LINH ĐOAN : Có Hoài Linh vẫn bể sô hài


Có Hoài Linh vẫn bể sô hài

01/03/2015 10:11 GMT+7

TT – Ngay trước Tết Nguyên đán, tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, Câu lạc bộ Nghệ sĩ hài đã náo nhiệt ra đời. Người khởi xướng và chủ nhiệm CLB này chính là nghệ sĩ hài Hoài Linh.

Nhóm hài Hoài Linh diễn trong chương trình “Tài lộc chúc xuân” ở rạp Công Nhân tối mùng 6 – Ảnh: Nguyễn Lộc

Theo thông tin từ buổi họp báo thì CLB sẽ diễn tại Nhà văn hóa Thanh niên và phòng trà Ô Mê Ly (Q.Thủ Ðức) từ mùng 1 tết đến 11 tháng giêng, nhưng mới đến mùng 6 (ngày 24-2) thì chương trình đã tạm ngưng vì không bán được vé!

Thời khó của tấu hài

Liên lạc với nghệ sĩ Thanh Tùng – phó chủ nhiệm CLB, anh cho biết: “Suất diễn tối mùng 6 chỉ bán được mười mấy vé nên chúng tôi đành trả vé, hủy sô, chương trình tạm ngưng. Chờ sau tết ổn định anh em chúng tôi sẽ ngồi lại tính toán hoạt động của CLB”.

Trong các tối từ mùng 1 đến mùng 5, chương trình của CLB cũng gặp khó khăn khi lượng vé bán ra chỉ dao động khoảng 150 vé trong khán phòng hơn 700 ghế của Nhà văn hóa Thanh niên.

Trước đó, trong buổi gặp gỡ báo chí, nghệ sĩ Hoài Linh đã rất tâm đắc với việc thành lập CLB. Danh hài chia sẻ: “Tôi mong muốn với CLB này, anh em nghệ sĩ hài có một nơi biểu diễn, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Các tiết mục hài sẽ được xây dựng đàng hoàng, có kịch bản, đạo diễn, nội dung nghiêm chỉnh chứ không phải hai, ba người lên sân khấu rồi cứ tấu qua tấu lại. Một đêm diễn chừng hai, ba tiểu phẩm nhưng có chất lượng. Phải diễn kịch bản mới, ai diễn kịch bản cũ sẽ bị phạt”.

Theo ban chủ nhiệm, CLB tập trung khoảng 30 nhóm hài với khoảng 80 thành viên, trong đó có những nghệ sĩ tên tuổi như Cát Phượng, Việt Hương, Trấn Thành, Trường Giang, Thanh Tùng, Phương Bình, Thu Trang…

“Các nghệ sĩ trẻ sẽ có cơ hội được các anh chị lớn dìu dắt. Sân khấu này không ai làm bầu cả, tiền bán vé sẽ đưa vào quỹ chung để trả lương cho anh em và chi phí cho hoạt động của CLB” – nghệ sĩ Hoài Linh hào hứng nói.

Và nhiều người đã khấp khởi mừng vì có người tiên phong xốc lại hoạt động biểu diễn tấu hài khá “náo loạn” thời gian qua. Ai dè lại phải ngưng ngang vì vắng khách.

Nghệ sĩ Thanh Tùng buồn bã: “Ðể chuẩn bị cho sự ra đời của CLB, anh em chúng tôi cực nhọc cả tháng trời mà kết quả không như ý thì buồn chứ! Hoài Linh, Cát Phượng, Trấn Thành… diễn mấy suất không lấy một cắc, tiền bán vé ít ỏi chia cho các anh em nhóm nhỏ.

Có lẽ chúng tôi hơi chủ quan, địa điểm Nhà văn hóa Thanh niên hồi nào giờ chủ yếu phục vụ miễn phí, mấy ngày tết mặt tiền nhà văn hóa trang trí hàng mai cao cũng khiến người ta không chú ý sân khấu bên trong, rồi các chương trình tạp kỹ phục vụ miễn phí ngoài trời nữa, sao khán giả chịu bỏ ra 200.000-300.000 đồng mua vé của chúng tôi…”.

