Conférence “LE SINAWI – chant chamanique coréen” par Tran Quang Hai, Centre Culturel Coréen, 75016 Paris, 8 avril 2015


Mercredi 8 avril 2015, 18h 30 au Centre Culturel Coréen,
2 avenue d’Iena, 75016 Paris
Le Sinawi

sinawi 3

sinawi1sinawi 2
Par TRAN Quang Hai, ethnomusicologue au CNRS

PON69873jpg
Buổi nói chuyện về nhạc lên đồng của Hàn Quốc do Trần Quang Hải thuyết trình

CENTRE CULTUREL COREEN
2 avenue d’Iéna 75016 Paris – Tél : 01 47 20 84 15
www.coree-culture.org
Entrée libre, dans la limite des places disponibles.
Metro : Iéna
Au sein de la musique coréenne, le Sinawi est une
forme d’improvisation musicale chamanique dans
laquelle un groupe de quatre instruments tradi-
tionnels (le hautbois piri, la vièle à deux cordes
haegeum, le tambour en forme de sablier janggu
et le tambour buk) accompagne les rituels des
chamanes. Aujourd’hui, il arrive que d’autres ins-
truments tels que la cithare gayageum ou le haut-
bois conique taepyeongso, puissent aussi être
utilisés. Le Sinawi est originaire des provinces de
Chungcheong et de Jeolla. Il est avec le pansori
et le pungnyu l’une des sources d’inspiration du
sanjo.
Cette conférence, abordant le Sinawi, a pour but
de préparer le public français à un rituel chama-
nique qui sera présenté pendant l’année de la
Corée en France, commençant à partir de sep-
tembre 2015.

Par Marc ORANGE, ancien directeur de l’Institut d’études coréennes au Collège de France La signature d’un traité entre deux pays n’est jamais un acte anodin. Les deux signataires s’engagent, ce faisant, sur un certain nombre de points qu’ils (…)
COREE-CULTURE.ORG

NGUYỄN VŨ ANH : Gặp gỡ Sainkho Namtchylak 28/3/2014, TP HCM , VIETNAM


Monday, March 30, 2015

Gặp gỡ Sainkho Namtchylak 28/3/2014

Trình diễn một số ca khúc và giới thiệu thơ cũ và mới do cô sáng tác với khán giả & nhạc sĩ tại TPHCM
 

THÀNH NHÂN – ĐẠI DƯƠNG : Lắng đọng đêm nhạc tưởng niệm 14 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn


Văn hóa

Thứ Ba, 31/03/2015 – 05:29

TP Huế:

Lắng đọng đêm nhạc tưởng niệm 14 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn

Dân trí Một đêm nhạc ấm cúng, tràn đầy cảm xúc tại TP Huế tối 31/3 nhằm tưởng nhớ 14 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Chương trình âm nhạc với chủ đề “Níu tay nghìn trùng” đã thu hút những người yêu nhạc Trịnh mọi lứa tuổi. Không gian mộc mạc, gần gũi hòa quyện tuyệt vời cùng những thanh âm trong trẻo đã làm sống lại trong lòng khán giả Huế những ca khúc bất hủ của nhạc sĩ họ Trịnh như Diễm Xưa, Chút thiên thu còn mãi, Ướt mi, Đóa hoa vô thườnghay Để gió cuốn đi.

Những bài hát của Trịnh Công Sơn vang lên âm hưởng về tình yêu sống, yêu đời, và yêu người. Trong khoảnh khắc, thứ âm nhạc tuyệt diệu ấy đã phá tan mọi khoảng cách giữa người và người, lấy đi những nỗi âu lo để nhường lại cho tất cả là một không gian âm nhạc lắng đọng, trong trẻo.

Video:

Trong những ca khúc ấy, cố nhạc sĩ đã từng gửi gắm: “Tôi hát cũng chính là tôi tự ru mình, ru mình không oán, không buồn dù thân phận bị ruồng rẫy, ru mình vượt qua bao đau đớn, bao tủi hờn”. Cô Trần Lệ Hà – một khán giả lớn tuổi trong đêm nhạc chia sẻ: ” nhạc Trịnh luôn có một sức hút đặc biệt đối với người yêu âm nhạc trung niên như chúng tôi. Nghe nhạc Trịnh để thấm đẫm hơn triết lí cuộc đời, để được vỗ về sau những đắng cay của cuộc sống”.

