Michael Winslow: The man with 10,000 voices


Published on Aug 5, 2013

Michael Winslow is instantly recognizable for his role as Sgt Larvelle “Motor Mouth” Jones in Police Academy. Michael has been noted as the man with `10,000 voices. He also provided the voice for Stripe in Stephen Spielberg’s Gremlins, as well as starring in National Lampoon’s Robo Docand Mel Brooks’ Spaceballs. You can also hear him in Family Guy, King Of The Hill!,Robot Chicken and many many more. Winslow is in the country for 6 shows, tickets are on sale now. http://www.michaelwinslow.net / TWITTER: @Michael_Winslow

See more entertainment videos on NZ Herald: http://www.nzherald.co.nz/entertainme…

More from NZ Herald:

Get the latest news: http://bit.ly/1mLcysD

Like NZ Herald on Facebook: http://facebook.com/nzherald.co.nz

Follow NZ Herald on Twitter: http://twitter.com/nzherald

Follow NZ Herald Video on Twitter: http://twitter.com/nzheraldvideo

NGÀNH MAI : Nữ tài tử chiếu bóng Việt Nam đầu tiên là ai?


Nữ tài tử chiếu bóng Việt Nam đầu tiên là ai?

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2015-03-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
ky-niem-2-622

Hình Cô Hoàng Thị Thế, con của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, trong cuốn hồi ký của Cô.

Courtesy photo

Nếu như lịch sử điện ảnh Việt Nam khởi đầu từ năm 1930, với các tài tử là đào kép cải lương ở rạp Quảng Lạc, Hà Nội, thì trước đó 2 năm (1928) nữ tài tử chiếu bóng Việt Nam đầu tiên xuất hiện trong cuốn phim Pháp là cô Hoàng Thị Thế, con của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, khởi nghĩa ở đất Yên Thế miền Bắc.

Người con gái Việt

Và sau đây là câu chuyện kể của kỷ sư Nguyễn Bá Lãng, từng du học ở Pháp về (kỹ sư Nguyễn Bá Lãng là con của quan Tổng Đốc Nguyễn Bá Trác). Câu chuyện một người con gái Việt, từ là đứa con yêu quí của nhà cách mạng trên hai mươi năm vẫy vùng ở nước non Yên Thế, đến một cuộc đời điêu linh nơi đất Pháp, và rồi trở nên một tài tử màn ảnh. Tâm trạng của cô Hoàng Thị Thế là tất cả một sự quay cuồng của hoàn cảnh, mà ai nghe qua rồi cũng khó quên.

Vào năm 1928, tại đất Pháp dư luận sôi nổi lên về cuốn phim “Một Bức Thơ”, mà lúc bấy giờ người Việt ở trong nước, hoặc ngay cả các người Việt đang du học ở Pháp, cũng không ngờ cuốn phim ấy có liên quan đến một cô gái Việt Nam. Dư luận sôi nổi không phải là vì cuốn phim ấy hay nhất của thời đó, mà sôi nổi ở chỗ cuốn phim đã được cái vinh hạnh một có công chúa Trung Hoa đóng tuồng. Họ quảng cáo vị công chúa Trung Hoa này rùm beng lên để gợi cho công chúng sự háo kỳ, để rồi thiên hạ đi coi cuốn phim ấy như đi xem một kỳ quan thứ tám của thế giới.

Vào lúc ấy trong buổi thanh bình, mọi người Âu cũng như Á sống một cuộc đời bình thản, và rồi cái kỳ lạ ấy đã khơi lên trong lòng mọi người một sự nô nức, nhờ đó mà cuốn phim được hoan nghinh, hay nói rõ hơn là được nhiều người coi. Họ tranh nhau coi mặt một vị công chúa Tàu, nhưng có điều là báo chí ở Âu Châu thời ấy lại mù tịch về việc đó, các báo đã không hề cải chánh mà lại còn loan tin thêm, cho nên hãng phim vẫn tiếp tục quảng cáo om sòm để hốt bạc. Ngay cả nhân vật ấy cũng làm thinh không biết là với ý định gì, hoặc là trong hợp đồng đóng phim có cam kết điều gì mà không được nói ra chăng?

Nhưng rồi chẳng bao lâu thì người ta cũng được biết vị công chúa Trung Hoa ấy chính là cô Hoàng Thị Thế, con gái út của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám. Trong thời gian nổi lên chống Pháp, sau những trận giao tranh gây thiệt hại nhiều cho quân Pháp, cuối cùng thì cụ Hoàng Hoa Thám đã anh dũng nằm xuống tại cứ địa đấu tranh, vùng đất Yên Thế, để các thế hệ sau ghi nhớ và noi gương bất khuất của cụ.