Nhóm hài Đại Ngọc Trâm trong chương trình “Tài lộc chúc xuân” tối mùng 6 tại rạp Công Nhân – Ảnh: N.Lộc

Cũng vì miếng cũ xài hoài

Ðạo diễn Hoàng Duẩn, người rất thân thiết với các nghệ sĩ hài, nhìn nhận:

“Trong tình hình tấu hài hoạt động khó khăn như hiện nay, việc các nghệ sĩ mạnh dạn đứng ra thành lập CLB Nghệ sĩ hài theo tôi là một động thái rất tích cực. Nhưng khán giả đang bội thực với các tiết mục hài trên truyền hình, muốn lôi kéo họ đến sân khấu là chuyện không phải dễ”.

Xem xét một cách khách quan hoạt động diễn hài, tấu hài hiện nay, đạo diễn Hoàng Duẩn phân tích: các tiết mục hài đa số đều cũ, ít có bàn tay chăm chút của tác giả, đạo diễn, âm thanh, trang phục…

Có khi nhóm hài chỉ ngồi lại nghĩ ra ý gì đó, thế là từ ý sơ sài đó tấu qua tấu lại là xong một tiết mục. Ngoại trừ một số nhóm hài ngôi sao, các ông bầu trả cátsê khá thấp, có khi chỉ 200.000-300.000 đồng/tiết mục, chia ra mỗi thành viên chỉ còn được 50.000 đồng.

Ðiểm diễn hài ngày càng thu hẹp, từ sau khi sân khấu hài 135 mất đi thì gần như thành phố không còn sân khấu nào chuyên diễn hài. Thỉnh thoảng tấu hài diễn chung các chương trình ca múa nhạc ở Trống Ðồng, 126, phòng trà Nam Quang, MTV… Lâu lâu mới có chương trình chuyên đề riêng về hài.

Ðạo diễn Hoàng Duẩn lắc đầu: “Thiếu điểm diễn, cátsê không cao nên có những nhóm đâm ra làm biếng không chịu tập tành, miếng cũ lôi ra xài hoài, có nhóm thì chỉ diễn cầm chừng để lâu lâu còn nhận sô event, hoặc đi quay phim truyền hình thu nhập khá hơn!”.

Tết này, đạo diễn Nguyên Ðạt tổ chức các sô diễn hài liên tục từ mùng 1 đến 11 tháng giêng tại rạp Công Nhân quy tụ rất nhiều nghệ sĩ hài như Hoài Linh, NSND Ngọc Giàu, Trấn Thành, Trường Giang, Gia Bảo, ca sĩ Phương Thanh… và giá vé cũng vào hàng “khủng” 300.000-500.000 đồng/vé. Chỉ trong hai ngày mùng 6 và mùng 7 hơi yếu, còn các ngày khác chương trình của anh gần như kín khán giả.

Thành công so với tình hình chung nhưng Nguyên Ðạt lại tỏ vẻ lo lắng:

“Làm sô thì ai cũng mong thu được vốn nhưng có sát sườn với anh em mới thấy còn nhiều chuyện băn khoăn lắm. Kịch bản hài giờ cứ na ná nhau. Chương trình có bảy, tám tiết mục mà hết bốn tiết mục lên là chỉ thách đố qua lại. Có kịch bản lại vô lý, có nhóm diễn bao năm cũng không chịu thay đổi.

Trong khả năng của mình, tôi ráng nhắc nhở anh em, thậm chí tôi còn viết tiểu phẩm để tặng nhưng họ không xài, có lẽ họ ngại cái mới phải mất thời gian tập, hoặc sợ ra diễn không ăn (không chọc được khán giả cười – NV). Mà mình thì không có bất cứ sự ràng buộc nào nên không thể ép họ”.

Hài truyền hình bùng nổ, sân khấu hài… ngắc ngoải

Nghệ sĩ Thanh Tùng cảnh báo: “Khi thấy hoạt động của CLB còn khó khăn, một số nghệ sĩ hài trẻ đã bắt đầu dao động. Tôi nghĩ chúng ta cần phải vững lòng.

