GIA CHÁNH VIỆT NAM và NGOẠI QUỐC


Nấu những món ăn Việt http://afamily.vn
Nấu những món ăn gia đình
Tập chí ẩm thực
Nấu những món mặn
Nấu những món chay
Nấu những món ngọt
Nấu những món ăn ngày Tết
 
Nấu 100 món ăn Pháp
900 món ăn Pháp
 
Nấu 208 món ăn Ý
Nấu những món ăn Ý
Nấu 129 món ăn Nhật
Nấu 101 món ăn Tàu
Nấu 77 món ăn Thái Lan
Nấu 57 món ăn Turquie
Nấu 34 món ăn Phi châu
Nấu 118 món ăn Algérie
Nấu 92 món ăn Maroc
http://www.vietsciences.free.fr
©  http://vietsciences.free.fr 

WEBSITE http://www.naungon.com / Ẩm thực Việt Nam / Gastronomie


nau ngon 3
HOME VIDEO MÓN ĂN VÙNG MIỀN NGUYÊN LIỆU CHUYÊN MỤC CÁC KIỂU MÓN ĂN (7427) Ăn Chơi (202) Bánh Trái (744) Chè Mứt Kẹo (616) Gỏi – Salat (722) Hoa Qủa (13) Khai Vị (270) Món bún, phở (195) Món Canh (626) Món Chay (364) Món Cơm (187) Món Cuốn (171) Món lạ hiếm (201) Món Lẩu (127) Món Nhậu (53) Món Nước (125) Món Sốt (185) Món Súp Cháo (209) Món Tráng Miệng (875) Món xôi (41) Người già Trẻ Em (70) Nước Chấm (3) Phổ Thông (605) Theo Dịp (280) Thức Uống – Coctai (355) Điểm Tâm (236) CHUYÊN MỤC (2598) Cõi người ta (173) Gia Vị (102) Học ăn nói (102) Hương quê nhà (1580) Quê Nhà Quê (34) S.khỏe dinh dưỡng (448) Sản phẩm nhà bếp (36) Thuốc Nam, Bắc (72) Vệ sinh (51) MÓN ĂN CÁC VÙNG (1827) Món ăn miền Bắc (182) Món ăn miền Nam (712) Món ăn miền Trung (89) Món ăn nước ngoài (844) NGUYÊN LIỆU (2146) Bầu Bí Mướp (8) Cá Biển (102) Cá Nước Ngọt (84) Chao (12) Chim (4) Cua (33) Dê (7) Dưa (10) Ếch (3) Lương (16) Mì Căng (429) Món Mắm (54) Món Măng (6) Mực Sứa (24) Ngêu Sò Ốc Hến (31) Rau Cỏ (135) Thịt Bò (79) Thịt Gà (100) Thịt Heo (137) Thịt Vịt Gan Ngỗng (14) Tôm (113) Tương (137) Đậu Hủ (36) PHƯƠNG PHÁP (6752) Chiên Rán (1103) Góc bếp (401) Hầm Ninh (247) Lên Men (105) Mẹo Vặt (33) Món Hấp (581) Món Kho (453) Món Luộc (222) Món muối chua (40) Món Nướng (900) Món Om (398) Món Quay (7) Món Xào (997) Phương Pháp Khác (809)
 CÁC KIỂU MÓN ĂN, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP Page 1 of 298 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 … 298 > NauNgon.com | Sưu tập công thức nấu ăn ngon 2013.

MAI AN : Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền: Ca trù là thể loại nghệ thuật đầu tiên bước lên sân khấu


Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền: Ca trù là thể loại nghệ thuật đầu tiên bước lên sân khấu

http://citinews.net/giai-tri/nha-nghien-cuu-bui-trong-hien–ca-tru-la-the-loai-nghe-thuat-dau-tien-buoc-len-san-khau-O4NIMBI/

http://www.sggp.org.vn/amnhac/2015/1/373842/

25-01-2015 01:26 – Theo: sggp.org.vn

Được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp từ năm 2009, nhưng đến tận giữa tháng 1-2015, tại đền Hàng Kênh (Hải Phòng) lần đầu tiên một canh hát ca trù cửa đình theo lối cổ mới được phục dựng. Theo nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (ảnh), người nhiều năm nghiên cứu loại hình nghệ thuật dân gian này thì đây có thể được coi là một mốc quan trọng, xóa tan nỗi lo không còn ai gìn giữ được di sản tri thức của cha ông để lại.

>> Bước chuyển mới của nghệ thuật truyền thống
>> ‘Tái sinh’ nghi thức hát cửa đình sau nửa thế kỷ: Khi đào nương khóc…
>> Phục dựng thành công chầu hát cửa đình
>> Niềm tin phục sinh hát cửa đình

* Phóng viên: Suốt một thời gian dài, ca trù cửa đình – vốn vẫn được các nghệ nhân coi là gốc của ca trù – gần như đã biến mất. Ngay cả những nơi từng được coi là cái nôi của môn nghệ thuật này, nhiều người cũng không còn biết đến ca trù cửa đình. Vậy, lần phục dựng này được thực hiện trên nguyên tắc nào?

bui trong hien

* Nhà nghiên cứu BÙI TRỌNG HIỀN: Ca trù đã có tuổi đời đến cả ngàn năm lịch sử, là thể loại nghệ thuật đầu tiên bước lên sân khấu chuyên nghiệp. Từ thời Lý hoạt động của đào kép trong xã hội Việt nhộn nhịp đến mức triều đình phải đặt ra chức quan quản lý công việc làm ăn đó, gọi là quản giáp, sau này là giáo phường. Trải qua ngàn năm như vậy hoạt động của đào kép gói gọn và gắn bó chặt chẽ với cửa đình. Đình làng Việt xuân thu nhị kỳ mở hội, các giáo phường ca trù có nhiệm vụ đến hát thờ, chính vì thế ca trù có tên gọi khác là hát cửa đình. Lần phục dựng này hoàn toàn dựa trên trí nhớ của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ. Cho đến nay, trong số những nghệ nhân chúng ta biết trong 10 năm qua chỉ có mình ông hát cửa đình, còn lại đều hát ca quán. Hát cửa đình so với ca quán lệch nhau nhiều, có những làn điệu chỉ hát cửa đình và ngược lại. Số lượng và sự bề thế lớn chỉ có ở hát cửa đình, ca quán chỉ có hai người thôi.

Tài liệu có một số nhắc đến, nhưng cái bản mô tả chi tiết rất tiếc không thấy nói ở đâu. Chỉ tả chung chung, so với bản theo ghi nhớ của nghệ nhân Phú Đẹ với làn điệu cụ thể, có cái giống, cái khác. Sự khác nhau đó mang tính dị bản, quá khứ.

* Từ đâu mà anh khẳng định rằng ca trù là thể loại nghệ thuật đầu tiên bước lên sân khấu biểu diễn giải trí chuyên nghiệp?

* Hát cửa đình là tên gọi và hình thức cổ xưa nhất của ca trù. Bản thân hát ca trù, cũng nói việc hát thẻ, hát cửa đình, cửa đình chi trả tiền công bằng thẻ bằng trù, ca trù gắn với hát cửa đình. Đến cuối thế kỷ 19, 20 các đào kép mới ra các đô thị lớn để mở quán hát, nhà hát. Tôi có thể khẳng định ca trù là thể loại đầu tiên bước lên sân khấu biểu diễn giải trí chuyên nghiệp. Trước đó nó là hình thức dân gian. Phương thức quan hệ với làng Việt, phương thức chi trả bằng thẻ cũng được xác định trong lịch sử.

Theo một số tài liệu để lại thì xưa một giáo phường ca trù ôm nhiều cửa đình tại địa phương. Ví dụ giáo phường quê của nghệ nhân Phú Đẹ ở Hải Dương cai quản hai, ba chục cửa đình. Quyền hát cửa đình đó được triều đình phong kiến công nhận, truyền từ đời này qua đời khác. Những giáo phường có nhiều cửa đình quá, muốn san sẻ cho các giáo phường bạn thì họ phải mua lại hát cửa đình đó. Hay đình đó không muốn giáo phường A, muốn giáo phường B hát, thì bỏ tiền ra trả giáo phường A, mua lại bản quyền đó, khi đó mới có quyền mời giáo phường B. Việc làm ăn của đào kép xưa trải qua hàng trăm năm, trở thành mẫu mực âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Đến đầu thế kỷ 20, hình thức của nó vẫn còn, nhưng được cắt bớt đi. Nhà Nguyễn có ra lệnh, sắc xuống cấp dưới, từ nay trở đi đào kép không được chi trả bằng thẻ nữa. Từ đấy các đào kép chuyển từ hát thẻ sang hát khoán, trình thức cũng rút lại. Hát thẻ rất dài, có khi kéo dài vài ba đêm, càng hát dài càng hay thì được nhiều thẻ, nhiều tiền. Còn hát khoán thì thôi. Cho nên đến thời Nguyễn trình thức hát cửa đình được rút gọn rất nhiều so với tài liệu ngày xưa. Chúng tôi có thể coi phần cha ông truyền dạy cho chúng ta hôm nay là mặt cắt lớp cuối cùng, khoảng giữa thế kỷ 20.