Theo lời kỹ sư Lãng thì sau ngày cụ Hoàng Hoa Thám mất thì mẹ cô Thế bỏ trốn, cô trở thành đứa bé lưu lạc được người nào đó tạm nuôi. Thấy cô có nét mặt thông minh, khả ái nên được một viên sĩ quan cao cấp người Pháp xin đem về làm con nuôi, và để ở Hà Nội hơn một năm ngoài, rồi đem cô về Pháp cho đi học, cho ăn mặc theo Pháp.

Cô Hoàng Thị Thế vốn dòng thông minh, đi học từ năm 12 tuổi và đến năm 21 tuổi thì đậu Tú Tài, cô đang thoải mái nhẹ bước trên đường học vấn thì thương ôi, ông già nuôi mãn phần, anh em người Pháp tranh giành gia tài chia xẻ nhau. Riêng cô Thế là đứa con nuôi mũi tẹt da vàng chỉ được may mắn cho ở, ăn báo hại nơi nhà của người con trưởng của ông già nuôi ấy mà thôi .

Nhưng rồi, tình đời ghẻ lạnh với sự ăn nhờ ở cậy ấy không được bao lâu thì cô Thế chịu không nổi, mới từ giã nhà người anh nuôi mà ra giữa cuộc đời tự lập nơi xứ lạ quê người, với gió bụi và phong sương kiếm nghề thư ký và bán hàng nuôi sống. Tâm trạng của cô trong những ngày phiêu bạt ấy không cần phải nói lại, sự đau khổ đến thế nào…

Tình cờ một ngày kia, vào cuối năm 1928 có một nhà đạo diễn phim vào mua hàng một tiệm buôn nọ, bỗng bất chợt thoáng thấy một cô gái Á Đông rất duyên dáng đang đứng tiếp khách. Nhà đạo diễn lúc bấy giờ đang băn khoăn tìm một người phụ nữ phương Đông đóng vai công chúa Tàu cho cuốn phim “Một Bức Thơ”. Sau khi ướm lời với chủ tiệm thì chủ tiệm bằng lòng nhường lại cô gái bán hàng ấy, và giới thiệu đó là một công chúa Trung Hoa, sau ngai vàng đổ nát của vua cha đã phải lưu vong qua đất địa nước Pháp.

Từ cô bán hàng đến tài tử chiếu bóng

Thế rồi từ cô gái bán hàng với số lương 200 quan mỗi tháng, cô Thế đã nghiễm nhiên thành một tài tử chiếu bóng với số lương 2000 quan mỗi tháng, từ đây với số lương gấp mười, cô sống một cuộc đời tạm gọi sung túc.

De_Tham-400.jpg
Nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, chụp ảnh bên các cháu của ông. Courtesy wikipedia.

Khi cuốn phim “Một Bức Thơ” ra đời, đi khắp các thành phố đều được thiên hạ đón xem, người ta cố tình xem mặt của vị công chúa Trung Hoa đã lưu vong và trở thành cô đào màn ảnh. Thấy cô đẹp, họ bàn tán xôn xao và một số đông đã yêu cô, vì tuy xem cô đóng vai tuồng giả công chúa Trung Hoa, mọi người nhận thấy ở cô một vì công chúa thật, nhất là với nét mặt u buồn. Trong phim họ đã xét thấy tâm trạng đau khổ của một nàng công chúa, từ bên cạnh một ngai vàng rơi vào trong bụi đời hải ngoại, họ ái ngại và thương yêu cô vì thế.

Và cũng sau cuốn phim ấy thành hình, cô Hoàng Thị Thế đã phải tiếp đón hàng ngày hơn trăm người khách lạ, hoặc tới thăm viếng tặng hoa, hoặc tới phỏng vấn an ủi, hoặc tới mời cô đi dự tiệc, nhất là các công tử và phú gia đều cạnh tranh nhau để được cùng khoác tay đi chơi, hoặc dự tiệc với nàng công chúa ấy.

Trong lúc này đến các du học sinh Việt Nam ở Pháp, mà về sau tốt nghiệp đã về nước như: Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch, kỹ sư Nguyễn Bá Lãng, kỹ sư Thái Thiện Nghĩa v.v… đều có hân hạnh lui tới tặng hoa, thăm viếng, và có khi những tấm chèque to tát được trịnh trọng đem dâng cho nàng để cầu nói chuyện trong giây lát.