Thời gian tới, theo quy hoạch của thành phố thì ít nhất hai sân khấu mà nghệ sĩ hài thường bám trụ sẽ mất đi, như vậy nghệ sĩ hài sẽ diễn ở đâu nếu không có sân khấu hài của CLB? Đây là thời điểm chúng ta cần phải đoàn kết lại, cùng cố gắng làm nghề nghiêm túc để xốc lại hoạt động diễn hài, tấu hài”.

“Hài trên truyền hình đang bùng nổ, nếu bản thân nghệ sĩ không chịu thay đổi, không có ý thức làm nghề thì đến một ngày khán giả sẽ quay lưng, tẩy chay. Nhiều khi làm sô, thấy năm nay vậy nhưng không biết năm sau sẽ thế nào…” – đó là nỗi băn khoăn của đạo diễn Nguyên Đạt.

Còn nghệ sĩ hài Minh Béo thì ngao ngán: “Quá nhiều chương trình hài trên tivi nên khán giả có nhiều lựa chọn, lại còn có hài trên YouTube, các trang mạng… Có thể nói truyền hình cũng góp phần “giết” sân khấu hài, tấu hài nhiều.

Kiếm người viết được kịch bản hài tốt đỏ con mắt, vì viết tiểu phẩm hài đâu có nhiều tiền bằng viết cho phim. Người viết lại chỉ ngồi tưởng tượng, thiếu thực tế nên có khi đặt hàng 10 kịch bản mà chỉ lấy được 1!

Điểm diễn hài ít đi, trước đây tết tôi có thể chạy được chừng mười mấy điểm thì giờ chỉ còn bảy, tám điểm. Lại còn xảy ra tình trạng “chặt chém”, phá giá nhau. Có thể nói sân khấu hài, tấu hài hiện đang bị bão hòa. Các nghệ sĩ phải cố gắng tự cứu mình thôi!”.

__________

Kỳ sau: Áp lực đổi mới tiếng cười

LINH ÐOAN

 

Obertonseminar mit Tran Quang Hai, BERLIN, GERMANY , samstag 28 marz 2015


Obertonseminar mit Tran Quang Hai, BERLIN, GERMANY , samstag 28 marz 2015

Obertonseminar mit Tran Quang Hai

1454999_731316366879697_1216117640_n

tran quang hai workshop

Samstag, 28. März 2015

1000 – 1800

Die Familie von Tran Quang Hai ist bereits in der fünften Generation durch

Musiker geprägt. Sein Vater, Tran Van Khe, war ein bekannter Musiker, der sich

wie kaum ein anderer mit der vietnamesischen Musik auseinandergesetzt hat. In

Südvietnam geboren studierte Tran Quang Hai am Konservatorium von Saigon

und dem Centre d’Etudes de Musique Orientale in Paris. Seit 1968 war er

Mitglied des CNRS-Forschungsteams des Departement de Musicologie am

Musee de l’Homme in Paris. Gemeinsam mit Hugo Zemp produzierte er den

ethnomsuikalischen Film „Le Chant des Harmoniques“ (1989), der

internationale Preise gewann.

Tran Quang Hai ist ausgebildeter Performer traditioneller fernöstlicher Musik mit

nativen Instrumenten. Weiterhin ist er Komponist, Autor und Herausgeber

zahlreicher Publikationen. Er ist unter anderem bei Yves Herwan-Chotards „Les

Tambours 89“ zum 200. Jahrestag der Französischen Revolution, Nicolas Frizes

„La Composition Francaise“, beim Festival von Saint Denis 1991 und dem

inernationaslen Festival „Chant de George Khoomei“ in Kyzyl und Tuva 1995

aufgetreten.

