HÀ ĐÌNH NGUYÊN : Vĩnh biệt ‘di sản sống’ của âm nhạc dân tộc Việt Nam


Vĩnh biệt ‘di sản sống’ của âm nhạc dân tộc Việt Nam

Hà Đình Nguyên

hdnthanhnien@gmail.com 06:23 – 08/01/2021 7 Thanh Niên

Có thể nói trong các nghệ sĩ Việt Nam, không ai được đại thọ như nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo (104 tuổi). Không chỉ có vậy, khi đã hơn 100 tuổi, ông vẫn hòa đàn với các môn sinh hoặc ngồi vào máy tính dạy đàn trực tuyến cho người nước ngoài…

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo (phải) với Giáo sư Trần Văn Khê /// TƯ LIỆU

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo (phải) với Giáo sư Trần Văn KhêTƯ LIỆU Tôi nhớ cách đây 25 năm (1996), sau khi dẫn tôi đến thăm thầy giáo – nhạc sư Nguyễn Hữu Ba lúc đó đã ốm liệt giường, cô Phạm Thúy Hoan nói: “Cô còn một người thầy nữa. Vị thầy này dù tuổi đã cao nhưng vẫn rất tráng kiện, minh mẫn”. Rồi cô đưa tôi đến một căn nhà nằm trong con hẻm đường Bùi Hữu Nghĩa (gần chợ Bà Chiểu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là cốt cách “tiên phong đạo cốt” của ông: mái tóc dài bạc phơ, nụ cười đôn hậu, phong thái đĩnh đạc, khoan thai… Mới gặp lần đầu, tôi lại là kẻ hậu bối, vậy mà ông cho tôi ngồi kề bên để… đàm đạo. Với ngón đàn tranh lả lướt bậc thầy, ông “nhấn nhá” cho tôi nghe 3 bản Hòn vọng phu của Lê Thương. Thỉnh thoảng, ông ngưng đàn để nói chuyện về âm nhạc cổ truyền, về nhân tình thế thái, chuyện “tái ông mất ngựa”, luật nhân quả, trả – vay, được – mất ở đời… Người nghe không khỏi bị cuốn hút vào lối nói chuyện hóm hỉnh, rất có duyên của ông. Từ đó, tôi trở thành người thân của gia đình ông.

Ôm đàn đi giang hồ, học với 200 người thầy

Nguyễn Vĩnh Bảo sinh ngày 19.8.1918 tại làng Mỹ Trà, Q.Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc Đồng Tháp) trong một gia đình rất yêu thích đờn ca tài tử. 5 tuổi ông đã biết chơi đờn kìm, đờn cò; 10 tuổi biết chơi tất cả các loại nhạc cụ dân tộc (trừ sáo, tiêu…). Ông kể: “Tôi học đờn với thầy Hai Lòng (Vĩnh Long), Sáu Tý, Năm Nghĩa (Trà Ôn), nhưng tôi từng thụ giáo dễ đến… 200 ông thầy. Hễ nghe tiếng người nào có ngón đàn tuyệt hay thì dù ở tận nơi đâu trong cái xứ Nam bộ này tôi cũng tìm tới, trước là giao lưu, sau là “học lỏm”. Nhờ đó, tôi được đánh giá nổi trội hơn cả ở các ngón đờn tranh, đờn kìm, đờn gáo…”. Không chỉ ôm đờn đi giang hồ ở Nam bộ mà ông còn phiêu lưu tận xứ Chùa Tháp. Ở đó (Phnom Penh, Campuchia) vào năm 1937, trong một buổi kéo đàn cò phục vụ bà con Việt kiều, bất ngờ có một anh chàng đạp xích lô ngồi nghe một hồi rồi đến bên chiếc xích lô của mình, rút ra cây đàn cò cùng song tấu với ông. Đó là một kỷ niệm làm ông nhớ đời. Năm 1935, ông sáng chế ra dây tỳ và dây xề trên cây đàn gáo. Năm 20 tuổi (1938), ông được Hãng đĩa BEKA mời đàn cho cô Ba Thiệt (chị của cô Năm Cần Thơ) ca. Năm 1955, ông cải tiến cây đàn tranh 16 dây thành đàn 17, 19 và 21 dây rất tiện lợi để có thể đờn các loại “hơi, điệu” mà không cần phải sửa dây, kéo nhạn. Cây đàn tranh này đã được chấp nhận, các tiệm đóng đàn cũng theo khuôn mẫu của ông. Từ đó, cây đàn tranh 16 dây không còn được sử dụng tại Việt Nam đến tận ngày nay.

Vang danh nhạc sư quốc tế

ADVERTISING Năm 1955, Trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn được thành lập và Nguyễn Vĩnh Bảo được mời dạy đàn tranh kiêm Trưởng ban Cổ nhạc miền Nam cho tới năm 1964. Nhờ khả năng ngoại ngữ (ông biết tiếng Anh, Pháp…), ông được mời đi diễn thuyết và trình tấu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới: Singapore (1963), Nhật (1969), Pháp (1972)… Đặc biệt, Đại học Illinois (Mỹ) đã mời ông với tư cách “giáo sư biệt thỉnh” dạy đàn tranh trong những năm 1970 – 1972…

Chưa từng nghe ngón đàn tranh nào hay hơn ngón đàn của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo: phong phú, bay bướm, sâu sắc. Nếu ngày nào đó nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo mất đi, thế giới sẽ mất đi tiếng đàn liêu trai, phù thủy độc nhứt vô nhị…