* Đã nhiều năm nay các phường ca trù không còn hát ca trù ở cửa đình nữa. Trong các tài liệu có nghiên cứu nhiều về đề tài này không?

* Ngày xưa hát của đình sau khi ca công vào làm lễ xong thì tuồng, chèo mới bắt đầu biểu diễn. Nói như thế thấy trình thức hát ca trù ngày xưa vô cùng quan trọng. Trong Việt Nam phong tục, Phan Kế Bình viết thời xửa thời xưa, những ca công mỗi lần đi hát dắt díu nhau mấy chục người. Tôi cho đấy là hình ảnh rất đẹp. Nếu như hiểu trình thức hát cửa đình, không chỉ có hát, mà còn có múa, diễn xướng trò diễn và giáo phường ca trù thực sự là đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp tổng hợp, với phương thức truyền dạy, sáng tạo diễn ra trong đó.

* Theo anh, đâu là khó khăn nhất trong việc bảo tồn nghệ thuật ca trù?

* Muốn bảo tồn phải có tiền. Đào kép xưa sống được bằng nghề. Ca trù là hình thức âm nhạc chuyên nghiệp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ghi nhận. Nghề càng giỏi càng nhiều tiền. Bây giờ không hoàn toàn sống được bằng nghề. Ở phương Tây, những giá trị tinh thần cao quý như nhạc cổ điển chẳng hạn, không bảo tồn bằng lòng từ thiện của người dân thì phải có nhà bảo trợ, nhà hát. Nhà hát phải được bao cấp của nhà nước, hay doanh nghiệp. Giờ đây, có cho con đi học ca trù không? Hay học nhạc nhẹ để được lên ti vi, kiếm tiền cho nhanh? Rõ ràng học ca trù rất khó, ít sự lựa chọn. Nó cần được bảo vệ, tài trợ bằng chính sách đặc biệt của nhà nước, như thế người ta mới yên tâm. Đào kép bây giờ hoàn toàn sống bằng trái tim tình yêu ca trù.

Như CLB ca trù Hải Phòng chẳng hạn. Để có thể phục dựng được canh hát ca trù cửa đình, họ đã bỏ công sức, thời gian, tiền bạc về Hải Dương, tìm nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ để xin cụ truyền nghề. Bốn tháng cứ đi lại, học tập như vậy không hề đơn giản. Song học được rồi, có giữ và truyền được cho thế hệ kế tiếp hay không lại là câu chuyện khác. Nhiều người yêu, giỏi ca trù lắm nhưng còn gánh nặng cơm áo vì thế cái khó nhất theo tôi đúng vẫn là kinh tế.

HOA QUỲNH : PHẠM THỊ HUỆ /Dùng chữ tâm để “giữ lửa” ca trù


Dùng chữ tâm để “giữ lửa” ca trù

http://citinews.net/giai-tri/dung-chu-tam-de–giu-lua–ca-tru-5GEZYEA/

21-10-2014 08:00 – Theo: suckhoedoisong.vn

Nhiều lần gặp ca nương Phạm Thị Huệ – Chủ nhiệm giáo phường ca trù Thăng Long ở trong và ngoài sân khấu ca trù, các chương trình âm nhạc truyền thống….

>> Chương trình nghệ thuật chào mừng ngày quốc tế NCT (1/10) và Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10): Không gian sinh hoạt nghệ thuật đặc sắc
>> Ngọc Anh ‘máu lửa’ trong chương trình âm nhạc ‘Giai điệu bạn bè’
>> Nghệ sĩ đàn tranh Vanessa Võ Vân Ánh: Dù ở đâu, vẫn luôn tạo ra sự khác biệt
>> Hà Nội ngập tràn sắc màu nghệ thuật

, các chương trình âm nhạc truyền thống…, tiếp xúc và trò chuyện với chị, tôi hiểu rằng trong từng mạch máu của người phụ nữ tuổi đời ngoài 40 này luôn căng tràn tình yêu với ca trù.

Đem ca trù ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

Phạm Thị Huệ có khuôn mặt trăng rằm phúc hậu, ánh mắt to tròn thăm thẳm, dáng vóc mảnh mai và đôi môi lúc nào cũng mỉm cười khiến người đối diện phải… ngẩn ngơ dù hiện nay chị đã 41 tuổi. Thi đỗ Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia) khi 8 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học (năm 1996), chị được giữ lại trường phụ trách bộ môn Đàn tỳ bà tại Khoa Nhạc cụ truyền thống. Từ bấy đến nay, chị cứ âm thầm “giữ lửa” ca trù, đồng thời nhiệt huyết đưa bộ môn nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với bạn bè quốc tế thông qua hoạt động nghề nghiệp.

Dùng chữ tâm để

Ca nương Phạm Thị Huệ.

Vượt qua mọi nỗi buồn trong hạnh phúc gia đình tan vỡ hơn chục năm trước, Phạm Thị Huệ đã tận lực đến ca trù. Ca trù đối với Phạm Thị Huệ là một điều gì đó không thể thay thế. Với lời ca, tiếng đàn, nhịp phách điêu luyện của các tác phẩm ca trù như Tỳ bà hành, Thề non nước, Hồng hồng tuyết tuyết…, năm 2006, chị được công nhận là “đào nương” – một danh xưng chỉ dành cho người phụ nữ hát ca trù thật sự xuất sắc. Không lâu sau đó, chị được chọn làm Chủ nhiệm giáo phường ca trù Thăng Long (hoạt động tại số nhà 87 phố Mã Mây, Hà Nội). Gần chục năm qua, vào các tối thứ 3, 5, 7 hàng tuần, địa chỉ 87 Mã Mây là điểm đến của nhiều du khách quốc tế bởi thời gian đó, ca nương Huệ cùng các nghệ sĩ trong giáo phường đang cất cao lời ca, nhịp phách, tiếng trống của nghệ thuật ca trù.

Đam mê với ca trù ngày càng lớn, Phạm Thị Huệ hiểu rằng cần đưa môn nghệ thuật truyền thống này đến với bạn bè quốc tế để họ biết được ở Việt Nam có một bộ môn âm nhạc là di sản vốn quý. Và rồi, bằng tài năng và tạo dựng được lòng tin đối với lãnh đạo trường nơi chị đang công tác, Phạm Thị Huệ đã hiện thực hóa được điều ước khi đem ca trù đến với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chị từng khăn gói thân gái dặm trường dưới hình thức “được cử” qua Thái Lan, Thụy Điển giảng dạy và giới thiệu âm nhạc truyền thống, trong đó có ca trù. Đặc biệt, năm ngoái, nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp, Phạm Thị Huệ đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch mời đi biểu diễn trong chương trình nghệ thuật tại Thủ đô Paris hoa lệ. Trên xứ người dịp ấy, dù đã chai sạn và vững tuổi nghề, vậy mà ca nương Phạm Thị Huệ vẫn rất run vì đang biểu diễn trước hàng ngàn khán giả tại Paris, chị sợ sự cách trở về ngôn ngữ sẽ khiến buổi diễn thất bại vì nhiều áp lực. Tuy nhiên, Phạm Thị Huệ đã điềm tĩnh trở lại, vẫn thể hiện tốt tài năng của mình để ca trù đọng lại nhiều dư âm tốt đẹp trong tâm trí khán giả nước bạn. Tiếng hát ca trù, tiếng đàn và nhịp phách vang lên để rồi khi buổi diễn khép lại, Phạm Thị Huệ vui đến rơi nước mắt khi khán giả vỗ tay không ngớt, ai ai cũng dành tặng lời tán thưởng. “Khi ấy tôi hiểu, mọi cách trở về ngôn ngữ đã bị phá vỡ, tất cả đã tìm được tiếng nói chung trong nghệ thuật”, ca nương Huệ bồi hồi nhớ lại.