Er befasst sich schon seit vielen Jahren mit ethno-musikalischen und

physiologischen Aspekten des Oberrtonsingens.

 http://www.overtone-network.org/profile/TRANQUANGHAI

Programm:

Samstag 28. März 2015

1000 – 1300 Obertonseminar

1300 – 1500 Pause

1500 – 1800 Obertonseminar (Fortsetzung)

Kosten: € 85,-

Anzahlung von € 40,- auf das Konto

Thang Nghiem

IBAN: DE22 1007 0024 0153 7232 00

BIC: DEUTDEDBBER

max. 15 Teilnehmer

Ort:

AIKIDO – Dojo TomoSei Berlin-Schöneberg,
                       Hauptstraße 26
                       10823 Berlin

0176 – 57 88 09 19

0151 – 23 26 82 22

030 – 782 63 94

ThangNghiem@web.de

Der Kurs wird in Englisch abgehalten; wir bitten um Verständnis dafür, dass nicht

übersetzt wird, um den Ablauf nicht zu stören.

THÚY BÌNH : Gìn giữ ngọc quý sân khấu cải lương


SÂN KHẤU

Gìn giữ ngọc quý sân khấu cải lương

Thứ tư, 11/02/2015, 00:26 (GMT+7)

Thưởng thức tài năng diễn xuất và giọng ca quyến rũ đến say lòng người của thế hệ nghệ sĩ vàng sân khấu cải lương, khán giả mộ điệu luôn tìm được những xúc cảm của riêng mình. Cảm xúc ấy xuất phát từ tình yêu thương, sự trân trọng các nghệ sĩ tên tuổi – những hạt ngọc quý, vẫn đã và đang tiếp tục có nhiều đóng góp cho nghề, cho đời.

Sức hút nghệ sĩ tài danh

Giọng ca da diết buồn thương của “sầu nữ” Út Bạch Lan, lối luyến láy ngọt lịm, nghe nao lòng của NS Phượng Liên, chất giọng thổ đặc trưng của NSND Lệ Thủy, giọng hát khỏe khoắn đến lạ kỳ của NSƯT Minh Vương, phong cách ca cổ và diễn hài duyên dáng độc đáo của NSƯT Bảo Quốc, cùng sự cố gắng hết mình làm tròn vai diễn của NSƯT Thanh Sang, trong vở cải lương Nửa đời hương phấn – một trong những vở tuồng cải lương kinh điển, vừa được tái dựng và công diễn tại nhà hát Bến Thành, đã khiến bao khán giả lặng người. Trong hai suất diễn, những tràng pháo tay cứ vang lên rộn rã khắp khán phòng, nhiệt tình cổ vũ các nghệ sĩ tài danh sau mỗi câu vọng cổ vừa dứt, sau mỗi màn trình diễn thăng hoa, đầy tâm huyết.

Dẫu rằng, các tài danh sân khấu đã và đang bước vào độ tuổi U.70; vào đúng thời điểm công diễn, NS Phượng Liên đang chịu tang mẹ; NSƯT Thanh Sang sức khỏe không được ổn định… thế nhưng, với lối diễn xuất tự nhiên, diễn như không diễn, bằng giọng ca mượt mà, ngọt ngào, rất riêng, lời hát phát ra từ tâm, lối diễn xuất nhẹ nhàng, chân phương, các nghệ sĩ thế hệ vàng sân khấu cải lương đã và đang tiếp tục trao gửi niềm tin yêu, giữ gìn sự quý trọng của bao thế hệ khán giả với sân khấu. Tất cả đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị nghệ thuật độc đáo của nghệ thuật sân khấu cải lương miền Nam.

Đây không phải lần đầu tiên một vở cải lương kinh điển được tái dựng và đạt được thành công về mặt tổ chức, doanh thu. Bên cạnh sự đóng góp của dàn nghệ sĩ kỳ cựu của sân khấu cải lương, sự phối hợp làm việc nghiêm túc của cả ê kíp thực hiện chương trình đã tạo dựng một không gian sân khấu sang trọng.

Các nghệ sĩ tài danh trong vở cải lương Nửa đời hương phấn.