Nhưng rồi thì giữa cảnh tiếp đón tấp nập ấy, một thanh niên trí thức người Pháp có thế lực, đã lọt vào mắt xanh cô Hoàng Thị Thế, đôi nam nữ ấy yêu nhau và một đám cưới linh đình đã diễn ra trong năm 1931, giữa sự mến tiếc của những người “hỏng thi”.

Tưởng đâu chiếc thân bèo dạt nhờ cơ hội ấy mà yên cửa nhà, không dè sau một thời gian ân ái, đức lang quân mới hỏi đến gia tài ngày trước. Cô Hoàng Thị Thế mới đem hoàn cảnh sự thật nói cho chồng biết rằng, vào năm 1909 sau khi ông Hoàng Hoa Thám nghị hòa với quân Pháp, thì toàn quyền Paul Doumer có cắt đất Yên Thế, gồm có lối 5 ngàn cây số vuông, giao trọn cho nhà cách mạng, tức ông già vợ của chàng rể và là chủ nhân cô Thế nói trên. Chàng ta mới dùng thế lực của mình kiện chính phủ Đông Dương, lúc áy do toàn quyền Pasquier cầm đầu, để lấy lại đất đai của ông già vợ mình, đất đai thời đó trị giá những 100 triệu phật lăng! Vụ kiện đó kéo dài hai năm, bị bác bỏ.

Không thấy được kết quả, thì bấy giờ cô Thế mới thấy được lòng dạ của chồng, là từ ấy trở đi cơm không lành canh không ngọt, mặc dầu với đức hạnh của một gái Đông phương biết chiều chồng nuôi con, vẫn không an ủi chồng được, và ngày ngày vẫn kiếm chuyện xích mích gây gổ, nào “trái ấu không tròn”, nào là “bồ hòn cũng méo”. Thì ra sau khi biết rõ rằng nàng không phải đúng một vị công chúa Tàu như người ta đồn, mà chỉ là con của một người “phiến loạn” của xứ “An Nam” thì không bao lâu cái gia đình Pháp – Việt ấy tan rã, chặt đứt oan tình.

Thế rồi, cô Hoàng Thị Thế lại sống giữa cô đơn và bụi đời ở nước ngoài, tiền của dần dần cạn sạch, bấy giờ cô mới lục lại danh thiếp của bao kẻ hâm mộ nàng ngày xưa. Và ngày xưa họ đã tìm tới nhà nàng để cầu trịnh trọng được hôn bàn tay, thì lần này chính nàng lại phải kiếm gõ cửa nhà họ để nhắc lại mối cảm tình ngày trước, và cũng xem trong chuyến đò tình sang sông, còn có khách nào mến cây da cũ, con đò xưa chăng?

Thì than ôi! Nàng đâu còn là một gái xuân sắc với cặp mắt huyền mơ của ngày xưa tươi đẹp nữa. Giữa tàn tạ nàng phải sống một cuộc đời tuy không đến nỗi dơ dáng dại hình, song cũng không được xáng lạn cho lắm.

Kỹ sư Nguyễn Bá Lãng kết luận rằng: “Cuộc đời của nàng sau mối tình lang bạt kia nghe qua mà lòng se lại, tôi cũng rất tiếc cho con người tài hoa xinh đẹp ấy, nhiều khi vì sự sống còn ở nước người, đã phải đi gõ cửa từng nhà bạn quen, để giải quyết vấn đề bao tử của ngày ấy!

Từ sau trận đại chiến ở Âu Châu, kiều bào ở Pháp không còn ai gặp lại cô Hoàng Thị Thế nữa, không biết trong loạn lạc lúc ấy nàng có phải làm con thiêu thân cho bom đạn chăng? Nhưng cái ngày chót mà các Việt kiều du học ở Pháp được gặp nàng là vào cuối năm 1939, và cô Thế có cho hay trên một chuyến tàu rằng, nàng sang nước Bỉ. Mấy tháng sau thì quân của Hitler ào ào tràn sang Bỉ mà tiến qua Pháp, đạo binh ấy có quét nàng đi như một hạt bụi, hay như một chiếc lá khô giữa đàng chăng?”

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/traditional-music-0313-nm-03132015231914.html

TỪ THỨC : Tiểu Tử, những giọt nước mắt, những tiếng thở dài


Tiểu Tử, những giọt nước mắt, những tiếng thở dài

Từ Thức
2015-01-08
034_915643.jpg

Người Sài Gòn, ảnh minh họa.