Trải qua hơn 2 giờ đồng hồ với hơn 15 ca khúc chọn lọc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khán giả cố đô Huế đã có một đêm thỏa nguyện, cùng nhau thắp lên những nén hương lòng để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài ba nhân ngày mất 14 năm của ông (1/4/2001-1/4/2015).
Không gian sân khấu gần gũi với hình ảnh cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Những ca khúc về “ru” của cố nhạc sĩ như Ru em, Ru đời đi nhé, Ru em từng ngón xuân nồng được thể hiện mộc mạc qua guitar
Những tình khúc bất hủ của cố nhạc sĩ họ Trịnh được thể hiện đầy lắng đọng và xúc cảm
Đêm nhạc thu hút rất nhiều người hâm mộ nhạc Trịnh xứ Huế
Không chỉ có khán giả trong nước mà còn có nhiều khán giả nước ngoài mê nhạc Trịnh cũng tới tham dự

Thành Nhân – Đại Dương

http://dantri.com.vn/van-hoa/lang-dong-dem-nhac-tuong-niem-14-nam-ngay-mat-cua-trinh-cong-son-1052906.htm

c

THÙY TRANG : Trồng người cho âm nhạc


Trồng người cho âm nhạc

29/03/2015 23:13

Không mong tạo nên thiên tài âm nhạc nhưng có thể tạo nên công chúng biết thưởng thức âm nhạc. Đó là phương châm của những nghệ sĩ đang nỗ lực giáo dục âm nhạc bằng hình thức xã hội hóa hiện nay

Trong lớp nhạc Thần đồng tí hon của mình, NSƯT Hoàng Điệp kiên nhẫn giới thiệu với các học trò nhí về từng nốt nhạc trong sự hờ hững, phân tâm của chúng. Được cho quà, bánh kẹo, những đứa trẻ tỏ ra chăm chú lắng nghe cô giáo hơn nhưng vài em trong lớp thỉnh thoảng vẫn la lớn: “Con không học nữa đâu. Con mệt lắm!”. Cô giáo Hoàng Điệp lại dịu dàng dỗ dành: “Con học ngoan, cô sẽ có quà khi con ra về”. Đó là những khó khăn mà NSƯT Hoàng Điệp và nghệ sĩ Bích Thủy đối mặt khi tiếp cận những học viên âm nhạc đặc biệt của mình.

Gieo từng nốt nhạc vào tâm hồn

Không quảng cáo rầm rộ như các cơ sở dạy nhạc khác, những trường nhạc do các nghệ sĩ tên tuổi lập ra – như: Soul Academy của Thanh Bùi, Trường Nhạc nhẹ MPU của nhạc sĩ Đức Trí cùng nghệ sĩ Minh Tâm, Trường Nhạc Hải Âu của NSƯT Hoàng Điệp với giảng viên piano Bích Thủy, Trường Nhạc Young Hit Young Beat của nhạc sĩ Anh Quân và ca sĩ Mỹ Linh, Học viện SAM của ca sĩ – nhạc sĩ Phương Uyên… – đều hoạt động lặng lẽ, chú trọng vào công việc chuyên môn là chính.

Dạy nhạc ở lớp Thần đồng tí hon của NSƯT Hoàng Điệp
Dạy nhạc ở lớp Thần đồng tí hon của NSƯT Hoàng Điệp

“Chúng tôi chỉ làm công tác định hướng chứ không dám nhận là giảng dạy” – nhạc sĩ Anh Quân bày tỏ. Học viên đến những nơi này đều bằng chính cái tâm chứ không phải với khát vọng nổi tiếng.

“Nếu Đức Trí đào tạo từ phần ngọn thì Hoàng Điệp đào tạo từ gốc” – NSƯT Hoàng Điệp cho biết. Học viên của chị – những đứa trẻ 7-8 tuổi (ở lớp Thần đồng tí hon), lớn nhất chỉ 15 tuổi (ở lớp Thiên thần tuổi teen) – đều được định hướng con đường “học là để biết cảm thụ âm thanh xung quanh cuộc sống của mình chứ không phải để tham gia những cuộc thi ca hát đang nở rộ trên sóng truyền hình”.