GS-TS Trần Văn Khê phát biểu tại Hà Lan hơn 20 năm trước Có thể nói, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là một trong những người tiên phong trong việc dạy đàn cho người nước ngoài qua phương pháp hàm thụ. Từ những năm 1960 – 2004, ông đã ghi âm tiếng đàn vào băng cassette gửi ra nước ngoài qua đường bưu điện. Sau này, những học trò của ông đã trang bị cho thầy dàn máy vi tính, máy phát nhạc mp3, máy in, máy scanner để ông chuyển sang dạy trực tuyến (online) cho học trò nước ngoài. Cho tới lúc 97 tuổi, nhạc sư Vĩnh Bảo vẫn tiếp tục dạy đờn trên mạng internet cho một số người Việt hay ngoại quốc (Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ, Mỹ…). Trong số học trò người nước ngoài của ông có nhạc sĩ nhạc đồng quê người Mỹ Stephen Steve Addis ở Michigan (học ông từ năm 1967) và 4 tiến sĩ âm nhạc do ông hướng dẫn luận án như: John Paul Trainor (năm 1977), Alexander Cannon (2007) – 2 người này đều là giảng viên âm nhạc của Đại học Michigan. Tất cả vẫn thường xuyên giữ liên lạc với ông cùng nhà âm nhạc học – GS Jean Christophe Maillard và GS Trần Quang Hải (đều ở Pháp) để trao đổi kiến thức âm nhạc. Cho nên, không kể các học trò trong nước, các môn sinh “quốc tế” của ông cũng rất nhiều và “đa quốc tịch”.

Tình bạn với giáo sư Trần Văn Khê

Năm 1972, GS-TS Trần Văn Khê và nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đã thực hiện cho Đài Ocora (Pháp) một đĩa nhạc Tài tử Nam bộ. Đĩa này khiến UNESCO chú ý và cơ quan này đã mời 2 người thực hiện thêm đĩa Collection UNESCO (Musical Sources, Hãng Philips của Hà Lan sản xuất) với Trần Văn Khê (đàn tỳ bà), Nguyễn Vĩnh Bảo (đàn tranh) hòa tấu các bản Bình bán, Kim tiền, Tây Thi, Cổ bản. Riêng nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo còn độc tấu đàn tranh các bản Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung và Tứ đại oán. Phải chăng sự kiện này là những viên gạch để 42 năm sau, UNESCO công nhận đờn ca tài tử là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại? Tiếng đàn tranh của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đã in đậm trong trí nhớ của GS-TS Trần Văn Khê nên hơn 20 năm trước đây, ông Khê từng phát biểu tại Hà Lan: “Chưa từng nghe ngón đàn tranh nào hay hơn ngón đàn của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo: phong phú, bay bướm, sâu sắc. Nếu ngày nào đó nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo mất đi, thế giới sẽ mất đi tiếng đàn liêu trai, phù thủy độc nhứt vô nhị…”, và ông đã xưng tụng nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là “đệ nhứt danh cầm”. Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo từ trần lúc 18 giờ 50 ngày 7.1.2021 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. Lễ viếng bắt đầu từ 10 giờ ngày 8.1 tại CLB Hưu trí TP.Cao Lãnh (209 Nguyễn Thị Minh Khai, P.1, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp). Di quan lúc 10 giờ ngày 10.1, hỏa táng tại Nghĩa trang Quản Khánh, TP.Cao Lãnh. Vậy mà GS Trần Văn Khê, thua ông 3 tuổi (sinh 1921), lại mất trước ông hơn 5 năm (2015). Ngày GS Khê mất, ông Nguyễn Vĩnh Bảo ôm cây đàn tranh đến bên quan tài của bạn, gảy lên những khúc đoạn trường, ai oán như Bá Nha khóc Tử Kỳ, khiến người nghe không ai cầm nổi nước mắt… Cách đây khoảng hơn 5 năm, ông được Thủ tướng tặng Bằng khen “đã có thành tích bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ – Góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc” (tháng 10.2014), Giải thưởng Phan Chu Trinh (tháng 3.2015)… Người viết gọi điện thoại chúc mừng ông, ông bảo: “Qua điện thoại, chỉ nghe giọng là tui biết chú em liền. Mấy ngày nay, rất nhiều báo và đài xin phỏng vấn, tui từ chối hết. Nhưng với chú em là chỗ thân tình, cứ lại chơi…”. Ông đón tôi, tay bắt mặt mừng và đưa lên trên lầu. Nhìn một ông già bước thoăn thoắt lên các bậc cầu thang, tôi không tin nổi ông đã… 98 tuổi. Ông khoe chẳng những đi đứng vững vàng, tinh thần minh mẫn, tai còn thính lắm, tay chưa run… Rồi ông thủ thỉ: “Đã 40 năm nay tui sống ẩn dật với câu “ai biết ta chăng hỡi biết. Có biết cùng chăng, ta chỉ biết ta”. Bây giờ vào tuổi 98 này, lợi – danh chỉ là giấc mộng”. Rồi khi thấy mình đã có thể “cưỡi hạc vân du”, ông âm thầm rời bỏ Sài Gòn hoa lệ về quê (Cao Lãnh) sống nốt quãng đời còn lại. Dù ông rất khiêm tốn nhưng chúng tôi xin trích nhận xét của một tờ báo nước ngoài về ông: “Nguyễn Vĩnh Bảo là một trong số những nhạc sĩ hiếm hoi còn lại của lối đàn ứng tấu, ứng tác… Ở Việt Nam chưa bao giờ có một nhạc sĩ truyền thống vừa là giáo sư giảng dạy âm nhạc, vừa là nhạc sĩ trình tấu, vừa là nhà nghiên cứu, vừa là nghệ nhân đóng đàn như vậy” (tạp chí The World of Music tháng 3 – 4.1977). Xin vĩnh biệt ông – một “di sản sống” của âm nhạc cổ truyền nay đã rời xa…