Ngọc quý ngày càng ít

Nghệ thuật sân khấu cải lương đã giúp mài giũa nhiều nghệ sĩ tài danh – những hạt ngọc quý. Nhưng theo thời gian, ngọc quý đang ngày càng hiếm đi. Trong khi đó, việc tìm kiếm, rèn giũa thêm những hạt ngọc mới lại vô cùng khó khăn. Đó thật sự là nỗi lo…

Những năm qua, sân khấu cải lương gặp lắm thăng trầm. Trong điều kiện thiếu thốn ấy, anh em nghệ sĩ sân khấu vẫn luôn cố gắng duy trì hoạt động, vất vả bươn chải với nghề để có thể xây dựng, tổ chức những đêm diễn phục vụ công chúng, giúp sân khấu sáng đèn. Tuy nhiên, với tình hình thực tế khi tài danh sân khấu ngày càng ít, một số ngôi sao sân khấu cải lương đã không còn, một số nghệ sĩ tên tuổi định cư ở nước ngoài, sân khấu trong nước hiếm hoi những tài năng trẻ đủ năng lực kế thừa… đã và đang khiến những người làm nghệ thuật và khán giả yêu quý loại hình sân khấu cải lương trăn trở.

Nhìn vào thực tiễn, việc xã hội hóa nghệ thuật sân khấu từ kịch nói đến cải lương vẫn đang được các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, anh chị em nghệ sĩ tâm huyết, tích cực đóng góp. Đặc biệt, sau những suất diễn thành công tái dựng những vở cải lương xưa với sự tham gia đông đảo của những nghệ sĩ cải lương tài danh sân khấu, cho thấy sự cuốn hút đặc biệt của sân khấu cải lương vẫn luôn hiện hữu, đông đảo khán giả vẫn yêu mến và ủng hộ sân khấu nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa Nam bộ này, dù ở nhiều chương trình, liveshow cải lương, giá vé bán ra khá cao.

Với những khởi sắc dù ít ỏi đã đạt được trong thời gian gần đây của sân khấu cải lương, rất cần sự quan tâm kịp thời của các đơn vị quản lý văn hóa, cơ quan quản lý sân khấu. Bằng những hành động thiết thực, những đơn vị này cần giúp đỡ nghệ thuật cải lương truyền thống có được sự chuyển mình với những thay đổi mạnh mẽ hơn, từ việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đủ điều kiện đáp ứng công việc tập luyện, biểu diễn phục vụ, đào tạo đội ngũ sáng tác kịch bản, đạo diễn sân khấu chất lượng cao; tổ chức dàn dựng những vở tuồng hay, hấp dẫn, tạo điều kiện để thế hệ nghệ sĩ trẻ tài năng có nhiều cơ hội phát huy sở trường. Ngoài ra, phải có chế độ ưu đãi và sự quan tâm chăm lo cho những nghệ sĩ tài danh, tên tuổi, lão thành, đã dành cả đời cống hiến cho sân khấu.

THÚY BÌNH

http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/sankhau/2015/2/375379/

Các tin, bài viết khác

– See more at: http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/sankhau/2015/2/375379/#sthash.uPhy0HBo.dpuf

MINH AN : Đờn ca tài tử Nam bộ – mùa di sản kết hoa


ÂM NHẠC

Đờn ca tài tử Nam bộ – mùa di sản kết hoa

Chủ nhật, 22/02/2015, 10:44 (GMT+7)

Đờn ca tài tử Nam bộ – một loại hình nghệ thuật hàng trăm năm tuổi đã trở thành tài sản tinh thần, di sản văn hóa của Việt Nam và của cả nhân loại. Với hàng triệu người mộ điệu, ngày 5-12-2013 đã trở thành ngày đáng nhớ khi Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam chính thức được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ sự kiện trọng đại này, đờn ca tài tử đã không ngừng lan tỏa, phát triển về cả lượng và chất.