AFP photo

André Gide nói ‘’ C’est avec les beaux sentiments qu’on fait de mauvaise littérature ‘’  ( Với những tình cảm tốt, người ta làm văn chương dở ) (1) . Tiểu Tử là một nhà văn đã chứng minh ngược lại, có thể viết hay với những tình cảm tốt. Trong tác phẩm của ông, hầu như chỉ có những tình cảm tốt , chỉ có tình người. Một nhân vật nói về một nhân vật khác trong truyện ngắn ‘’Made in Vietnam’’ : người chi mà tình nghiã quá héng ? ‘’ . Độc giả nghĩ tới câu đó mỗi lần lại gần những nhân vật của Tiểu Tử. Người chi mà tình nghiã quá héng. Độc giả chai đá tới đâu , đọc Tiểu Tử cũng không cầm được nước mắt. Người ta khóc, nhưng sau đó thấy ấm lòng, vì thấy trong một xã hội đảo lộn, vẫn còn đầy tình người, vẫn còn đầy thương yêu, vẫn còn nghiã đồng bào vẫn còn những người tử tế . Và thấy đời còn đáng sống. Một nhà văn Pháp nói văn chương, trước hết là xúc động. Trong truyện ngắn của Tiểu Tử, sự xúc động hầu như thường trực.

Miệt Vườn

Tiểu Tử là một nhà văn miền Nam điển hình, con đường nối dài của những Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam. Văn của ông là lối kể chuyện của người miền Nam, bình dị nhưng duyên dáng, duyên dáng bởi vì bình dị, tự nhiên. Tiểu Tử không ‘’ làm văn ‘’ . Ông kể chuyện ; không có chữ thật kêu, không có những câu chải chuốt. Với cách viết, với ngôn ngữ chỉ có những tác giả miền Nam mới viết được. Không hề có cường điệu, không hề có làm dáng. Người đọc đôi khi có cảm tưởng tác giả không mấy ưu tư về kỹ thuật viết lách. Ông viết với tấm lòng.

Ngay cả tên những nhân vật cũng đặc miền Nam, không có Lan, Cúc, Hồ Điệp , Giáng Hương như trong tiểu thuyết miền Bắc, không có Nga My, Diễm My , Công Tằng Tôn Nữ như Huế, chỉ có những con Huê, con Nhàn, con Lúa, thằng Rớt, thầy Năm Chén, thằng Lượm , bà Năm Chiên, bà Năm Cháo lòng. Các địa danh cũng đặc Nam kỳ, không có Cổ Ngư, Vỹ Dạ, Thăng Long, chỉ có những Nhơn Hoà, Cồn Cỏ, Bò Keo, Bình Quới, những tên, những địa danh rất ‘’miệt vườn’’, chỉ đọc cũng đã thấy dễ thương, lạ tai, ngồ ngộ. Âm thanh như một câu vọng cổ ai ca bên bờ rạch.

Tiểu Tử , 88 tuổi, kỹ sư dầu khí, tác giả nhiều tập truyện ngắn ( Những Mảnh Vụn, Bài ca Vọng Cổ, Chuyện Thuở Giao Thời ) học ở Marseilles, hiện sống ở ngoại ô Paris,  nhưng văn của ông không lai Tây một chút nào. Rất Việt nam, đúng ra rất Nam Việt, với lối viết như người ta kể chuyện bên ly la de, bên tô hủ tíu, với những chữ nghen, chữ héng, chữ nghe..’’ Cần gì cứ nói nghe cô Hai, đừng ngại. Mình với nhau mà ..’’.Dưới ngòi bút của một tác giả người Bắc, người Trung, gọi người đàn bà là con Huê, con Nhàn có vẻ hỗn, ở Tiểu Tử, nó chỉ có sự thân ái.

Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Tiểu Tử đã chứng tỏ ngôn ngữ địa phương, cách diễn tả địa phương làm giầu cho văn hoá dân tộc. Cố gắng bắt chước lối diễn tả Hà Nội là một lầm lỗi, nó chỉ làm cái vốn văn hoá của ta nghèo đi. ( Sự thực Hà Nội ngày nay không còn gì là nơi văn vật, cái gì cũng ‘’ đéo ‘’. Còn báo Nhân Dân không ? Đéo còn, chỉ còn Người Hà Lội )