Phạm Thị Huệ cũng từng biểu diễn ca trù tại Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Úc… Mỗi lần diễn trên đất bạn, chị lại dâng trào xúc cảm, chị thấy mình như một sứ giả đang giới thiệu hình ảnh đất nước thông qua âm nhạc dân tộc – tinh hoa văn hóa của đất nước. Và đi tới đâu, Phạm Thị Huệ cũng đặt ra mục tiêu làm sao giúp khán giả hiểu được những giá trị cốt lõi của từng nhạc cụ như tiếng trống, nhịp phách, tiếng đàn, lời ca của ca trù; qua đó, mọi người hiểu nhiều hơn về văn hóa Việt Nam nói chung, nghệ thuật ca trù nói riêng.

“Giữ lửa” ca trù bằng cái Tâm

Gắn bó với ca trù bao nhiêu năm là vậy nhưng ca nương Phạm Thị Huệ vẫn thấy những nỗi buồn, sự lo lắng. Vì ca trù – Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng nghĩa, không phải là một bộ môn nghệ thuật phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, sân khấu dành riêng cho ca trù vẫn chưa có. Các nghệ sĩ làm nghề vẫn phải mượn địa điểm, tự bỏ kinh phí tổ chức, luyện tập, biểu diễn. Nhà nước cũng chưa có chính sách đãi ngộ nào cho các nghệ nhân gắn bó, trao truyền hoặc theo đuổi ca trù.

Có nhiều khi chị cũng cảm thấy cô độc trên hành trình bảo tồn, gìn giữ và phát huy loại hình âm nhạc dân tộc. “Có quá ít người đi cùng mình trên con đường này. Còn mệt mỏi và muốn buông xuôi thì không. Vì ngay từ đầu tôi đã lựa chọn và biết mình phải đi con đường này. Có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng tôi luôn nghĩ cứ quyết làm thì sẽ thành công. Và cái chính là mình phải làm bằng cả cái Tâm”, Phạm Thị Huệ chia sẻ kèm theo nụ cười.

Nặng lòng với ca trù nên ca nương Phạm Thị Huệ đã từng đề xuất với cơ quan chức năng ngành văn hóa cũng như giáo dục nên đưa ca trù vào giảng dạy trong nhà trường. Theo chị, đó là cách để nhiều người biết đến và theo học ca trù nhiều hơn, giúp ca trù sẽ không bị mai một, lãng quên. Điều đó cũng cần thiết và hợp lý vì thực tế ai cũng biết trong xã hội hiện đại ngày nay, đặc biệt là giới trẻ đã “đem lòng” yêu thích và chạy theo những ca khúc nhạc trẻ với nội dung ít ý nghĩa; trong khi đó, họ dễ dàng “bỏ ngoài tai” những âm vang của loại hình âm nhạc đã trở thành di sản văn hóa nghệ thuật như ca trù. Thậm chí, ca nương Huệ cho biết, không ít người “nhầm lẫn” ca trù là hát xẩm hoặc chầu văn.

Những người nặng lòng với ca trù như ca nương Phạm Thị Huệ hiện nay không nhiều, nghệ nhân gạo cội thì số đông đã đổ bóng hoặc nếu còn cũng ở tuổi “xưa nay hiếm”. Người trẻ theo ca trù chỉ đếm trên đầu ngón tay, muốn đến với ca trù nhưng họ thấy khó khăn hiển hiện nên không dám dấn thân. Phạm Thị Huệ thì khác, chị vẫn cần mẫn, miệt mài đến vô tận. Những lớp ca trù do Phạm Thị Huệ giảng dạy đã và đang được mở ra với việc tiếp nhận những em nhỏ đến các bạn thanh thiếu niên. Phạm Thị Huệ vẫn hát đều đặn tại giáo phường 3 tối/tuần dù có lúc chỉ có vài người nghe. Cũng đành vậy khi ca trù đã hóa thành nhịp đập nơi trái tim chị…

Bài, ảnh: Hoa Quỳnh

‘Đặc sản’ ca trù phố cổ, HÀ NỘI, VIETNAM


‘Đặc sản’ ca trù phố cổ

http://citinews.net/giai-tri/-dac-san–ca-tru-pho-co-K2S5IQY/

13-11-2014 06:39 – Theo: www.tienphong.vn

Phố Hàng Bạc, tối thứ Tư, tiếng hát vang lên trong ngôi đình Kim Ngân ở số 42 – 44 Hàng Bạc (Hà Nội) như níu kéo bước người đi đường. Khu phố sầm uất bỗng nhiên cô đọng vào một không gian ca trù do CLB Ca trù Hà Nội diễn xướng.

>> Ca trù ở thành phố mang tên Bác
>> Cao Thái Sơn ‘quậy tưng’ bar ở Hà Nội
>> Dùng chữ tâm để “giữ lửa” ca trù
>> Người giữ lửa ca trù Phong Châu

NSƯT Bạch Vân biểu diễn tại đình Kim Ngân
bach-van

Tiếng hát đó là của NSƯT Bạch Vân. Theo đuổi ca trù được hơn 30 năm, đến nay, khi tuổi đã ngoài ngũ tuần, người phụ nữ ấy vẫn một mình trên con đường phục dựng ca trù miền Bắc như một mối lương duyên tiền định. Năm 1991, bà và một số người bạn chung đam mê thành lập CLB Ca trù Hà Nội với gần 200 hội viên, trở thành câu lạc bộ ca trù đầu tiên ở Việt Nam.

Từ khi có Câu lạc bộ, Bạch Vân dồn hết tâm sức để mở mang, phát triển. Bà tự bỏ tiền túi tổ chức các buổi biểu diễn miễn phí, đích thân đi mời và đưa đón các nghệ nhân tới biểu diễn. Bà còn tích cực tìm kiếm những giọng hát hay để truyền nghề. Tuy nhiên, theo học ca trù đến nơi đến chốn không dễ dàng.

Bùi Thị Ngọc Oanh, sinh viên năm 3 trường Đại học Ngoại thương chia sẻ: “Em dành thời gian 4 tháng để học, nhưng cũng chỉ mới biết được phách và 1, 2 câu của bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết”. Muốn hát biểu diễn, học viên phải học ít nhất là 3 năm, thuộc 70 đến 100 làn điệu. Thời gian và sự khắt khe vốn có của dòng nhạc quý tộc làm khó cho chính những người trẻ đam mê dòng nhạc này. Chị Hương Ly, tình nguyện viên của CLB chia sẻ: “Nhiều bạn trẻ thích ca trù nhưng chưa có điều kiện tiếp xúc. Với sinh viên, bỏ ra 100.000 đồng để vào nghe ca trù cũng khó”.

Xây dựng nơi hát ca trù giữa phố cổ Hà Nội không hề dễ dàng, một tay Bạch Vân phải lo toàn bộ chi phí sắm bàn ghế, trang trí, điện nước tại đình Kim Ngân. Chưa kể những buổi hát chỉ có duy nhất một người nghe, nhưng vẫn phải hát để duy trì hoạt động. Đến nay, cứ mỗi tối thứ 4, thứ 6 và Chủ nhật, khách đến nghe hát đã đều đặn hơn. Mỗi buổi diễn thu hút được chừng hơn chục người, đa số là khách nước ngoài.

Các thành viên CLB ngoài biểu diễn thường dành thời gian để giao lưu với khán giả, giúp họ hiểu hơn về những điển tích trong bài hát và nét đặc sắc của ca trù. “Nhiều người nước ngoài tỏ ra thán phục, thậm chí ở lại Việt Nam thêm vài ngày để được nghe những làn điệu ca trù, trong khi đó người Việt lại tỏ ra thờ ơ” – Bạch Vân buồn rầu nói.

Khó khăn như vậy, nhưng Bạch Vân vẫn kiên quyết “giữ đất” nơi phố cổ. Bà cho biết, ca trù là “đặc sản” của Hà Nội vì môn nghệ thuật này vốn là dành cho tầng lớp vua quan ngày trước nên Hà Nội vẫn là nơi lưu giữ ca trù nhiều nhất. Vì thế bảo tồn, phát triển ca trù tại Thủ đô là chuyện phải làm.

Cứ mỗi tối, tiếng hát trong trẻo hơi đượm buồn của đào nương đệ nhất Hà Thành lại réo rắt vang lên hòa cùng tiếng đàn đáy, nhịp trống chầu gợi nhớ về hình ảnh của một đêm hát cửa đình xưa. Trong tiếng hát ấy như còn khắc khoải về một tương lai cho ca trù.