Một buổi sinh hoạt âm nhạc truyền thống do GS-TS Trần Văn Khê tổ chức tại nhà riêng. Ảnh: LÊ MINH

“Miền Nam giải phóng rồi sao không thấy Bác Hồ vào đây để thăm các cháu, cháu nhớ Bác ngày đêm tháng đợi năm… chờ. Cháu thương Bác từ khi mới học được hai chữ i tờ. Vì Bác là người lãnh tụ suốt đời vì dân tộc đấu tranh. Khi vào trường cháu học năm điều Bác dạy, yêu đồng bào yêu Tổ quốc Việt Nam…”. Cả hội trường xôn xao, tiếng vỗ tay giòn giã lẫn những ánh mắt đổ dồn khi bé Trần Thị Yến Nhi, 7 tuổi, ở quận 12 vô vọng cổ bài Cháu nhớ Bác Hồ. Tròn vành rõ nhịp nhưng giọng cô bé vẫn còn non. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến người nghe mát lòng… Dẫu không phải là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, nhưng phong trào đờn ca tài tử (ĐCTT) tại TPHCM đến nay không ngừng phát triển sâu rộng. Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa TPHCM Lê Văn Lộc hồ hởi cho hay: “Nếu như năm 2011, năm Việt Nam lập Hồ sơ quốc gia nghệ thuật ĐCTT trình tổ chức UNESCO, toàn TP có khoảng 100 câu lạc bộ với hơn 1.000 tài tử đờn, tài tử ca sinh hoạt thì đến nay, con số này đã là 200 câu lạc bộ thu hút khoảng 3.000 người tham gia”. Đáng mừng hơn là trước đây, người trẻ nhất tham gia tài tử độ 9 – 10 tuổi, thì nay đã có những em mới 6 – 7 tuổi đã làm quen, yêu mến và tham gia sinh hoạt ở môn này.

Không ít người ví von TPHCM là chốn đất lành, bởi ở nơi đô thị phồn hoa tất bật như TPHCM, ĐCTT không chỉ sống được mà còn sống khỏe và vươn lên. Có dịp về các xã nông thôn mới ở Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, mà nhất là Hóc Môn và Củ Chi, sẽ thấy được rõ nét nhất sức lan tỏa sâu rộng của nghệ thuật tài tử. Mặt khác, cuộc vận động sáng tác lời mới cho 20 bài bản tổ ĐCTT và vọng cổ do Trung tâm Văn hóa TPHCM tổ chức đã bổ sung cho kho tàng tài tử thêm hơn 300 tác phẩm, mang làn gió mới đầy hơi thở cuộc sống đương đại. 

Cũng trong năm 2015, ngành du lịch TPHCM và các sở ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện kế hoạch nhằm khai thác tuyến du lịch đường sông trên địa bàn TPHCM. Trong đó, nghệ thuật ĐCTT Nam bộ được chọn đưa vào biểu diễn phục vụ du khách quốc tế…

“Năm 2015, TPHCM sẽ triển khai cuộc vận động sáng tác, viết lời mới cho 20 bài bản tổ ĐCTT và vọng cổ dành cho thiếu nhi. Không thể để các em toàn ca bài của người lớn thế này”, đại diện Sở VH-TT TPHCM khẳng định. Có thể nói, đây là tin vui đầu năm với tài tử. Tin kế tiếp cũng vui không kém là TPHCM sẽ hoàn thiện đề án đưa ĐCTT vào học đường, do Trung tâm Văn hóa TPHCM, Nhạc viện TPHCM và Sở GD-ĐT TPHCM cùng phối hợp thực hiện. Từ nhiều năm trước, GS-TS Trần Văn Khê từng tâm tư về vấn đề này, ông cho rằng: “Ở các nước phát triển, việc giáo dục âm nhạc truyền thống được quan tâm và tổ chức rất quy củ. Cần thiết phải giáo dục kiến thức về âm nhạc truyền thống cho các em từ bậc tiểu học, có hiểu biết thì các em mới yêu thích âm nhạc truyền thống, mới ý thức trân trọng di sản của dân tộc”.

MINH AN

http://www.sggp.org.vn/amnhac/2015/2/376063/

– See more at: http://www.sggp.org.vn/amnhac/2015/2/376063/#sthash.jFRIt3TC.dpuf

TUYẾT KHOA : Ngon ngọt bánh đa cá rô Hà Nội