Những giọt nước mắt

Văn chương là hư cấu, nhưng đọc Tiểu tử, người ta thấy cái chân thực, có cảm tưởng không có chi tiết nào là kết quả của tưởng tượng. Tất cả đều là những chuyện tác giả đã sống, hay đã nghe kể lại . Vả lại, ở Việt Nam, thực tế vượt xa tưởng tượng. Cái đau đớn, cái thảm kịch mỗi người Việt Nam đã, đang sống, không có người viết văn nào, giầu óc tưởng tượng tới đâu, có thể bịa ra. Trong ‘’ Thầy Năm Chén ‘’, ông thầy thuốc, suốt đời làm việc nghiã, bị cách mạnh hành hạ, chuẩn bị cho con vượt biên. Khi giã từ con, ông đưa cho con, thằng Kiệt, ‘’ một cái gói mầu đỏ đã phai màu, cột làm nhiều gút’’  , nói : ‘’cho con cái ni (ông già người gốc Huế ). Con giữ trong người để hộ thân.’’ Kiệt đến Cannada an toàn, một ngày dở cái gói của cha cho ngày vượt biển. Trong đó có … ba cái răng vàng. Thầy Năm Chén, nhờ ơn cách mạng, trở thành vô sản  đã cạy ba cái răng vàng cho con làm của hộ thân  đi tìm đường sống ở xứ người. Độc giả hiểu tại sao từ ngày con đi, ông Năm Chén chỉ húp cháo.

‘’ Chiếc Khăn Mùi Xoa ‘’ có thể coi là  điển hình cho truyện ngắn Tiểu Tử , trong đó có sự xúc động cao độ, đẫm nước mắt, với những nhân vật nhân hậu, giầu tình nghiã, những chi tiết éo le như một cuốn phim tình lãng mạn, nhưng đơn giản, chân thực.

Một người Việt tị nạn ở Pháp về thăm nhà, gặp những người bạn học cũ, trong đó có nhân vật chính, ‘’ con Huê ‘’, sự thực là một người đàn bà đã đứng tuổi. Ông ta kể lại :  ‘’Con Huê tiễn tao ra cổng, đứng ngập ngừng một lát rồi bỗng nói một mạch, là lạ, như tụi mình trả bài thuộc lòng thuở nhỏ : Anh qua bên Tây , gặp anh Cương nói em gởi lời thăm ảnh . Nó nói rồi bỏ chạy vội vào trong, tao thấy nó đưa tay quệt nước mắt mấy lần. Tao đứng chết trân, nhớ lại lời con Nhàn, em con Huê, nói với tao : Anh biết không, chị Huê thương anh Cương từ hồi còn nhỏ lận .  Người con gái ở quê mình nó thật thà, trung hậu đến mức độ mà khi trót thương ai thì thương cho đến chết. Họ coi đó là tự nhiên , phải có nước lớn nứơc ròng ‘’.

Tiểu Tử viết chuyện tình âm thầm của người đàn bà từ ngày còn đi học, tới ngày nay đã bạc đầu, với người bạn trai ngày xưa tên là Cương, nhưng sóng gíó 75 đã khiến người đàn ông bỏ nước đi lánh nạn. Người con gái của ông Cương, đang sống ở Bruxelles, đọc truyện, cho tác giả hay bố mẹ đều đã qua đời. Trước khi chết, Cương dặn con gái : ‘’ Con ráng tìm cách về Nhơn Hoà, Cầu Cỏ, trao cái này cho cô Hai Huê, nói ba không quên ai hết ‘’. ‘’Cái này ‘’ là một bao thư, trong đó có chiếc khăn mùi xoa cô Huê đã tặng Cương thời trẻ. Người con gái thấy thương bố , thương cô Hai Huê không cùng. Cô gái đi Việt Nam, một xứ xa lạ, tìm về Nhơn Hoà, Cầu cỏ, tìm người đàn bà tên Huê để trao lại kỷ vật của người đã qua đời. Cô Hai Huê xỉu đi khi nghe tin người bạn xưa đã chết. Hai người đàn bà, một già, một trẻ ôm nhau khóc. Cô gái mang cô Hai Huê sang Bỉ, sống với nhau như mẹ con. Người chi mà…Nếu bạn là người tưởng mình có tâm hồn sỏi đá vì đã sống, đã chứng kiến đủ mọi thảm kịch của đời sống, nhất là đời sống của một người Việt Nam, bạn sẽ ngạc nhiên thấy mình đang lau nước mắt.

Không Điên Cũng Khùng

Thế giới truyện ngắn của Tiểu Tử xoay quanh hai đề tài chính: những kỷ niệm về một Miền Nam hiền hoà, chất phác, nhân hậu ngày xưa, với những trò vui đùa, nghịch ngợm của đám bạn bè trẻ, những mối tình mộc mạc của những người dân quê và, sau đó,  những đảo lộn sau 75, khi tai họa trên trời giáng xuống. ‘’ Tất cả đều bị xáo trộn, bị nghịch lý đến nỗi tao sống trong đó mà lắm khi phải tự hỏi : làm sao có thể như vậy được ‘’. Một xã hội vô tư, kể cả vùng quê, trở thành địa ngục. Chỉ còn hận thù, phản trắc, gian sảo, cướp đoạt, dối trá.