ANH THƠ : Một lần theo lớp học Ca trù đặc biệt


Một lần theo lớp học Ca trù đặc biệt

http://citinews.net/xa-hoi/mot-lan-theo-lop-hoc-ca-tru-dac-biet-DE2LANI/

26-12-2014 22:21 – Theo: baohaiphong.com.vn

Ở CLB Ca trù (Hội Văn nghệ Dân gian Hải Phòng) hiện nay, ca nương kép đàn đạt thành tích cao tại các cuộc thi không còn là chuyện lạ. Điểm đáng yêu của họ là sự học hỏi không có điểm dừng. Thế nên, mới có chuyện  NSUT Đỗ Quyên cùng ca nương Thu Hằng, kép đàn Hoàng Khoa, Tô Tuyên tự lo kinh phí học cho bằng được từ nghệ nhân Nguyễn Phú  Đẹ phục dựng trọn vẹn nghệ thuật hát Cửa đình.

>> Hầu đồng trong bar: “Sai cách thực hiện”
>> Nghệ nhân Tư Trầu-Ngô Thị Tư: Nửa thế kỷ với nghề diễn xướng dân gian
>> ‘Đặc sản’ ca trù phố cổ
>> Hơn 40 năm gắn bó với làn điệu cổ

Tôi may mắn được về tận nhà cụ Đẹ ở thôn Cao La, xã Dân chủ huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương tham dự một trong những buổi truyền nghề cho các học trò Hải Phòng. Quả là một lớp học đặc biệt

Nghệ nhân Nguyễn Phú  Đẹ cho học trò chép thơ ...
Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ cho học trò chép thơ …

Đặc biệt vì cụ chỉ truyền dạy đủ 15 thể cách trong nghệ thuật hát Cửa đình.  Không có bảng đen ghi các ký tự trên khuông nhạc hay bàn ghế cho trò chép. Cụ Đẹ sinh năm 1923, vẻ thanh bần trong cái khoác cái áo vét sờn cũ ngồi trên ghế, thỉnh thoảng “bắn” một điếu thuốc lào. Trò năn nỉ: “Thầy ơi! hôm nay cho chúng con xin bài nữa nhé!”. Rồi nhăm nhăm mở vở.- “ Ô hay, hôm xưa cho hết rồi thôi, giờ làm gì còn!”. Thầy nói trong làn khói mỏng mơ hồ: “ Còn mà! còn mà!, thầy cứ cho thêm để chúng con có cái mà học chứ” – Trò năn nỉ- “ Lại thêm hử? Thì đây, còn 4 câu Mưỡu, 11 câu hát Nói , 28 câu Gửi thư, ông cho tất. Các trò lấy bút ra ghi nào!”. Thế là người ngồi, người bò ra chiếu hý hoáy chép từng câu. Những bài thơ Ca trù lấy ra từ trí nhớ của một kép đàn từng một thời trụ lại ở ca quán Hải Phòng, giờ truyền  lại cho học bằng giọng đọc ấm áp, rành  rẽ như thể đó là một phần đời sống của cụ. Chép thơ xong thì trò tự bảo nhau người đàn người hát. Kép đàn Hoàng Khoa, Tô Tuyên đệm đàn đáy cho ca nương Đỗ Quyên, Thu Hằng. Thầy ngồi trên ghế thẩm âm bằng đôi tai mà chả cần qua máy móc. Lượt 2 thì thầy xuống  chiếu trực tiếp đệm cho trò. “Chiếu Yên Viên  chàng vâng ra thú/ Lối Hạ Kiều tới đó đôi nơi/ Thiếp xin dâng một tấm tình này/ Là trăng mặt biển là mây trên ngàn”. Mỗi bài thơ ca trù khi kết hợp với tiếng đàn đáy tài hoa của cụ Đẹ là một tâm trạng, có khi là một câu chuyện tình của tráng sĩ, có khi là cuộc độc thoại nội tâm của người lẻ bóng đêm trường. Chúng gieo vào lòng những khát khao tri âm tri kỷ, những xúc cảm  bâng khuâng.

... rồi thực hành bằng cách kết hợp giữa đàn và hát một số thể cách trong nghệ thuật hát cửa đình
… rồi thực hành bằng cách kết hợp giữa đàn và hát một số thể cách trong nghệ thuật hát Cửa đình

Nhưng không chỉ có ba bài mới cho. Khi  lớp học trở lại với những bài đã học, tôi mới hay trước đó 4 tháng, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ đã truyền dạy đủ 15 bài ca trù cho 15 thể cách của nghệ thuật hát Cửa đình. Cụ nói: “ Trong Ca trù, hát Cửa đình (còn gọi là hát Thờ) mới là cái gốc bên cạnh hát Chơi, hát Thi.  Không gian hát ngay trong đình, trước hương án chính cung với nội dung về các nhân vật thờ phụng tại đình. Nhưng hát Cửa đình thì không chỉ có Dâng hương theo thể cách Thét nhạc mà phải đủ 15 thể cách.Tôi gặp được trò chịu học, thì nhất định phải truyền cho đủ hát Cửa đình như mình từng biết, dù có “cạn vốn” cũng cam lòng”. Lần giở “giáo trình truyền khẩu” của cụ Đẹ mà nhóm ca nương kép đàn ghi chép để học và thực hành, tôi mới hay 15 thể cách ấy dù được chia ra 5 lớp nhưng thực hiện liên tục theo hình thức hát đứng xen kẽ với hát ngồi. Trong số 15 thể cách, có 2 thể cách kết hợp giữa ca và vũ là Dồn đại thạch và Bỏ bộ. Tôi đặc biệt chú ý đến thể cách “đào vói kép luồn” qua phần thực hành tại chỗ hát về ông Lã Vọng của học trò theo hướng dẫn của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ. Cụ giảng giải một cách dí dỏm: “Vói là cao, luồn là thấp. Đào vói kép luồn nghĩa là ca nương và kép đàn cùng thể hiện một bài ca trù ở hai cung bậc giọng. Đào hát 3 câu giọng cao thì đến kép đàn hát 1 câu giọng thấp. Nhưng không vì thế mà gọi đó là hát song ca. Cái anh Ca trù là không có song ca”. Đào vói kép luồn trong hát Cửa đình chỉ trong 5 phút, nhưng kép đàn Hoàng Khoa và ca nương Thu Hằng học chừng nửa giờ mói tạm coi là “ vỡ vạc”.

Tôi hỏi cụ hát Cửa đình cần bài trí thế nào về hình thức? Cụ Đẹ nói: “Ngày trước vào đình là hát, không cần đến bài trí cầu kỳ. Bây giờ phục dựng nghệ thuật hát Cửa đình, nơi hát cũng cần có những tín hiệu ( qua cách bài trí) để bà con gần xa biết đến. Cũng không dùng quan viên mà chỉ cần chiêng to, trống cái như vốn vậy. Quan trọng nhất là các nghi thức trước cửa đình, nhất là trước hương án phải đầy đủ và bảo đảm sự trang nghiêm”.

Lúc chia tay thầy, chị Đỗ Quyên không quên trình lại lần cuối ma két lễ phục dựng nghệ thuật hát Cửa đình để cụ xem. Trò bảo “Chúng con làm lễ vào ban ngày để tiện đón thầy đi lại”. Thầy thì dặn dò đủ điều, rằng con đường vun vén cho cây Ca trù, nhưng các trò học đến đâu thực hành đến đó ấy là điều thiết thực nhất. Riêng tôi còn nhận thấy nét đặc biệt từ lớp học này còn là sự gặp nhau về ý tưởng, về cái tinh thần quyết tâm giữ  Ca trù từ gốc giữa người nghệ nhân đáng kính Nguyễn Phú Đẹ và các học trò thế hệ sau. Đó cũng là may mắn cho Ca trù Hải Phòng khi biết tầm sư học đạo.

                                                              Bài và ảnh: Anh Thơ

VŨ HUẾ : Người “thổi hồn” vào nghệ thuật ca trù


Người “thổi hồn” vào nghệ thuật ca trù

http://citinews.net/giai-tri/nguoi–thoi-hon–vao-nghe-thuat-ca-tru-C2PI6NA/

28-11-2014 11:37 – Theo: baohungyen.vn

Sinh ra tại tỉnh Ninh Bình, sau khi yên bề gia thất, chị Đỗ Thị Thanh Nhàn đã chuyển về quê chồng sinh sống tại làng Đào Đặng (xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên). Mặc dù không được sinh ra tại “cái nôi” của nghệ thuật hát ca trù, nhưng với niềm đam mê loại nghệ thuật này, chị Nhàn không thể ngồi nhìn làn điệu ca trù làng Đào Đặng ngày càng mai một. Chị đã dành thời gian đi nghiên cứu, tìm hiểu và bắt tay vào khôi phục lại làn điệu ca trù, đưa ca trù Hưng Yên ngày càng vươn xa, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến.