Tin liên quan

#Nguyễn Vĩnh Bảo#nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo#qua đời#cây đại thụ đờn ca tài tử Nam bộ#Đồng Tháp

Bình luận

User

Đăng nhập bằng: hoặc Đăng ký

Khách lữ

Khách lữ

09:02 08/01 Thành Kính Phân Ưu, tài năng và nhân cách của ông còn mãi với thời gian. Trả lời13 thíchBáo nội dung xấu

Long Phùng Kim

Long Phùng Kim

09:45 08/01 Tự hào về một người Việt Nam!Xin thành kính phân ưu cùng gia đình! Trả lời13 thíchBáo nội dung xấu

HIEN NGUYENVAN

HIEN NGUYENVAN

07:28 08/01 Xin vĩnh biệt Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo ! Một cây đại thụ ,đã suốt đời cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc ,tiêu biểu là dòng nhạc dân tộc ,một di sản văn hóa thế giới ! Trả lời10 thíchBáo nội dung xấu

NGUYỄN THANH HÙNG

NGUYỄN THANH HÙNG

10:52 08/01 Thành kính phân ưu và chia buồn cùng gia đình Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo _Cây Đại Thụ của Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ ,”Đệ nhất Danh Cầm” ./. Trả lời6 thíchBáo nội dung xấu

NHẠC SƯ NGUYỄN VĨNH BẢO từ trần tại Cao Lãnh, Việt Nam vào ngày 07 tháng 1, năm 2021


CÁO PHÓ

nhạc sư NGUYỄN VĨNH BẢO

Thành Ủy Hội đồng nhân dân, UBND, UBMTTQ VN thành phố Cao Lãnh và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin NHẠC SƯ HENRY NGUYỄN VĨNH BẢO Sinh ngày 19/8/1918 Từ trần lúc 18g50 phút, ngày 07/01/2021 Đại thọ 104 tuổi.

Lễ viếng bắt đầu từ 10g sáng ngày 08/01/2021 đến 10g sáng ngày 10/01/2021, tại Câu lạc bộ hưu trí thành phố Cao Lãnh (số 209, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 1, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp).

Di quan vào lúc 10g, ngày 10/01/2021; hỏa táng tại Nghĩa trang Quản Khánh, thành phố Cao Lãnh.Ban Tổ chức lễ tang và gia đình kính báo.

(* Cáo phó này đã được gia đình Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo cho phép thông báo trên Fb)

nhạc sư NGUYỄN VĨNH BẢO và phu nhân

Theo THANH HIỆP :Nhạc sư 101 tuổi mở hiệu đàn dân tộc trên đất sen hồng


Nhạc sư 101 tuổi mở hiệu đàn dân tộc trên đất sen hồng

Cập nhật, 16:01, Thứ Năm, 28/03/2019 (GMT+7)

Sau thời gian dài chuẩn bị chu đáo, ngày 29/3, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo 101 tuổi) sẽ khai trương hiệu đàn dân tộc với nhiều ý nghĩa trên vùng đất được mệnh danh là sen hồng của tổ quốc – tỉnh Đồng Tháp

 Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo tại hiệu đàn mang tên ông ở Cao Lãnh, Đồng Tháp
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo tại hiệu đàn mang tên ông ở Cao Lãnh, Đồng Tháp

Bà Thu Anh – ái nữ của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo cho biết từ khi dọn về TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, sinh sống theo lời mời của Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, cha bà nhận thấy toàn tỉnh Đồng Tháp có quá ít hiệu đàn dân tộc. Vì vậy, ông có ý định mở hiệu đàn dân tộc nhằm tạo điểm hẹn văn hóa tại Cao Lãnh cho những ai say mê về nhạc cụ dân tộc có thể tìm đến.

 Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo và GSTS Trần Văn Khê
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo và GSTS Trần Văn Khê

Ngoài bán, cửa hiệu còn cho khách thuê đàn để tập dợt. Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo cho biết ông muốn tạo mọi điều kiện để các bạn trẻ yêu thích nhạc cụ dân tộc có thể khám phá, học tập, trao đổi kinh nghiệm. Ngoài ra, ông sẵn sàng chia sẻ những bài học từ cơ bản đến nâng cao cho thế hệ trẻ để cùng giữ gìn nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ – bộ môn đã được thế giới vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

 

 Các học trò của nhạc sư tại hiệu đàn dân tộc chuẩn bị đi vào hoạt động
Các học trò của nhạc sư tại hiệu đàn dân tộc chuẩn bị đi vào hoạt động

 

 Nhìn ngắm hiệu đàn đầy tâm huyết của mình sắp đi vào hoạt động, vị nhạc sư 101 tuổi mang nhiều cảm xúc
Nhìn ngắm hiệu đàn đầy tâm huyết của mình sắp đi vào hoạt động, vị nhạc sư 101 tuổi mang nhiều cảm xúc

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là một trong những người tiên phong trong việc dạy đàn cho người nước ngoài qua phương pháp hàm thụ. Từ những năm 1960 đến 2004, ông đã ghi âm tiếng đàn vào băng cassette gửi ra nước ngoài qua đường bưu điện. Sau này, những học trò của ông đã trang bị cho thầy dàn máy vi tính để ông chuyển sang dạy trực tuyến (online) cho học trò nước ngoài. Tới nay dù ở tuổi 101, nhạc sư Vĩnh Bảo vẫn tiếp tục dạy đàn trên mạng.