Theo Hoàng Điệp, ở thế giới hiện đại, âm nhạc không phải là phương tiện cứu sinh nhưng nó là thứ cần thiết cho cuộc sống mỗi người. Đời sống tinh thần quan trọng không thua kém vật chất. Sự sáng tạo, bay bổng giúp cuộc đời mỗi người thêm tươi đẹp và đáng sống. Âm nhạc là một trong những tác nhân đem lại sự tươi đẹp đó. Vì vậy, những lớp học của chị đơn thuần là “tạo nên sở thích khác trong cuộc sống của mỗi người mà thôi”.

Quan điểm giáo dục âm nhạc của ca sĩ – nhạc sĩ Thanh Bùi cũng tương tự. Anh không muốn học trò của mình nhắm đến việc trở thành người nổi tiếngmà đơn giản là biết kiến thức âm nhạc để ít nhất thưởng thức được những tác phẩm thật sự giá trị trước khi làm điều lớn lao.

Nuôi dưỡng bằng cảm xúc

“Hãy tưởng tượng thế di chuyển của một con rắn, đó là cách các con phải thể hiện cho giọng hát của mình: mềm mại, uyển chuyển. Trong ca hát, không có chuyện lên cao chót vót hay trượt xuống đỉnh dốc như cách mà người ta leo núi hay xuống núi”. Đó là một phần trong bài giảng luyện thanh mà ca sĩ – nhạc sĩ Thanh Bùi hướng dẫn cho hơn 20 giọng ca nhí ở trường dạy nhạc do anh đảm trách.

Căn phòng nơi các em học thanh nhạc ở trường của Thanh Bùi khá nhỏ, chỉ đủ để cây piano và chiếc bàn làm việc riêng. Thanh Bùi ngồi đệm đàn cho những học trò nhỏ của mình. Thường thì Thanh Bùi không trực tiếp giảng dạy nhưng vì các em là thành viên của Soul Club, những đứa trẻ được kỳ vọng sẽ trở thành nhân tố mới cho thị trường nhạc Việt trong tương lai, nên anh trực tiếp đứng lớp.

Sau khoảng thời gian ngắn luyện thanh để mở giọng, từng học viên sẽ phải trả bài. Khác với nhiều lớp ở các trung tâm đào tạo ca sĩ hiện nay – người dạy cố chỉ dẫn cho học viên hát theo đúng khuôn mẫu, Thanh Bùi thường hỏi học trò: “Con đã thuộc bài và hiểu được ca khúc ấy nói gì không?”. Thanh Bùi cho biết: “Tôi không muốn áp đặt cách hát của mình lên các học viên. Ở đây, tôi muốn mỗi học viên của mình thể hiện theo đúng những gì họ nghĩ. Cảm xúc sẽ trọn vẹn khi bản thân họ biết rõ mình muốn chuyển tải điều gì đến người nghe. Một bài hát giống nhau nhưng 10 người hát khác nhau sẽ mang đến cho người nghe những cảm nhận khác nhau bởi màu sắc và cái hồn của người hát gửi gắm vào ca khúc”.

Để minh chứng cho điều mình nói, Thanh Bùi cho các học viên “trả bài”. Từ giờ học trước, học viên được quyền chọn một ca khúc ưa thích để luyện tập cho giờ học tiếp theo. Có đến 3/5 học viên chọn Time after time, ca khúc đình đám quen thuộc gắn liền với giọng ca Ronan Keating thuở nào. Các em chưa thể hát hay như bản gốc nhưng có điều mỗi em hát một cách rất khác với sắc thái rất riêng. “Không tệ chút nào!” – Thanh Bùi nhận xét ngắn gọn.

“Điều quan trọng là các em thuộc 98% lời ca khúc. Hát chưa hay nhưng các em biết để cảm xúc của mình bay bổng với lời ca” – Thanh Bùi cho đó là điều anh đang hướng tới. Anh yêu cầu các học trò của mình phải dành nhiều tình cảm hơn nữa cho ca khúc. “Nhiều đến mức, các em cất tiếng hát với cảm xúc tự nhiên như thấy vui với niềm hạnh phúc hay thấy buồn với một mất mát nào đó trong cuộc sống, tự nhiên như khi chúng ta thở và ăn vậy” – anh bày tỏ.

Kỳ tới: Lấp khoảng trống chuyên môn

Sự quan tâm của người đi trước

Cặp đôi Anh Quân – Mỹ Linh cùng với bạn bè của mình luôn “mở lòng” với lớp ca sĩ kế cận. Trường nhạc Young Hit Young Beat của họ được sáng lập để nâng đỡ và tạo điều kiện cho lớp trẻ học tập, phát triển sự nghiệp.