>> Nghệ nhân Hoàng Văn Lợi: Người hát trên cánh đồng
>> Ca trù ở thành phố mang tên Bác
>> Người giữ lửa ca trù Phong Châu
>> ‘Đặc sản’ ca trù phố cổ

Từ niềm đam mê…
Sinh ra trong một gia đình yêu văn nghệ tại tỉnh Ninh Bình, nên ngay từ nhỏ, chị Nhàn đã được mẹ dạy cho các làn điệu hát dân ca. Từ khi biết nói, thấy mẹ cùng các cô ở đội văn nghệ đến nhà tập múa, tập hát, chị Nhàn cũng “đánh vần” theo từng câu hát.  Nhìn đứa con nhỏ có tố chất nghệ thuật, nên bà thân sinh ra chị Nhàn đã quyết định dạy hát cho con gái. Nhớ lại khoảng thời gian được mẹ dạy hát, chị Nhàn tâm sự: “Hồi đó mình còn rất nhỏ, chỉ khoảng 7, 8 tuổi, tối nào cũng theo mẹ ra đình tập văn nghệ. Ngồi bên cạnh, nghe mẹ hát câu nào mình nhẩm theo câu đó, sáng mai về hát thuộc lời. Sau dần thành quen các bài hát, lối hát nên đội văn nghệ của mẹ đi diễn cho các xã bên, mình đều có tiết mục tham gia”. Cái chất văn nghệ đã thẩm thấu vào tâm hồn của một cô bé 8 tuổi và trong tiềm thức, bé Nhàn chỉ biết những làn điệu mẹ truyền dạy là hát cô đầu mà không hay biết hát cô đầu chính là hát ca trù.
Chị Nhàn (ngồi giữa) tập hát ca trù cùng các thành viên của CLB tại dền Bà Đào Nương
Chị Nhàn (ngồi giữa) tập hát ca trù cùng các thành viên của CLB tại đền Bà Đào Nương

Năm 13 tuổi thì mẹ chị Nhàn mất. Kế nghiệp mẹ, người con gái đất Ninh Bình lại tham gia hầu hết các buổi văn nghệ trong thôn, xã tổ chức. Như một lẽ tự nhiên, hát cô đầu đối với chị Nhàn cũng như máu nuôi sống cơ thể con người. Chị say điệu hát cô đầu, say những âm vần luyến láy trong bài “Hồng hồng tuyết tuyết”. Đến năm 1992, chị Nhàn lập gia đình với chàng trai quê Hưng Yên.

Theo chồng về làng Đào Đặng sinh sống, công việc chính của chị là bốc thuốc Nam chữa bệnh, những lúc rảnh rỗi hoặc những ngày lễ, ngày kỉ niệm, chị Nhàn lại tham gia cùng đội văn nghệ của làng. Qua tìm hiểu, chị được biết làng Đào Đặng là nơi khởi nguồn của lối hát ca trù. Sử cũ ghi lại, cuối đời nhà Hồ (1400-1407) có ca nương tên Đào Thị Huệ, quê ở làng Đào Đặng (xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên) đã dùng tiếng hát của mình để lập mưu giết được nhiều binh sĩ nhà Minh, cứu cho khắp vùng yên ổn. Khi bà chết dân làng nhớ công lao to lớn đã lập đền thờ và gọi điệu hát đó là hát ả đào (nay là hát ca trù). Nhưng vài thế kỷ trôi qua, phần vì chiến tranh tàn phá, phần vì cuộc sống khó khăn, người trong làng đã dần để cho những câu hát ca trù trôi vào quên lãng. Rồi chẳng ai còn nhớ làng mình đã từng nổi tiếng với làn ca trù cổ nữa. Trong suốt thời gian dài đó, cũng không có ai trong làng khơi lại mạch nguồn ca trù đã có tự ngàn đời.
Vốn say tiếng hát ca trù nên khi nhìn thấy làn điệu ca trù ở chính cái nôi đã sinh ra nó bị mai một, chị Nhàn cảm thấy tiếc nuối, thấy đau xót như mất một phần cơ thể sống. Chị luôn tâm niệm bằng mọi cách phải phục dựng lại làn điệu ca trù – nét văn hóa truyền thống của làng…
Khôi phục làn điệu ca trù
Với mong muốn cháy bỏng là sẽ phục dựng lại làn điệu ca trù Đào Đặng, nhưng đến khi bắt tay vào làm thì mọi việc không hề đơn giản như chị Nhàn nghĩ. Khi biết ý định của chị, nhiều người trong làng cho rằng chị thích “khoe khoang”, không biết phận làm dâu lại còn đòi thể hiện. Thậm chí có người còn bảo chị bị “hâm”, bởi theo họ ca trù đã bị thất truyền từ bao đời, đến người gốc làng Đào Đặng còn không phục dựng được huống chi chị Nhàn chỉ là một người con dâu “đất khách quê người”… Không có được sự đồng tình ủng hộ, người nói vào thì ít mà người nói ra thì nhiều, đã có lúc chị thấy nản lòng, nhưng được sự động viên của gia đình, chị Nhàn quyết tâm biến ý tưởng của mình thành hiện thực…
Việc trước tiên chị Nhàn làm đó là tìm lại “hình hài” cho làn điệu cổ bằng cách đi sưu tập tài liệu viết về ca trù làng Đào Đặng. Không kể nắng mưa, đêm ngày, chỉ cần nghe được ở đâu hay người nào biết ca trù là chị Nhàn gác bỏ mọi công việc của gia đình để tìm đến, mong sao có chút manh mối gì phục vụ cho việc phục dựng làn điệu ca trù cổ. Như con ong chăm chỉ, dấu chân của người con dâu làng Đào Đặng đã trở nên quen thuộc khắp làng trên xóm dưới, chị đã gặp gỡ rất nhiều người từ các cụ cao tuổi đến những thanh niên yêu thích văn nghệ, nhưng gặp ai họ cũng bảo không biết làn điệu ca trù nào. Khi việc tìm kiếm tưởng chừng rơi vào bế tắc, chị Nhàn gặp được bà Vũ Thị Điểu. Bà Điểu năm nay 75 tuổi nhưng cũng chỉ biết được duy nhất có một điệu hát nói. Như “chết đuối vớ được cọc”, chị Nhàn trình bày ý tưởng của mình với bà Điểu, bà đã đồng ý giúp chị. Ngoài “vốn liếng” về ca trù có được, chị Nhàn đã mua thêm băng đĩa về học. Hàng đêm, khi gác lại mọi công việc, trong không gian yên tĩnh chị lại mở băng đĩa để nghe ca trù và hát theo. Cùng với đó chị tìm đến Viện Âm nhạc Việt Nam để tìm hiểu và học hát ca trù.
Không dừng lại ở việc học, tìm hiểu về ca trù, chị Nhàn còn nuôi ý tưởng thành lập câu lạc bộ để lưu giữ và truyền dạy ca trù. Để thành lập được câu lạc bộ ca trù, chị Nhàn đã vận động người trong làng có năng khiếu âm nhạc tham gia vào CLB. Những người chưa được gia đình ủng hộ, chị đến tận nhà gặp gỡ người thân trình bày ý tưởng và vận động họ ủng hộ. “Mưa dầm thấm lâu”, ngày 12.12.2012, câu lạc bộ ca trù Đào Đặng chính thức ra mắt, ban đầu với 8 thành viên tham gia và chị Nhàn được giới thiệu làm chủ nhiệm câu lạc bộ. Câu lạc bộ tập luyện thường xuyên trên tinh thần người biết nhiều truyền cho người biết ít, người biết ít lại dạy cho người chưa biết. Thành viên câu lạc bộ toàn là những nông dân, sau một ngày lao động vất vả, gác lại việc đồng áng tối đi tập hát ca trù. Đến nay, câu lạc bộ ca trù Đào Đặng có 28 thành viên tham gia, người cao tuổi nhất gần 80 tuổi, người trẻ tuổi nhất là những cháu nhỏ 8, 9 tuổi.
Với sự nhiệt tình đóng góp của chị Nhàn, câu lạc bộ ca trù Đào Đặng đã tạo được chỗ đứng trong lòng công chúng. CLB Đào Đặng được mời biểu diễn hát ca trù trong các dịp lễ, tết, lễ hội truyền thống của địa phương; phục vụ các sự kiện chính trị của tỉnh và thành phố. Tại cuộc thi Liên hoan hát ru, hát dân ca của tỉnh tổ chức năm 2014, CLB ca trù Đào Đặng đạt giải Nhì và đạt giải Bạc tại cuộc thi Liên hoan hát ru, hát cổ truyền khu vực phía Bắc.  Những thành công ấy có sự đóng góp không nhỏ của chị Nhàn, chị đã góp phần vào phục dựng và lưu giữ làn điệu ca trù, đã “thổi hồn” cho nghệ thuật ca trù Đào Đặng vươn xa.
Vũ Huế

Phục dựng Hát cửa đình và câu chuyện bảo tồn ca trù


Phục dựng Hát cửa đình và câu chuyện bảo tồn ca trù

http://citinews.net/xa-hoi/phuc-dung-hat-cua-dinh-va-cau-chuyen-bao-ton-ca-tru-7JXUHFI/

15-01-2015 20:18 – Theo: nhandan.com.vn

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ nói rằng, bảo tồn ca trù mà không giữ được hát cửa đình thì coi như ca trù mất gốc. Còn nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền khẳng định, nếu để mất hát cửa đình thì ca trù không còn ý nghĩa….