 

 Ở tuổi 101 nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo vẫn còn dạy đàn qua internet và viết giáo trình giảng dạy đàn tranh
Ở tuổi 101 nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo vẫn còn dạy đàn qua internet và viết giáo trình giảng dạy đàn tranh

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là một trong 5 cá nhân được vinh danh trong lễ trao giải Phan Chu Trinh năm 2015. Sự đóng góp của nhạc sư rất to lớn và chưa có một nghệ nhân nào ở Việt Nam có đủ khả năng để phát huy đờn ca tài tử như ông.

Nói về hiệu đàn sắp khai trương, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo tâm sự: “Làm sao có thể truyền bá đến thế hệ trẻ những kinh nghiệm trong việc học và chơi nhạc cụ dân tộc để nhân rộng hơn những tấm lòng mộ điệu, cùng gìn giữ nâng niu giá trị truyền thống âm nhạc của thế hệ đi trước là mục đích của tôi”.

Cách giảng dạy của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo rất khoa học. Mỗi học trò ông đều có hồ sơ riêng, ông soạn từng giáo trình cho từng người. Tự tay ông đóng đàn cho học trò rồi gửi đi khắp thế giới. “Ông là một trong số những nhạc sư hiếm hoi đã cải tiến thành công nhạc cụ dân tộc và được ứng dụng rộng rãi trong nhân dân. Ông cải tiến đàn tranh từ 16 dây thành đàn tranh 17, 19 và 21 dây với kích thước và âm vực rộng hơn” – Tiến sĩ Lê Hồng Phước nói.

 

 Nhạc sư và con gái - cô Thu Anh tại hiệu đàn mang tên ông
Nhạc sư và con gái – cô Thu Anh tại hiệu đàn mang tên ông
Địa chỉ hiệu đàn Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo

Số: 134A đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường 4, Thành Phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.

Điện thoại: 0907.254.418 (cô Thu Anh)

Email: hieudannsvinhbao@gmail.com

Các đầu sách nhạc sư đã xuất bản:

“Thử tự học đàn tranh” do Trung tâm Văn Hóa Thông Tin của tỉnh Long An ấn hành năm 2003. Đây là công trình nghiên cứu khoa học rất có giá trị về mặt sư phạm và nghệ thuật âm nhạc cổ truyền do nhạc sư Vĩnh Bảo đã dày công nghiên cứu chú trọng về hai mặt lý thuyết và thực tạp tự học đàn tranh. Có dĩa CD kèm theo để minh họa nên rất dễ học, dễ hiểu.

– “Thử tự học đàn tranh” do một nhóm học trò Việt Nam ở Hoa Kỳ sản xuất, 4 DVD bằng tiếng Việt do nhạc sư Vĩnh Bảo dẫn giải và minh họa.

– “Self taught Vietnamese Zither” do một nhóm học trò Việt Nam của nhạc sư Vĩnh Bảo ở Hoa Kỳ sản xuất, 3 DVD bằng tiếng Anh do nhạc sư Vĩnh Bảo giải thích và minh họa.

Theo Thanh Hiệp/NLĐO

http://baovinhlong.com.vn/van-hoa-giai-tri/201903/nhac-su-101-tuoi-mo-hieu-dan-dan-toc-tren-dat-sen-hong-2939228/#.XKBZ5tixWUw

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo hồi hương | THDT


Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo hồi hương | THDT

Truyền Hình Đồng Tháp

Published on Jun 10, 2018

➡ Click Theo dõi (subscribe) để cập nhật những tin tức mới nhất trên kênh Youtube của Truyền hình Đồng Tháp tại đây: https://goo.gl/YUVUdy Youtube chính thức của Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, chia sẻ các nội dung thông tin, tin tức, giải trí hấp dẫn được phát sóng trên kênh THĐT1. Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp * Địa chỉ: số 16, đường Trần Phú, Phường 1, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp * Điện thoại: (0277) 3 854364 * Fax: (0277) 3 883 233 * Email: youtube@thdt.vn * Website: http://www.thdt.vn * YouTube: https://goo.gl/YUVUdy * Facebook: https://www.facebook.com/DongThapTVon… * Zalo: http://zalo.me/DongThapTV