Những nhân vật của Tiểu Tử không còn cười đuà, vui chơi, dễ dãi nưã. Đó là những nhân vật đầy ưu phiền như ông Tư, như bà Hai, như thầy Năm Chén, như anh Bẩy, như bà Năm Cháo lòng. Một xã hội đổ nát, rách bươm. ‘’Những người ‘’cách mạng’’ xông vào nhà, ngang nhiên hùng hổ, như một bọn cướp. Họ ‘’bươi ‘’ từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ sau ra trước…giống như gà bươi đống rác.Gặp gì kiểm tra nấy. Vậy rồi…hốt hết. ‘’

Sau 75 , người ta truyền nhau một câu ca dao mới : Thằng khôn thì đã vượt biên. Những thằng ở lại không điên cũng khùng. Các nhân vật của Tiểu Tử, vốn là những người miền Nam hiền lành, dễ tin, yêu đời, nhiều người đã hết lòng với ‘’kháng chiến ‘’, sau ‘’ cách mạng’’, đều bị đàn áp, gia sản bị cướp đoạt trắng trợn trong những chiến dịch ‘’ đánh tư sản mại bản ‘’ trở thành không điên cũng khùng.

Ông Tư ( trong IM LẶNG ) là người có gia sản ở Saìgòn, đã bí mật đóng góp tài chánh cho ‘’Giải Phóng’’. Khi Cộng Sản chiếm miền Nam, không những không được trả ơn, mà bị hành hạ, gia sản bị cướp sạch. ‘’ Bỗng nhiên ông Tư nhận thức rằng tất cả những gì thuộc về ông bây giờ chỉ còn lại người vợ cuả ông đang chờ đợi ông ở nhà ‘’. Nhưng bà vợ tiếc cuả, uất hận vì bị cách mạng lưà gạt, suốt ngày đay nghiến, trách móc chồng. Rốt cuộc hai vợ chồng tìm được cách chạy sang Pháp, nơi con trai ông đã được bố mẹ gởi đi du học, đã thành đạt, có nhà cưả sang trọng. Ông con hỏi bố ở chơi bao nhiêu ngày. Ông Tư nói ở lại luôn. Ông con nói, giọng đặc ‘’Việt kiều yêu nước’’ : ‘’ Ủa, sao lại ở luôn. Bây giờ nước nhà độc lập rồi, không còn thằng nào ngồi trên cổ mình hết; vậy mà ba má bỏ qua đây luôn. Thiệt là vô lý ‘’. Ông Tư trở thành một người câm, không nói gì với ai nưã. Cho đến một hôm ông lầm lũi lội xuống biển cho nước cuốn đi. Ông Tư là một ‘’ thằng khôn’’ đã vượt biên, nhưng cái đau đớn bám ông già cho dù có trốn ở cuối chân trời, cuối cùng chỉ có nước biển mới rửa sạch.

Bà Hai ( trong Thằng Đi Mất Biệt ), con cái chết, gia tình tan nát, suốt ngày ngồi chờ đưá con trai còn lại bị đưa đi cải tạo. ‘’ Khi trời nắng ráo, bà đi tuốt ra ngoài vàm rạch, lên ngồi trên môi đất có thể nhìn thẳng qua bên kia sông. Như vậy, ‘ khi nào thằng nhỏ nó về, mình thấy nó từ đằng xa, nó có đi đò, trong đám đông, mình cũng nhìn ra đươc nó liền hà ‘’.

Thầy Năm Chén, phòng mạch bị chiếm, con trai phải bỏ đi vượt biển. ‘’Chia tay nhau mà hai cha con không dám ôm nhau. Sợ người ta để ý. Thầy không đưa con ra cổng nghiã trang. Sợ người ta để ý. Thầy không dám để rơi một giọt nước mắt. Sợ người ta để ý. Thầy chỉ thở dài. Thời buổi bây giờ chỉ thở dài là không ai để ý. Bởi vì ai cũng thở dài hết ‘’.