>> Hải Phòng phục dựng không gian hát Cửa đình
>> Đưa ca trù vào… nhà hàng (13/1/2015)
>> Phát huy giá trị ca trù để giữ trọn hồn cốt dân tộc
>> Phục dựng thành công chầu hát cửa đình

Vậy mà, thật ngạc nhiên, đã hơn năm năm kể từ khi nghệ thuật Hát ca trù người Việt được công nhận là Di sản phi vật thể nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp, lần đầu tiên không gian và trình thức hát cửa đình được phục dựng, lại hoàn toàn do một câu lạc bộ tự “xoay xở”.

1.Theo các tài liệu thư tịch cổ, sinh hoạt hát ca trù gắn liền với các đình làng, và hát cửa đình thường do một giáo phường xuất sắc được chọn đảm nhiệm. Vì thế, canh hát thờ cửa đình có thể coi như một chương trình âm nhạc chuyên nghiệp trọn vẹn với nghi thức chặt chẽ và chất lượng nghệ thuật đỉnh cao. Hát cửa đình cũng được coi như một tên gọi khác của ca trù và là một hình thức sinh hoạt âm nhạc cổ điển nhất của thể loại (mãi sau này mới xuất hiện ca quán). Tuy vậy, hình thức này đã hoàn toàn chấm dứt từ hơn 60 năm trước.

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, sau thời gian tìm tòi cả trong tư liệu văn bản, ghi âm và gần gũi tiếp xúc với lớp nghệ nhân cũ, đã khẳng định rằng, hiện chỉ còn duy nhất nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, năm nay 91 tuổi, nhớ được trình thức hát cửa đình. Cụ Đẹ là kép đàn duy nhất còn sống từng thực hành Hát cửa đình vùng Hải Dương thời xưa. Bố ông nguyên là quản giáp hàng tổng, mẹ ông vốn là một đào ngự – từng vào kinh thành Huế hát chúc thọ vua Nguyễn. Dù đã 91 tuổi, nhưng thật may mắn là nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ hãy còn khỏe mạnh minh mẫn và ông có một trí nhớ tuyệt vời.

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ.

Cũng một điều may mắn (dù muộn màng) cho ca trù, với công sức thuyết phục và sự giúp đỡ tận tình của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, có một câu lạc bộ kịp thời nhận ra sự quan trọng và khẩn cấp thực hiện chuyển giao hát cửa đình từ người nghệ nhân già duy nhất. Bốn tháng ròng rã bắt đầu từ tháng 9-2014, NSƯT Đỗ Quyên, chủ nhiệm CLB Ca trù Hải Phòng đã cùng với các ca nương, đào kép của câu lạc bộ lặn lội từ Hải Phòng về Hải Dương, đến nhà cụ Đẹ để nhờ cụ truyền dạy cho các ngón nghề, cách thức trình tự một chầu hát cửa đình hoàn chỉnh. Cùng với sự định hướng của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, thầy trò cụ Đẹ đã biến ý tưởng và ký ức thành hiện thực, khi phục dựng lại đầy đủ và nguyên vẹn một canh hát thờ của ca trù.

2. Không quá ngạc nhiên khi chương trình phục dựng Hát cửa đình người Việt do CLB Ca trù Hải Phòng thực hiện với sự truyền dạy của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và sự giúp đỡ của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền tại Đình Hàng Kênh (TP Hải Phòng) ngày 14-1 đã thu hút rất đông người tới xem. Với 14 thể cách chia làm năm lớp diễn, bắt đầu từ màn múa Tứ linh từ ngoài sân đình, dàn nhạc bát âm trước cửa và 14 thể cách, các ca nương và đào kép của CLB Hải Phòng đã thực sự làm người tham dự ngỡ ngàng. Bài bản, nghiêm ngắn nhưng vẫn lộ ra cái chất thăng hoa tột đỉnh của nghệ thuật ca trù. Những giọng ca, kép đàn ngày nào còn chập chững (còn nhớ ở Liên hoan ca trù 2012 tại Viện Âm nhạc Việt Nam, CLB ca trù Hải Phòng còn chưa định hình được nhận thức về ca trù chuẩn là như thế nào) giờ đã thấp thoáng hình ảnh ca nương kép đàn và một giáo phường trong quá khứ như các nhà chuyên môn từng mô tả.

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và các trò chuẩn bị canh hát.

Hai tiết mục Giáo hương và Hát giai do nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ trực tiếp thực hiện, còn lại các tiết mục đều do các đào nương kép đàn của CLB đảm đương. Sau hai màn hát mở đầu, cụ Đẹ lui về một góc chăm chú theo dõi các học trò. Ngoài những tiết mục Thét nhạc, Hát nói, Gửi thư, Cung bắc, múa Bỏ bộ… có thể đã được nghe nhiều tại các buổi trình diễn, thì với nhiều người, đây là lần đầu được nghe và xem những làn điệu, thể cách của ca trù rất cổ xưa nay được phục dựng như: Hát dâng hương, đào luồn – kép vói, hay điệu Dồn đại thạch…

Cách mà các thành viên CLB Ca trù Hải Phòng thực hiện canh hát thờ này cho thấy họ đã rất tâm huyết, kính cẩn và nghiêm túc khi tiếp nhận di sản này từ thế hệ tiền nhân. Và cũng thật vui mừng khi xong buổi trình diễn, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ đã thở phào nói: Mười phần thì đã được 7,8 phần! Nhìn nghệ nhân già hơn 90 tuổi run run, nhiều người xem xúc động ứa nước mắt. Đại đình Hàng Kênh đã không còn chỗ trống. Trong lớp người xem ngồi chật kín hai bên không gian “khán phòng” hướng về gian chính nơi các ca nương kép đàn biểu diễn, có rất nhiều người già ở Hải Phòng, họ xem say sưa và thỉnh thoảng nhắc khán giả không vỗ tay sau mỗi tiết mục, vì đây là hát thờ mang ý nghĩa tâm linh. Xem xong, có người còn ở lại để hỏi cho rõ về các thể cách, làn điệu.

3. NSƯT Đỗ Quyên cho biết, canh hát cửa đình vừa qua được phục dựng hoàn toàn dựa vào trí nhớ của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ. Toàn bộ kinh phí học hát, học đàn, cho đến việc phục dựng một cách bài bản, nghiêm túc trình tự nghi thức của một canh hát cửa đình, câu lạc bộ đều tự xoay xở. Cho đến bây giờ, chị chưa nhận được một sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chức năng cũng như các đơn vị bảo tồn di sản. Nghe đâu chị phải đi vay tiền để có đủ kinh phí chi cho các khoản phục dựng bài bản và công phu này. Học hát thì gian truân là thế, phục dựng thì kỳ công và tốn kém thế, nhưng khi được hỏi về kế hoạch để thực hành và phổ biến ra công chúng canh hát cửa đình này như thế nào thì chị Quyên cũng lúng túng không biết trả lời sao. Không gian đình Hàng Kênh quá lý tưởng cho việc trình diễn hát cửa đình. Tuy nhiên, để tái hiện trọn vẹn một canh hát như thế không hề dễ dàng, bởi cần tiền và công sức. Và biểu diễn để thu về kinh phí tự nuôi sống và giúp cho các đào kép tiếp tục theo nghiệp ca trù bằng cách nào thì chị Quyên cũng không thể biết.