Nhạc sư Vĩnh Bảo về Đồng Tháp sinh sống


Nhạc sư Vĩnh Bảo về Đồng Tháp sinh sống

Published on May 28, 2018

Nhạc sư Vĩnh Bảo về Đồng Tháp sinh sống: https://tuoitre.vn/nhac-su-vinh-bao-v…. Subscribe để xem thêm nhiều video hấp dẫn nhé: https://www.youtube.com/channel/UCJ89… Trở về quê cha đất tổ sinh sống là mong muốn của nhạc sư Vĩnh Bảo – Ảnh: NGỌC TÀINgôi nhà nằm trên đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, rộng hơn 200m2, nằm bên một con kênh nhỏ, khá mát mẻ và yên tĩnh. Cao Lãnh cũng là quê hương nơi nhạc sư lớn lên. Nhạc sư Vĩnh Bảo rất vui khi được trở về sống tại quê xưa. Chiều cùng ngày, nhiều học trò của nhạc sư cũng tìm đến nhà mừng thầy được toại ý nguyện. Nhạc sư và học trò say sưa đờn ca tài tử trong gian nhà mới – Ảnh: NGỌC TÀIBí thư tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan cũng đến dự và chia vui cùng nhạc sư. Ông Hoan cho biết, việc tạo điều kiện để nhạc sư trở về quê cha đất tổ vừa là sự trân trọng tài năng, tôn vinh nhân vật đã dành cả cuộc đời cống hiến cho âm nhạc dân tộc, mong muốn nơi đây sẽ tiếp tục lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền, nơi các thế hệ trẻ, giao lưu phát huy tinh hoa âm nhạc của dân tộc. Bí thư tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan đến chia vui cùng nhạc sư Vĩnh Bảo – Ảnh: NGỌC TÀIBảo tàng tỉnh Đồng Tháp cũng dành một gian nhà lưu niệm để trưng bày các nhạc cụ, kỷ vật và tài liệu của nhạc sư tặng. Nhà lưu niệm đang trong quá trình hoàn tất và sẽ cho những người yêu âm nhạc truyền thống, tham quan trong thời gian tới. Nhạc sư Vĩnh Bảo tên thật là Nguyễn Vĩnh Bảo, sinh năm 1918 tại Cao Lãnh, Sa Đéc. Từ lúc tuổi lên 5, ông đã tiếp xúc với âm nhạc dân tộc và đến 10 tuổi đã biết chơi rất nhiều nhạc cụ dân tộc.Năm 1955-1964, ông dạy đàn tranh và là trưởng ban nhạc cổ miền Nam tại Trường quốc gia Âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn.Ông đi diễn thuyết và trình tấu âm nhạc dân tộc VN nhiều nơi trên thế giới.Năm 1972, ông ghi âm đĩa Nhạc tài tử Nam Bộ cùng GS.TS Trần Văn Khê cho hãng Ocora và UNESCO tại Paris. Năm 1970-1972, ông là giáo sư thỉnh giảng đàn tranh tại Đại học Illinois (Mỹ).Ông đã nhận giải thưởng Đào Tấn, được Chính phủ Pháp tặng Huy chương nghệ thuật và văn học cấp bậc Officier… Nhạc sư Vĩnh Bảo – người thầy tận tụy tròn trăm tuổi TTO – Sáng 23-12, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc đã tổ chức buổi lễ ấm cúng mừng đại thọ nhạc sư Vĩnh Bảo tròn 100 tuổi. #Nhạc, #Vĩnh, #ĐồngTháp, #sinh, #sống #NhạcsưVĩnhBảo, #tỉnhĐồngTháp, #đờncatàitử

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo về sinh sống tại quê hương Đồng Tháp | THDT


Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo về sinh sống tại quê hương Đồng Tháp | THDT

Truyền Hình Đồng Tháp

Published on May 28, 2018

➡ Click Theo dõi (subscribe) để cập nhật những tin tức mới nhất trên kênh Youtube của Truyền hình Đồng Tháp tại đây: https://goo.gl/YUVUdy

Ngọc Tài : Nhạc sư Vĩnh Bảo về Đồng Tháp sinh sống


29/05/2018 08:13 GMT+7

TTO – Ngày 28-5, nhạc sư Vĩnh Bảo (101 tuổi) đã về Đồng Tháp sinh sống trong ngôi nhà do chính quyền tỉnh Đồng Tháp vận động một số doanh nghiệp và gia đình cùng nhau đóng góp.

Nhạc sư Vĩnh Bảo về Đồng Tháp sinh sống - Ảnh 1.

Trở về quê cha đất tổ sinh sống là mong muốn của nhạc sư Vĩnh Bảo – Ảnh: NGỌC TÀI

Ngôi nhà nằm trên đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, rộng hơn 200m2, nằm bên một con kênh nhỏ, khá mát mẻ và yên tĩnh. Cao Lãnh cũng là quê hương nơi nhạc sư lớn lên.

Nhạc sư Vĩnh Bảo rất vui khi được trở về sống tại quê xưa. Chiều cùng ngày, nhiều học trò của nhạc sư cũng tìm đến nhà mừng thầy được toại ý nguyện.

Nhạc sư Vĩnh Bảo về Đồng Tháp sinh sống - Ảnh 2.

Nhạc sư và học trò say sưa đờn ca tài tử trong gian nhà mới – Ảnh: NGỌC TÀI

Bí thư tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan cũng đến dự và chia vui cùng nhạc sư. Ông Hoan cho biết, việc tạo điều kiện để nhạc sư trở về quê cha đất tổ vừa là sự trân trọng tài năng, tôn vinh nhân vật đã dành cả cuộc đời cống hiến cho âm nhạc dân tộc, mong muốn nơi đây sẽ tiếp tục lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền, nơi các thế hệ trẻ, giao lưu phát huy tinh hoa âm nhạc của dân tộc.

Nhạc sư Vĩnh Bảo về Đồng Tháp sinh sống - Ảnh 3.

Bí thư tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan đến chia vui cùng nhạc sư Vĩnh Bảo – Ảnh: NGỌC TÀI

Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp cũng dành một gian nhà lưu niệm để trưng bày các nhạc cụ, kỷ vật và tài liệu của nhạc sư tặng. Nhà lưu niệm đang trong quá trình hoàn tất và sẽ cho những người yêu âm nhạc truyền thống, tham quan trong thời gian tới.

