân thành như chị ca sĩ Hoạ Mi, chị Ái Vân, ca sĩ Thế Sơn, Georges (em anh Richard Long DangThanh)… Cảm ơn tất cả nghệ sĩ, anh chị em ban nhạc ca sĩ, các nhà tổ chức ở Paris cũng như ở khắp nơi (như anh TrầnQuốc Bảo) đã chấp nhận Nguyễn Lệ Thu trong thế giới riêng của họ, cảm ơn khán giả, bạn bè đã thương yêu Lệ Thu trong suốt 20 năm qua. Con đường đầy bông hồng nhưng cũng đầy chông gai… LT vẫn đi suốt con đường đã chọn. Cầu mong cho tình thương sẽ tồn tại mãi. Chúc tất cả mọi người niềm vui và sự an bình…
 
CA SĨ MARY LINH (HOUSTON – TX)
Ca sĩ Mary Linh

Ca sĩ Mary Linh

Trần Quốc Bảo và Ngọc Việt Tide ghé thăm tư gia ca sĩ Mary Linh ở Houston vào dịp tháng 1 năm 2015

Trần Quốc Bảo và Ngọc Việt Tide ghé thăm tư gia ca sĩ Mary Linh ở Houston vào dịp tháng 1 năm 2015

    Mùng 2 Tết năm nay, Mary Linh rất vui khi cùng với ca sĩ Tuấn Hùng (The Beats) và ban nhạc CBC đốt nóng không khí lãng mạn nhạc Pháp tại vũ trường New Diamond vào đêm thứ sáu ngày 20 tháng 2 tại Houston vừa qua. Theo lời Mary Linh, vẫn còn rất đông những người hâm mộ giòng nhạc La vie en rose, Les feuilles morte, La chansond’orphee, Si l’amour exsist encore..
   Sáng mùng 6 Tết tưởng chị đã rảnh rỗi bèn gọi sang Houston thăm, ai dè giọng caSầu Đông lại đang chuẩn bị lên đài truyền hình quay mục Cooking Show.. Người viết rất vui khi thấy thời khóa biểu của chị bận rộn liên tục như vậy, vừa phải quay hình, vừa lo cho những đêm nhạc sắp tới, chẳng hạn tối 28 tháng 2, Mary Linh sẽ hát cho Hội Cao Niên mừng Xuân, tối 6 tháng 3 là đêm Dạ Hội Tân Niên với nhiều ca sĩ đến từ Cali tổ chức ở restaurant Lambo. Vui thật..

CA SĨ CẨM VÂN – KHẮC TRIỆU (VN)
Từ trái: Bé Si (Trương Hoàng Vân Khánh) cùng ba mẹ Khắc Triệu - Cẩm Vân với những nụ cười đã tìm lại sau những bão giông của định mệnh

Từ trái: Bé Si (Trương Hoàng Vân Khánh) cùng ba mẹ Khắc Triệu – Cẩm Vân với những nụ cười đã tìm lại sau những bão giông của định mệnh

Dù đã lớn, nhưng cháu của tôi vẫn còn thuộc tuổi.. "tuổi thần tiên nép trong tay mẹ hiền".. Ngày nào chúng ta còn gần Mẹ, cứ mong mãi được bé thơ..

Dù đã lớn, nhưng cháu của tôi vẫn còn thuộc tuổi.. “tuổi thần tiên nép trong tay mẹ hiền”.. Ngày nào chúng ta còn gần Mẹ, cứ mong mãi được bé thơ..

Con và Mẹ.. ai bây giờ cao hơn ai? Đố vui sẽ không có thưởng, bởi dễ trả lời quá :)

Con và Mẹ.. ai bây giờ cao hơn ai? Đố vui sẽ không có thưởng, bởi dễ trả lời quá 🙂
Hình như Ba Khắc Triệu cũng cao thua công chúa Vân Khánh rồi :)