Điều đáng giật mình là, đã hơn năm năm kể từ ngày Hát ca trù người Việt được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp, chúng ta nói rất nhiều về bảo tồn, nhưng cho đến bây giờ mới phục dựng được hình thức hát quan trọng nhất, lâu đời nhất của hát ca trù. Trong khi, nghệ nhân duy nhất có thực hành và nhớ được nghi thức hát này đã 91 tuổi, lay lắt như ngọn đèn trước gió. Còn ở các đêm diễn hết sức lặng lẽ của các câu lạc bộ hay các buổi liên hoan hai năm mới có một lần, người ta vẫn thấy lẫn lộn các tiết mục hát thờ trong hát ca quán. Lớp nghệ nhân cũ lần lượt về tiên tổ, nhất là khi nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc qua đời, cụ Nguyễn Phú Đẹ càng trở nên lẻ loi lay lắt. Thế nên, thật dễ hiểu vì sao đào nương Thu Hằng đã nghẹn ngào bật khóc khi nói về những ngày khăn gói theo thầy học hát lại bài bản từ cách nhả chữ, gõ phách, cho đến toàn bộ trình thức hát cửa đình vốn nhiều tiết mục khó và nghiêm cẩn. Sau buổi công diễn, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền xúc động nói, một di cảo vô giá của tổ tiên còn lại từ ngàn xưa văn hiến đã chính thức được chuyển giao thế hệ. Tuy nhiên, phục dựng thành công mới chỉ là bước đầu. Cần một sự hỗ trợ lâu dài để CLB Hải Phòng có thể thực hành nhuần nhuyễn, giới thiệu ra công chúng cũng như phổ biến đến các câu lạc bộ khác trong cả nước, đó mới thực sự là một niềm vui cho ca trù.

Màn múa Tứ linh mở đầu canh hát.

Người “thắp lửa” đam mê ca trù


 

Người “thắp lửa” đam mê ca trù

http://citinews.net/giai-tri/nguoi–thap-lua–dam-me-ca-tru-ZMMWK4A/

06-02-2015 21:52 – Theo: nhandan.com.vn

Nghệ nhân Phùng Thị Hồng (thứ hai từ phải sang) hướng dẫn các học trò tại đình Hào Nam (Hà Nội) cách gõ phách trong nghệ thuật ca trù.

>> Bước chuyển mới của nghệ thuật truyền thống
>> Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền: Ca trù là thể loại nghệ thuật đầu tiên bước lên sân khấu
>> Phát huy giá trị ca trù để giữ trọn hồn cốt dân tộc
>> Niềm tin phục sinh hát cửa đình

Với sự phong phú về thể cách, làn điệu, đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, lâu nay, ca trù được coi là nghệ thuật diễn xướng cổ truyền vừa mang tính dân gian, vừa mang tính bác học. Nói thế để thấy đây không phải loại hình âm nhạc cứ biết là thích, cứ nghe là hiểu. Ca trù kén người nghe và càng kén người hát. Bởi thế, để trở thành ca nương, không những cần tình yêu, sự đam mê hay chất giọng phù hợp mà còn cần cái “duyên” với ca trù. Nghệ nhân Phùng Thị Hồng là một trong những ca nương đến với ca trù như một cơ duyên. Cách đây hơn hai mươi năm, khi còn là Trưởng phòng Nghệ thuật quần chúng của Sở Văn hóa – Thông tin Hà Tây (cũ), bà tình cờ gặp nghệ nhân dân gian ca trù Nguyễn Thị Chúc trong một ngày hội làng tại quê hương Ngãi Cầu, An Khánh, Hà Tây. Sau khi lắng nghe cụ Chúc xướng một bài ca trù với từng lời rút ruột nhả tơ, như người “say nắng”, bà Hồng “phải lòng” ngay với làn điệu vừa gần gụi, vừa sang trọng này. Mạnh dạn ngỏ ý muốn theo học, bà được nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc kiểm chứng khả năng bằng cách hát một điệu chèo và ngâm một bài thơ cổ. Ðến giờ, nghệ nhân Phùng Thị Hồng vẫn nhớ mãi nụ cười hồn hậu cùng lời nhận xét của cụ Chúc, đã tiếp thêm cho bà tình yêu và động lực để bền bỉ theo đuổi loại hình âm nhạc này: “Con biết cách rung hột, phách cũng chắc, rõ, hát chèo và ngâm thơ như thế thì khi hát ca trù giọng sẽ rất vang, rền, nền, nảy”. Chèo và thơ trở thành cầu nối, đưa bà đến với ca trù như thế. Suốt bốn năm sau đó, bà Hồng miệt mài theo học nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc từng làn điệu, thể cách của ca trù, từ hát nói, hát miễu đến gửi thư, bắc phản… Ðể nâng cao và làm phong phú hơn kiến thức, kỹ thuật chuyên môn, bà còn tìm đến Câu lạc bộ Ca trù Thái Hà nổi tiếng của Hà Nội để “tầm sư học đạo”, trau dồi cách chơi trống chầu, gõ phách, sưu tầm nhiều băng, đĩa của Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ, người nức tiếng với “giọng hát ca trù đẹp nhất trời nam” để nghe và tự học.

Cứ thế, như một lẽ tự nhiên, từng làn điệu ca trù ngấm vào tâm hồn bà, trở thành mạch nguồn dạt dào tuôn chảy. Ðể rồi, không những thể hiện được nhuần nhuyễn, xuất thần tất cả làn điệu của ca trù, từ thể cách chủ đạo, phổ biến như hát nói, cho đến thể cách phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao nhất như thét nhạc, bà còn tự sáng tác thơ, tự đặt lời mới cho những làn điệu ca trù. Ðến nay, qua 20 năm gắn bó với ca trù, nghệ nhân Phùng Thị Hồng đã có hơn 20 bài hát do bà tự viết lời theo các làn điệu khác nhau, được nhiều người yêu mến. Biết chúng tôi muốn “mục sở thị”, nghệ nhân không ngần ngại hát tặng một đoạn trong bài thơ “Mùa thu năm ấy Ba Ðình” do bà sáng tác theo điệu hát nói và hát miễu: Tiếng Người vang vọng ngàn đời sau con cháu vẫn đinh ninh/Lời tuyên ngôn Bác đọc giữa Ba Ðình/Khai sinh nước Việt Nam độc lập/Công ơn Bác như trời cao biển rộng/Suốt cuộc đời vì nước vì dân… Khác hẳn lúc trò chuyện, khi đắm mình trong những làn điệu ca trù, gương mặt của người nghệ nhân đã bước sang tuổi 63 dường như tươi hơn, rạng ngời hạnh phúc, đôi mắt như sắc sảo, sinh động hơn. Nhìn thần thái ấy, nghe tiếng hát ấy, ít ai ngờ, bà là một thương binh từng đi qua chiến tranh thời chống Mỹ, cứu nước. Vết thương nơi cánh tay phải khi biểu diễn phục vụ các chiến sĩ trên đường Trường Sơn, đến nay, những lúc trái gió trở trời, vẫn khiến bà nhói đau.

Xưa nay, ca trù vốn chỉ được biết đến với những lời thơ Nôm trìu tượng, đa nghĩa, nay được nghe ca trù với lời thơ dễ hiểu phản ánh chân thực cuộc sống hiện tại, mới thấy, loại hình âm nhạc dân tộc sang trọng này có phần gần gũi và dễ tiếp cận hơn hẳn. Ðây cũng là cách nghệ nhân Phùng Thị Hồng truyền lửa đam mê cho những thế hệ học trò. Bà tâm sự, khi đã yêu, đã say ca trù, sẽ luôn khao khát được nhân rộng tình yêu ấy; đó cũng là trách nhiệm của những người đi trước đối với việc gìn giữ và phát huy vốn quý của cha ông, nhất là khi ca trù đang được xếp vào loại hình di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Ðúc rút kinh nghiệm từ bản thân, muốn hát được ca trù trước hết phải yêu ca trù, muốn yêu ca trù phải hiểu ca trù, nên nguyên tắc đầu tiên trong việc truyền dạy ca trù của nghệ nhân Phùng Thị Hồng là truyền lửa đam mê. Bà tự tìm tòi, sưu tầm tài liệu nghiên cứu, bài phát biểu của những chuyên gia, nghệ nhân về ca trù để làm dày thêm vốn kiến thức chuyên môn của bản thân. Dù biểu diễn ở đâu, như một thói quen, bà đều dành vài phút để giới thiệu về ca trù, về tiết mục sẽ thể hiện, để người nghe hiểu hơn về loại hình âm nhạc độc đáo này, vừa tạo cho người nghe tâm thế sẵn sàng thưởng thức nghệ thuật. Từ những ngày còn là cán bộ văn hóa, bà mạnh dạn mở các lớp tập huấn đàn và hát ca trù cho những câu lạc bộ trong toàn tỉnh Hà Tây (cũ), tham gia tổ chức Liên hoan ca trù toàn tỉnh. Bà là người có nhiều đóng góp khi cùng các chuyên gia, nghệ nhân đi khảo sát, sưu tầm, nghiên cứu, tập hợp thành bộ hồ sơ dày dặn về ca trù năm 2005 để đệ trình UNESCO xét duyệt, công nhận ca trù là kiệt tác di sản văn hóa truyền khẩu phi vật thể của nhân loại.