Nhạc sư Vĩnh Bảo tên thật là Nguyễn Vĩnh Bảo, sinh năm 1918 tại Cao Lãnh, Sa Đéc. Từ lúc tuổi lên 5, ông đã tiếp xúc với âm nhạc dân tộc và đến 10 tuổi đã biết chơi rất nhiều nhạc cụ dân tộc.

Năm 1955-1964, ông dạy đàn tranh và là trưởng ban nhạc cổ miền Nam tại Trường quốc gia Âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn.

Ông đi diễn thuyết và trình tấu âm nhạc dân tộc VN nhiều nơi trên thế giới.

Năm 1972, ông ghi âm đĩa Nhạc tài tử Nam Bộ cùng GS.TS Trần Văn Khê cho hãng Ocora và UNESCO tại Paris. Năm 1970-1972, ông là giáo sư thỉnh giảng đàn tranh tại Đại học Illinois (Mỹ).

Ông đã nhận giải thưởng Đào Tấn, được Chính phủ Pháp tặng Huy chương nghệ thuật và văn học cấp bậc Officier…

Nhạc sư Vĩnh Bảo - người thầy tận tụy tròn trăm tuổi Nhạc sư Vĩnh Bảo – người thầy tận tụy tròn trăm tuổi

TTO – Sáng 23-12, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc đã tổ chức buổi lễ ấm cúng mừng đại thọ nhạc sư Vĩnh Bảo tròn 100 tuổi.

 

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo: Thử bàn về bản Dạ Cổ Hoài Lang , 06.2018


VINH BAO

VINH BAO DAN TRANH

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo

– 1 –

 

BẢN  ĐÀN  DẠ  CỔ HOÀI  LANG

 

Tôi bắt đầu học đàn Kìm Bản Dạ Cổ Hoài Lang chung với Bản Hành Vân Huế khi lên 6 tuổi (năm 1924) trên dây Bắc. Một số nhạc sĩ thời lúc bấy giờ truyền miệng nhau Dạ Cổ Hoài Lang do ông Sáu Lầu (Cao-Văn-Lầu) sáng tác vào năm 1920.

 

Từ nào đến giờ tôi chỉ nghe tên mà không biết mặt ông Cao-Văn-Lầu, cũng không có dịp nghe tiếng đàn của ông từ Đài Phát Thanh hay dĩa nhạc, thấy bản thảo của bản Dạ Cổ Hoài Lang, tư liệu về nhạc truyền thống Việt Nam hay về Đờn Ca Tài Tử do ông tự tay viết ra. Do vậy tôi không đề cập đến cha đẻ của bản Dạ Cổ Hoài Lang mà chỉ có nhận xét về người sáng tác ra nó phải là nhạc sĩ có trình độ khá cao.

 

DÂY BẮC ĐÀN KÌM

Dùng đàn Dạ cổ hoài lang

Đàn Kìm có 2 dây

Dây Đại (to)  số 2, âm Xàng,  tạm dịch Do

Dây Tiểu (nhỏ)  số 1 Liêu, tạm dịch Sol

Xàng – Liêu  (Do-  Sol) là quảng 5

Chủ âm (Tonique) dây 1 khảy trơn, hay dây 1 bấm phím 5 Liêu

Hoặc dây Đại bấm phím 3 , hay phím 8 Ho

So dây:   Dây Đại bấm phím 3 khảy với dây Tiếu trơn là đông âm (unisson)

Dây Đại khảy trơn xướng âm là Tồn

Dây Tiểu khảy trơn xướng âm là

 

  Phím 1   2   3   4 5   6   7   8
Dây 1 xự xang cống liêu ú xáng xế
la do re` mi sol la do
Dây 2 xề công xự xang công ho
  fa sol la do fa sol

 

 

Cung bực dây 1 (Hò xự xang xê cống) tạm dịch (Sol la do ré mi)  thang âm Ngũ cung (pentatonic scale)

 

 

– 2 –

 

Dạ Cổ Hoài Lang và Hành Vân

Những điểm tương đồng

 

  1. Dạ Cổ Hoài Lang và Hành Vân đều 20 câu nhịp đôi (câu 2 nhịp).
  2. Cả hai bài sáng tác theo thơ Song thất, mỗi câu 7 nốt đàn.
  3. Trong Dạ Cổ Hoài Lang có một số câu mượn từ Hành Vân.
  4. Mang cái hơi Vui, đàn cặp với nhau…

 

Bên nhạc Tây phương, người nhạc sĩ sáng tác không ngừng.

Nhạc Việt Nam, người chơi nhạc phần đông nghĩ đến trang trí đánh bóng cải biên bản cũ, nên ít lâu sau Dạ Cổ Hoài Lang mang hơi hướng buồn là do rung nhửng nốt xang liêu cũng từ đó Dạ Cổ Hoài Lang không còn đi đôi với bản Hành Vân.