Ông già bới rác ( truyện cùng tên ) là một ông già có công với ‘’cách mạng’’, bi cách mạng cướp hết không còn manh giáp, trở thành khùng, suốt ngày lang thang ngoài đường bới rác, ‘’ tao bới rác để kiếm mấy thằng Việt Cộng tao đã nuôi trong nhà ‘’

Trong Những Mảnh Vụn , người yêu ‘’ đi chui  bán chánh thức ‘’, nghiã là đi vượt biển do cán bộ tổ chức, biệt tăm, chắc mất xác vì tầu quá cũ bị chìm , anh Bâỷ suốt ngày, như một người mất hồn, đi qua lại tất cả những nơi ngày xưa hai người vẫn hẹn hò. ‘’ Bẩy không biết mình đang đi lượm những những mảnh vụn của cuộc tình. Nếu không có cái ‘’ngày cách mạng thành công ‘’ đã thật sự thành công trong nhiệm vụ đập nát tất cả những gì của miền Nam, kể cả những gì nhỏ bé nhứt, tầm thường nhứt như tình yêu của chàng trai và cô gái đó ‘’.

Bà Năm cháo lòng ‘’ vẫn bán cháo lòng, lâu lâu vẫn chửi thằng con mà giống như bà chửi cả nước ‘’

Đọc Tiểu Tử, người ta không thể không xúc động. Nhưng văn Tiểu Tử cũng đầy nét khôi hài, những nhận xét ngộ nghĩnh. Phòng mạch của Thầy Năm Chén ‘’bịnh nhơn cũng vắng. Làm như người ta sợ quá rồi…quên bịnh. Trái lại, bên phía chuà thì lại đông người lui tới và ngày nào cũng có người. Làm như người ta chỉ còn biết …dựa vào Phật ‘’. Qua vài nét chấm phá, ông ghi lại những cảnh trái tai gai mắt, những cảnh lố bịch của những người thắng trận. Những cảnh không biết nên cười hay nên khóc diễn ra trước mắt, mỗi ngày, chỉ cần ghi lại, không cần thêm thắt, bình luận. André Gide : Plus un humouriste est intelligent, moins il a besoin de déformer la réalité pour le rendre significative ( Một nhà khôi hài càng thông minh, càng không cần bóp méo sự thực để làm cho nó có ý nghiã ). Tiểu Tử không cần bóp méo sự thực, chỉ việc cúi xuống lượm, ghi lại những cái lố lăng, đảo lộn luân thường diễn ra mỗi ngày, trước mắt.

Muốn hiểu lịch sử, hay xã hội trong một giai đoạn lịch sử, không gì hơn là đọc các nhà văn. Hơn là những sử gia, những nhà biên khảo, nhà văn, trong vài chữ, vài nét, cho thấy mặt thực của xã hội. Văn chương đi vào trái tim, trong khi biên khảo chỉ đi vào trí óc. Không có xúc động, rất khó có cảm thông, không có cảm thông, không sống với người trong cuôc, làm sao hiểu được ? Một câu danh ngôn : ‘’ một người chết là một bi kịch, một triệu người chết chỉ là một con số thống kê ‘’. Nhà văn không làm thống kê, chỉ ghi lại bi kịch của mỗi nhân vật, của tôi, của anh , của mỗi người. Mỗi câu chuyện là một bi kịch ; hay bi hài kịch – farces tragiques-của một thời đảo điên.

Truyện ngắn Tiểu Tử, với lối hành văn bình dị, linh động là một cuốn tự điển sống của ngôn ngữ miền Nam thời chưa loạn. Đó là kho tàng quý; trong khi ở hải ngoại, chữ Việt càng ngày càng lai Tây, lai Mỹ; trong nước càng ngày càng lai Tầu, với những chữ, những lối nói ngớ ngẩn, đôi khi kỳ quái, khiến tiếng Việt không còn là tiếng Việt, báo hiệu một ngày người Việt không còn là người Việt. Và, từ đó, nước Việt không còn là nước Việt. Nguyễn Văn Vĩnh : tiếng Việt còn, nước Việt còn…

Truyện ngắn Tiểu Tử là những giọt nước mắt, những tiếng thở dài, nụ cười đùa cợt trong những ngày bình an và ngay cả, nhất là, trong cơn đớn đau cùng cực. Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm của một thuở giao thời. ‘’Chuy ện Thuở Giao Thời ‘’ là tựa tập truyện sau cùng của tác giả. Nhưng chữ thuở giao thời còn nhẹ quá. Phải nói là một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử dân tộc Việt, một dân tộc vốn đã quen ăn nằm với máu và nước mắt ( 2) .

TỪ THỨC ( Paris JAN 2015 )

1 . A.Gide muốn nói muốn viết văn, phải đi vào tận cùng tâm khảm của con người. Và nếu đi tới cùng, sẽ thấy nhiều cái xấu, cái lở lói. Bản chất con người phức tạp, đời sống phức tạp, cái xấu cái tốt lẫn lộn. Văn chương phải lột trần được cái sự thực đó.