Ðam mê được giới thiệu, truyền dạy ca trù luôn cháy bỏng nên khi về hưu, nghệ nhân Phùng Thị Hồng không quản ngại đường sá xa xôi, đi đi lại lại giữa những đơn vị như Nhà hát Chèo Hà Nam, Câu lạc bộ Ca trù Hà Câu, Viện Dân tộc nhạc học Huế…, thậm chí đến tận nhà riêng của nhiều cá nhân muốn theo học ca trù để truyền dạy. Ðến nay, bà đã truyền được lửa nghề cho gần 70 học trò, trong đó có những người xuất sắc và có thể truyền dạy lại, như: NSƯT Lương Duyên (Nhà hát Chèo Hà Nam), diễn viên Quế Vân (Ðoàn nghệ thuật Tổng cục Hậu cần), ca nương Vương Hồng (Câu lạc bộ Ca trù Hà Ðông)… Từ năm 2013, trở thành Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù của Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam (Hội Nhạc sĩ Việt Nam), đảm nhận công tác đào tạo, bà càng có điều kiện để thực hiện đam mê, nhiệt huyết quảng bá và truyền dạy. Câu lạc bộ chỉ khoảng chục thành viên, bao gồm cả kép đàn, trống chầu, ca nương, nhưng đều đặn hằng tháng, biểu diễn một đến hai lần ở phố cổ chợ Ðồng Xuân, đồng thời, tham gia biểu diễn ở các lễ hội, sự kiện khắp các tỉnh, thành phố.

Phối hợp Khoa Âm nhạc di sản-Viện Dân tộc nhạc học Huế để đào tạo sinh viên tại Trung tâm Phát triển âm nhạc Việt Nam, nghệ nhân Phùng Thị Hồng đã góp phần truyền nghề cho nhiều bạn trẻ theo học ca trù. Trong cuộc sống hiện tại với quá nhiều lựa chọn để giải trí, dường như những người trẻ chẳng mấy mặn mà với nghệ thuật dân tộc, đặc biệt là loại hình âm nhạc tương đối khó thưởng thức như ca trù. Song, khi bày tỏ băn khoăn này, nghệ nhân Phùng Thị Hồng vẫn tỏ ra lạc quan, bởi “Các bạn trẻ chưa thích là vì họ chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với ca trù. Khi đã được nghe và hiểu về nó thì chắc chắn sẽ đam mê. Tất cả những người theo học tôi trước giờ, chưa ai bỏ cuộc giữa chừng”. Quả vậy, ở lớp học của nghệ nhân Phùng Thị Hồng, chúng tôi bắt gặp nhiều gương mặt trẻ. Có bạn vừa ra trường, có bạn mới chỉ là sinh viên năm đầu tiên, thậm chí có bạn người ngoại quốc còn lặn lội từ nước Pháp xa xôi tới Việt Nam để theo học nhạc cụ dân tộc.

Ðến nay, ở độ tuổi không còn mấy sung sức, nghệ nhân Phùng Thị Hồng vẫn tâm huyết, miệt mài hoàn thiện giáo trình đào tạo ca trù do mình soạn thảo. Bà hy vọng, với giáo trình này, việc truyền dạy sẽ bài bản hơn, người học sẽ có phương pháp tiếp thu và thực hành dễ dàng. Mới đây, bà cùng 51 nghệ nhân của lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Hà Nội đã được Hội đồng thẩm định thành phố đưa vào danh sách đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú lần thứ nhất năm 2015.

Người xứ Bình Định – tại sao được gọi là “dân Nẫu” ?


Người xứ Bình Định – tại sao được gọi là “dân Nẫu”

http://www.tongsan.net/index.php?option=com_content&view=article&id=463:ngi-x-binh-nh-ti-sao-c-gi-la-qdan-nuq&catid=42:truyn-ngn&Itemid=66

In Email
Người Bình Định, Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu, hẳn nhiên vì “đại từ nhân xưng” “Nẫu” (bọn họ, người ta…) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng, thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.

Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan có bổn phận đưa lưu dân nghèo không sản nghiệp khai khẩn vùng đất mới từ nam đèo Cù Mông đến đèo Cả (tỉnh Phú yên bây giờ).  Sau 33 năm khai phá vùng đất mới, hình thành làng mạc, năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa.

Năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nâng cấp phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên . Do đặc điểm của vùng đất mới còn hoang hóa, dân cư thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp Thuộc, dưới Thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như Phường, Nậu, Man.  Phường là các làng nghề có quy mô như phường Lụa, phường Sông Nhiễu.  Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề, người đứng đầu gọi là đầu Nậu.
Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm…

Do sự phát triển của xã hội Đàng Trong, năm 1726, chúa Nguyễn Phúc Chú (1697-1738) cử Đại ký lục chính danh Nguyễn Đăng Đệ quy định phạm vi, chức năng của các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính như “Thuộc”, “Nậu” bị xóa bỏ.

Khái niệm thành tố chung cấp hành chính “Nậu” được biến nghĩa dùng để gọi người đứng đầu trong đám người nào đó và sau này dùng để gọi đại từ nhân xưng ngôi thứ ba.

Từ “Nậu” không xuất hiện độc lập mà chỉ có mặt trong các tổ hợp danh ngữ:
Ví dụ:

-Mất chồng như nậu mất trâu
Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bơm.
– Tiếc công anh đào ao thả cá
Năm bảy tháng trời nậu lạ tới câu.
– Ai về nhắn với nậu nguồn
Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên.

Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi.

Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng”, “bả”. Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh”, “chỉ”.

Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu”.

Nẫu đã đi vào ca dao Bình Định, Phú Yên khá mượt mà, chân chất:

Ai nề sông núi Phú Yên
Cho nẫu nhắn gở nỗi niềm nhớ quê

Phương ngữ Thuận Quảng (Thuận Hóa – Quảng Nam) với “mô, tề, răng, rứa, chừ”, vượt qua đèo Bình Đê (ranh giới Bình Định – Quảng Ngãi) được đổi thành “đâu, kia, sao, vậy, giờ”.   Và đặc trưng ngữ âm của vùng Nam Trung bộ (Bình Định – Phú Yên) không phân biệt rạch ròi cách phát âm dấu hỏi và dấu ngã. Đặc biệt, bà con vùng biển từ Hoài Nhơn (Bình Định) đến Gành Đỏ (Sông Cầu-Phú Yên), các âm dấu ngã đều phát âm thành dấu hỏi.

Riêng đồng bằng Tuy Hòa, khi phát âm không phân biệt được dấu hỏi và dấu ngã. Bởi vậy, “Nẩu” hay được phát âm là “Nẫu”.  Đồng bằng Tuy Hòa trù phú, nhiều nhà giàu trong vùng cho con cái đi học chữ phương xa. Các vị có chữ nghĩa viết chữ “Nẩu” theo phát âm quen miệng thành chữ “Nẫu”.

Nói nôm na, tiếng Nẫu là tiếng địa phương của vùng Bình Định và Phú Yên có nghĩa là họ, hay người ta, vì là “đại từ nhân xưng” nó nằm ở vị trí ngôi thứ ba vừa số ít mà cũng vừa số nhiều.

Ví dụ thay vì hỏi “Hôm nay người ta đi đâu mà nhiều vậy?” thì người dân Bình Định và Phú Yên hỏi là “Hôm nay nẫu đi đâu mà nhiều dậy?“ hay “Cái nhà này là của họ“ thì dân Nẫu sẽ nói là “Cái nhà nhà này là của nẫu“.   Chính vì vậy mà khi hòa cùng tất cả tiếng nói của mọi miền đất nước thì tiếng nẫu sẽ không lạc vào đâu được, thậm chí còn dùng những từ hoàn toàn khác với những từ thông dụng.
Ví dụ thay vì nói “Vào tận trong đó“ thì nói là “Dô tuốt trỏng“ hay hỏi “vậy hả?” thì hỏi là “dẫy na?“, “dẫy ngheng” (vậy nghen hay thế nhé), “dẫy á” (vậy đó), “chu cha wơi” (trời đất ơi) v.v…