 

DẠ CỔ HOÀI LANG

 

  1.  Hò là xang hò xang xê cống
  2.      Liêu xề liêu cổng cống xê xang
  3. liêu cống xê xang
  4. Xề xang là hò  —
  5. Xề là liêu xáng ú liêu xệ
  6. Liêu xáng xàng xề liêu liểu liêu
  7. là xang hò xang xê cống
  8. Xê cống xừ xang xê xừ xang
  9. liêu cống xê xang xừ
  10. Xừ xang xừ xang xê xự xang
  11. Xự xang xự cống xê xang
  12. Xề xang là hò  —
  13. Cống xê xang tồn xang cống
  14. Xê cống xừ xang  xê xự xang
  15. Liêu xề liêu cổng cổng xê xang
  16. Liêu xáng xàng xề liêu liểu liêu
  17. xự liêu cống xê xang
  18. Xê xang xự xang hò xự xang
  19. liêu cống xê xang ho
  20. Liêu xáng xàng xề liêu liểu

– 3 –

 

Khoảng năm 1930, Dạ Cổ Hoài Lang không biết nhạc sĩ nào mở ra Dạ Cổ Hoài Lang nhịp đôi (câu 2 nhịp) ra Vọng Cổ Hoài Lang nhịp tư (câu 4 nhịp).

Vào thời điểm nói trên, Gánh hát Cải lương Miền Nam ra Hà Nội hát. Đồng bào Hà Thành rất mê Hát Cải Lương, một số thanh niên ái mộ Cô Bảy Phùng Há (Trương Phụng Hảo) bịn rịn lúc chia tay.

Nghệ nhân Tư Chơi (Huỳnh Thủ Trung) cao hứng viết lời ca như sau:

 

Câu  1 –   Nhạn  đành,  kêu  sương nơi  biển  Bắc.

Câu  2 –   Én  cam,  khóc  hận  góc  trời  Nam

Song lang gỏ ngay nhịp 2 và 3.

Nhịp 4 là câu Chầu hay câu Thòng.

 

Năm 1934, mở ra Vọng Cổ nhịp 8 (bỏ hai chữ Hoài Lang)

Song lang gõ ngay nhịp 4 và 6.

Nhịp 7 và 8 là câu Chầu hay câu Thòng.

 

Dĩa ASIA Vọng Cổ nhịp tư.

Tựa Vì tiền lỗi đạo. 

Lời ca Câu 1: “ Văng vẳng tiếng chuông chùa”

Năm Nghĩa (Lư Hoà Nghĩa chồng bà Bầu Thơ Gánh Hát Thanh Minh Thanh Nga) ca.

Nhạc sĩ Hoà đàn Ghi ta lõm phím 4 dây.

 

Dĩa Béka

Tựa Gió bấc lạnh lùng

Lời ca Câu 1: Gió bấc lạnh lùng, trên con đường ba sinh thấy hoa rụng rời trên mặt đất.

Câu 2: Trên dòng sông nước trong xanh biếc, chảy mãi mãi chẳng thấy dừng.

Cô Hai Đá ca

Nhạc sĩ Jean Tịnh đàn Violon

Nhạc sĩ Lang đàn Tranh

 

Dĩa Béka

Tựa Lở làng duyên phận

Ba Tuất Sadéc ca

Nhạc sĩ Sáu Quí đàn Tranh

 

 

– 4 –

 

Dĩa ASIA

Tựa  Tình mẫu tử

Cô Tư Sạng ca

Nhạc sĩ Hàm đàn Ghi ta lỏm phím 4 dây

Nhạc sĩ Thọ đàn Cò

 

Dĩa ASIA

Tựa  Đêm khuya trông chồng

Cô Tư Sạng ca

Nhạc sĩ Hai Biểu (Huỳnh Văn Biểu) đàn Tranh

Nhạc sĩ Năm Chấp đàn Gáo

Nhạc sĩ Hai Cần thổi Tiêu.

 

Dĩa  Pathé – Vọng cổ nhịp mười sáu khoảng năm 1937.

Tựa: “Khách địa cảm xuân”

Tám Thưa ca

Nhạc sĩ Sáu Tửng đàn Kìm

Nhạc sĩ Mười Còn đàn Violon

Song lang gõ ngay nhịp 8 và 12.

Nhịp 13, 14, 15, 16 là câu Chầu hay câu Thòng.

 

Dĩa Pathé

Tựa: “Khóc bạn”

Cô Ba Bến tre (Ba Bộn) ca

Nhạc sĩ Sáu Tửng (Huỳnh Văn Sâm) đàn Xến.

 

Dĩa Béka

Tựa: “Hiếu tình trung nghĩa”

Cô Năm Cần thơ ca

Sáu Tửng (Huỳnh Văn Sâm) đàn Kìm.

 

 

Từ Dạ Cổ Hoài Lang mở ra Vọng Cổ nhịp tư, nhịp tám, nhịp mười sáu, nhịp 32 là công trình tập thể bằng tim bằng óc của nhiều nhạc sư nhạc sĩ nghệ nhân. Mặc dù đã hoàn toàn lột xác, thiết nghĩ nên nhớ đến cha đẻ của Dạ Cổ Hoài Lang, tuy có sanh không có dưỡng.  Tương tự như trường hợp đàn Ghi-ta (Guitare) và Vỉ-cầm (Violon).

 

 

 

 

 

 

– 5 –

 

Sự du nhập của đàn Ghita (Guitare) và Vĩ Cầm (Violon) vào

Đờn ca Tài Tử Nam Bộ.

 

Khởi đầu là đàn Mandoline dần dần đến đàn Guitare 5 dây lõm phím..

Khoảng năm 1932, Thầy giáo Tiên-Rạch Giá là người đầu tiên dùng đàn Mandoline đàn bản Việt trên dây Thầy sáng chế tên dây Rạch Giá. Vài năm sau đó, là sự ra đời của đàn Guitare-Mando hay đàn Octavina, 4 dây phím lõm và Guitare bình thường 5 dây.