Hình như Ba Khắc Triệu cũng cao thua công chúa Vân Khánh rồi 🙂
    Giáp Ngọ 2014 là một trong những năm có quá nhiều chuyện biến động trong cuộc đời gia đình Khắc Triệu – Cẩm Vân. Hai người vừa phải lo công việc điều hành Club nhạc, café, nhà hàng Vân’s Unforgettable số 46 đường Phạm Ngọc Thạch tức Duy Tân cũ, còn phải thay nhau sang Mỹ một năm đôi lần để chăm lo 2 cô con gái đi học bên này, đã vậy trung tuần tháng 10 năm ngoái, các cháu còn bị một tai nạn xe, khiến 2 vợ chồng phải bỏ hết mọi chuyện bay sang Mỹ săn sóc cho con. Nhờ vào phép lạ, chỉ trong vòng 2 tháng các cháu đã dần bình phục, đến nỗi các Bác sĩ, y tá trong bịnh viện đều phải nói: “What a miracle!” (Quả là một phép lạ).
     Để đền đáp lại lại những ân phước từ Trời đã cho gia đình, Khắc Triệu và Cẩm Vân quyết định sẽ dành thì giờ làm nhiều việc từ thiện ý nghĩa cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Từ mùng 1 Tết, cả nhà đã đi nhiều chùa, trước là tạ ơn, sau là cầu xin cho gia đình được bình yên. Theo Cẩm Vân, hai chữ bình an trước đây nghe không quan trọng, giờ thì với gia đình nàng, sao nó quan trọng đến thế. Trong tháng giêng này, sẽ còn tiếp tục đi nhiều chùa và nhà thờ nữa. Đây là năm đầu tiên trong cuộc đời, hai vợ chồng không màng đến công việc, hoặc nghỉ ngơi mà dành tất cả thì giờ cho những việc từ thiện này. Từ những ngày trước Tết, gia đình Cẩm Vân – Khắc Triệu đã vận động được 500 triệu cho nghệ sĩ nghèo ăn Tết, 50 triệu tu bổ cho chùa Nghệ Sĩ, hát gây quỹ chữa bịnh cho ca sĩ Đức Vượng, hát gây quỹ cho nghệ sĩ nghèo ăn Tết, tặng tiền cho bịnh nhân bị phong tại bệnh viện Chợ Rẫy, tặng quà và phát tiền lì xì cho Hội Người Mù quận 8, tặng quà cho trẻ em Trà Vinh..  Khi hỏi về những dự định trong năm mới, đôi uyên ương cho biết sẽ phát hành 2 album: một cuốn về nhạc Phật Giáo và cuốn còn lại sẽ là những ca khúc mới sáng tác.
    Tấm ảnh vợ chồng Cẩm Vân – Khắc Triệu và cháu út Trương Hoàng Vân Khánh với nụ cười tìm lại trên môi được chụp nhân ngày đầu năm âm lịch Ất Mùi 2015 trước cửa nhà.
 
DANH HÀI VIỆT HƯƠNG – HOÀI TÂM
Mùng 2 Tết, Hoài Tâm lấy ngày tốt khai trương đầu năm quán Hương

Mùng 2 Tết, Hoài Tâm lấy ngày tốt khai trương đầu năm quán Hương
   Việt Hương – Hoài Tâm hiện nay được xem là một trong những cặp hài đắt show nhất. Mặc dù Hoài Tâm bận rộn cho buổi trình diễn ở Hội Chợ Tết San Jose nhưng anh vẫn không quên lo rất tươm tất buổi khai trương đầu năm mùng 2 Tết cho Quán Hương. Người viết sẽ có dịp gặp lại Hoài Tâm vào show diễn ngày Mother Day thứ sáu 8 tháng 5 tới đây tại vũ trường Baby’s Club với sự tham dự của nhiều ngôi sao nổi tiếng như giọng ca đa dạng Tuấn Anh, tiếng hát quyến rũ lả lơi Khánh Hà, tên tuổi đang Hot nhất của giới trẻ Đan Nguyên, và tiếng ca ngọt ngào hàng đầu Mai Thiên Vân cùng 2 cặp hài Quang Minh – Hồng Đào và Việt Hương – Hoài Tâm đang được yêu chuộng trong giới showbiz. Điều khiển chương trình: MC Trần Quốc Bảo. Giá vé bao gồm có thức ăn và nước uống từ 35$, 45$, 55$, 75$ và VIP. Vé có bán tại Baby’s Club và PhươngMy Video hoặc gọi trực tiếp tại (832)388-6342.   
Poster show nhạc Mother Day ngày 8 tháng 5 năm 2015 tại Baby's Club Houston.

 Poster show nhạc Mother Day ngày 8 tháng 5 năm 2015 tại Baby’s Club Houston.