2. Trên đây là bài nói chuyện nhân dịp ra mắt sách của Tiểu Tử ở Paris, ngày 03/01 /2015 . Những đoạn văn được trích dẫn từ ba tuyển tập truyện ngắn : Những Mảnh Vụn , Tiếng Ca Vọng Cổ, ChuyệnThuở Giao Thời. Điạ chỉ e-mail liên lạc : vanvovan9@gmail.com

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/kyuc40nam-01082015-01082015110151.html

TRUYỆN NGẮN của nhà văn TIỂU TỬ


truyện ngắn

Tiểu Tử

Võ Hoài Nam là tên thật của nhà văn Tiểu Tử, quê quán ở Gò Dầu Hạ (Tây Ninh). Ông tốt nghiệp trường kỹ sư Marseille (Pháp) năm 1955. Về Việt Nam, Ông dạy tại trường Pétrus Ký niên khóa 1955/56, sau đó làm việc cho hãng dầu Shell VN từ 1956 cho đến ngày 30/04/1975. Ông định cư ở Pháp từ năm 1979. Ông đã qua Côte d’ Ivoire (Phi Châu) làm việc cho Công ty Đường Mía của Nhà Nước (1979-1982), kế đó, ông vào làm hãng dầu Shell Côte d’ Ivoire cho đến khi về hưu.
Trước năm 1975, Ông phụ trách mục biếm luận “Trò Đời” của nhật báo Tiến với bút hiệu Tiểu Tử. Đây là bút hiệu mà tác giả vẫn dùng cho những truyện ngắn hay tạp văn mà ông viết sau này, từ khi lưu vong…

Tác phẩm đã xuất bản: “Những Mảnh Vụn”( 2004 ) và “Bài Ca Vọng Cổ”( 2006 ).
Võ Hoài Nam còn là một họa sĩ, tranh của ông là một thế giới hiền hòa thơ mộng kết hợp giữa những đường nét linh động và màu sắc tươi vui đằm thắm.

Ái hữu ĐHSP Sàigòn hân hạnh gởi đến độc giả những truyện ngắn rất cảm động của tác giả Tiểu Tử.


http://daihocsuphamsaigon.org/index.php/van/80-tieutu/426-truyenngantieutu

VẦNG TRĂNG CỔ NHẠC 166 [HD] ngày 30/1/2015


Published on Feb 1, 2015

Chương trình Vầng trăng cổ nhạc lần 166 diễn ra vào lúc 20h30, thứ 6, 30-01-2015 với sự tham gia của các nghệ sĩ:
– Ca sĩ: NSUT Vân Khánh, Quốc Đại,Nguyễn Phi Hùng, Tống Hạo Nhiên, Ưng Hoàng Phúc…
– Nghệ sĩ: Lê Tứ, Minh Trường, Phùng Ngọc Bảy, Minh Hải, Thanh Cường, Ngọc Trắng, Hồ Ngọc Trinh, Bùi Trung Đẳng, Ngọc Đợi, Võ Thành Phê, Thanh Nhường, Ngọc Quyền, Như Huỳnh, Võ Minh Lâm….
MC: NSUT Quế Trân & Quỳnh Giao

VẦNG TRĂNG CỔ NHẠC 165 [HD] ngày 4/1/2015


Published on Jan 5, 2015

Chương trình VTCN lần 165 diễn ra vào lúc 21g00, ngày 4 tháng 1 năm 2015 tại Nhà hát Truyền hình HTV, Truyền hình trực tiếp trên HTV9 với thiết kế sân khấu hoàn toàn mới, xây dựng chương trình mới lạ… nhằm chào mừng sinh nhật 14 tuổi và chuẩn bị cho năm mới 2015!

Thành phần nghệ sĩ tham dự:
– Dẫn chương trình: Diễn viên điện ảnh Quý Bình và MC Hồng Phượng
– NSND Lệ Thuỷ
– NSUT: Thanh Điền, Thanh Kim Huệ, Trọng Hữu, Kim Tử Long, Cẩm Tiên, Phượng Hằng, Trọng Phúc, Tấn Giao, Quế Trân, Linh Tâm
– Các nghệ sĩ: Châu Thanh, Linh Trung, Kim Phương, Ngọc Đợi, Huyền Trang, Mỹ Hằng…
– Ca sĩ: Tống Hạo Nhiên, Khánh Loan, Kim Cương…