Trong tự điển không có từ Octavina. Một số người dịch từ Octa là 8, còn Vina là tên của  đàn Vina Ấn Độ. Số người khác, Octa là 8, Vina là Việt Nam, thời điểm nầy chưa có cái màn ghép chữ như Vietcombank, Seaprodex, Imexco…

 

Tại Phi Lục Tân có cây đàn hình dáng y hệt như đàn Guitare-Mando, nhưng với nhiều dây mang tên Tây Ban Nha là Octavina.

 

Đàn Vĩ cầm (Violon)

Khoảng năm 1934, anh Jean Tịnh Nhạc sĩ Violon nhạc Tây, làm việc tại đài Phát thanh Sài gòn, số 3 đường Phan Đình Phùng ký âm Vọng Cổ nhịp 8 đàn Cò, rồi dùng đàn Vĩ cầm đàn cho Cô Hai Đá ca Vọng Cổ “Gió bấc lạnh lùng…” dĩa ASIA.

 

Do không am tường cách trang trí nốt đàn (ornements) Rung, mổ, nhấn, luyến láy của nhạc Việt nên tiếng đàn của anh giống như người Pháp nói tiếng Việt.

Việc làm của anh khoảng năm 1938 gợi ý cho nhạc sĩ đàn Cò Mười Còn – Cần Đước  dùng đàn Violon đàn bản Việt, kế tiếp là  nhạc sĩ Tư Huyện (Nguyễn Thế Huyện), Cần Đước, Nhạc sĩ đàn Cò Hai Thơm …

Đối với nhạc sĩ đàn Cò, đàn Violon là sự phối hợp của đàn Cò và đàn Gáo. Kỹ thuật đàn thì lấy từ đàn Cò.

 

Đồng Tháp, 18-6-2018

Nguyễn-Vĩnh-Bảo  101 tuổi

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo được lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tặng nhà và thành lập nhà lưu niệm.Một sự biết ơn rất đáng được đề cao !, tháng 5, 2018


vinh bao & thu anh 5.2018

Em Nguyễn Thu Anh cho hay tin Ba của em (Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo) được lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tặng một ngôi nhà để ở vào tháng 5, 2018. Bác Vĩnh Bảo đã tặng tất cả dĩa nhạc , tư liệu và đàn Bác sở hữu để dưựng ngôi nhà lưu niệm NGUYEN VINH BAO. Chỉ trong 1 tháng sau (tức tháng 6, 2018 sẽ khai trương nhà lưu niệm này ở Đôồng Tháp).
Không biết chừng nào mới thành lập nhà lưu niệm Trần Văn Khê sau 3 năm  từ trần ???

Nguyễn Thu Anh (con của Bác Vĩnh Bảo) viết:
Anh Hải mến,
tháng 5/2018 ba Vĩnh Bảo sẽ về Đồng Tháp ở luôn,nhà do Lảnh đạo Tỉnh mua tặng ba và em sẽ đứng tên chủ quyền nhà,ba đã tặng hết những đĩa nhạc,tư liệu ,đàn cho Tỉnh để họ chuẩn bị làm nhà lưu niệm cho ba,có thể khoảng tháng 6/2018 là khai trương và đó là điểm du lịch cho khách trong và ngoài nước tham quan,khi nào ba về Đồng Tháp ổn định sẽ cho anh số điện thoại mới để khi cần anh liên lạc với ba,chúc anh sức khoẻ.
ặng hết những đĩa nhạc,tư liệu ,đàn cho Tỉnh để họ chuẩn bị làm nhà lưu niệm cho ba,có thể khoảng tháng 6/2018 là khai trương và đó là điểm du lịch cho khách trong và ngoài nước tham quan,khi nào ba về Đồng Tháp ổn định sẽ cho anh số điện thoại mới để khi cần anh liên lạc với ba,chúc anh sức khoẻ.

Thu Anh

 

 
Thật là một vinh hạnh lớn cho Ba em và cho nhạc đờn ca tài tử miền Nam Nhà lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp thất có lòng đối với nhân tài hiếm có và biết quý trọng Ba em . Anh hết sức vui mừng khi biết Ba em được tôn vinh xứng đáng . Khi nào em có địa chỉ , số phone nhà mới của Ba em thì nhớ gởi cho anh nghen . Nhà lưu niệm của Ba em được xây ở Đồng Tháp là một nơi sẽ lưu lại cả công trình nghiên cừu của Ba em cho hậu thế. Cho anh chuyển lời chúc mừng Ba em . Hun em nhiều .
Tran Quang Hai

Đêm gặp gỡ nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo “Tiếng đờn ngân mãi” | Phần 2 | THDT


Đêm gặp gỡ nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo “Tiếng đờn ngân mãi” | Phần 2 | THDT

Ajoutée le 18 avr. 2018

➡ Click Theo dõi (subscribe) để cập nhật những tin tức mới nhất trên kênh Youtube của Truyền hình Đồng Tháp tại đây: https://goo.gl/YUVUdy Youtube chính thức của Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, chia sẻ các nội dung thông tin, tin tức, giải trí hấp dẫn được phát sóng trên kênh THĐT1. Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp * Địa chỉ: số 16, đường Trần Phú, Phường 1, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp * Điện thoại: (0277) 3 854364 * Fax: (0277) 3 883 233 * Email: youtube@thdt.vn * Website: http://www.thdt.vn * YouTube: https://goo.gl/YUVUdy * Facebook: https://www.facebook.com/DongThapTVon… * Zalo: http://zalo.me/DongThapTV