Có thể nói Mỹ Linh là một trong số ít ngôi sao ca nhạc quan tâm đến giáo dục âm nhạc cho thế hệ trẻ. Chị cho biết mình luôn trăn trở và đam mê trong việc truyền dạy cho lớp đàn em về nghề để họ có thể thuận lợi phát triển sự nghiệp, hoàn thiện bản thân, có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn nghệ nước nhà.

 

Bài và ảnh: Thùy Trang

THÚY BÌNH : Tây mê đàn ta, chương trình CLB TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG, TP HCM


Tây mê đàn ta

Thứ ba, 31/03/2015, 00:45 (GMT+7)

Sáng 29-3, tại Cung Văn hóa Lao động TPHCM, CLB Tiếng hát quê hương tổ chức chương trình sinh hoạt, giao lưu và biểu diễn đàn tranh thu hút đông đảo khán giả trong và ngoài nước.

Trong chương trình, các thành viên CLB cùng nghệ sĩ Hoa Xuân, Thương Huyền phục vụ khán giả các tác phẩm hòa tấu, độc tấu đàn tranh: Bình bán vắn, Đoản xuân ca, Hồn quê, Rặng tre trước gió, Lý cây xanh, Bắc sơn trà, độc tấu đàn T’rưng Tiếng chày trên sóc Bombo, Sài Gòn đẹp lắm… Để không khí buổi giao lưu thêm sôi nổi, NGƯT Thúy Hoan, đảm nhiệm vai trò người dẫn chương trình, đã tổ chức tiết mục các nghệ sĩ, học viên CLB cùng khán giả đồng ca hai bài dân ca quen thuộc Trống cơm, Lý ngựa ô với lời nguyên bản và phần lời mới.

NGƯT Thúy Hoan phỏng vấn giao lưu với Alexandro Madrigal

Đặc biệt, trong chương trình còn có sự tham gia biểu diễn của anh Alexandro Madrigal, người Mỹ, giáo viên lớp 4 Trường quốc tế Mỹ – American International School (AIS). Anh trình diễn hai bài độc tấu đàn tranh, trong đó bản Dạ cổ hoài lang được anh thể hiện bằng ngón đàn thật duyên, thật ngọt. Dẫu rằng còn có đôi chỗ người nghe dễ dàng cảm nhận sự hồi hộp và lo lắng của anh khi trình diễn trước nhiều người, song tinh thần yêu nghệ thuật, yêu thích âm nhạc dân tộc truyền thống Việt Nam của một người Mỹ đang sinh sống và làm việc tại TPHCM đã khiến khán giả đồng cảm, thích thú, ủng hộ anh nhiệt tình bằng những tràng pháo tay cổ vũ.

Alexandro chia sẻ: “Tôi mới đến TPHCM một năm nay và tham gia dạy học tại Trường AIS. Trước đó, tôi ở Indonesia 15 năm, cũng vì niềm yêu thích âm nhạc nên từng theo học đàn nhị của nước này. Đến TPHCM vào năm 2014, sau lần được gặp và nghe nhạc sư Vĩnh Bảo đàn tranh, nghe ông giải thích về nghệ thuật truyền thống Việt Nam và những âm thanh, giai điệu độc đáo của đàn tranh, tôi như bị cuốn hút vào tiếng đàn thanh thoát trong trẻo, nhiều cung bậc cảm xúc ấy mà không biết vì sao. Vậy rồi tôi tìm đến nhạc sư để xin được học đàn. Nhưng vì ông đã khá lớn tuổi nên con trai của ông đã thay ông dạy tôi, mỗi tuần học 2 buổi. Đến nay, tôi học đàn tranh được 6 tháng. Với tôi, âm nhạc Việt Nam rất hấp dẫn và cũng thật khó. Tuy nhiên, sau khi học rành rẽ đàn tranh, tôi dự định sẽ học và tìm hiểu thêm về các cây đàn dân tộc khác của đất nước các bạn”.

THÚY BÌNH

– See more at: http://www.sggp.org.vn/amnhac/2015/3/379444/#sthash.LloMaPbG.dpuf

HUỲNH VĂN MỸ : Ông quan viết tuồng


ĐÀO TẤN – ÔNG QUAN “KỊCH TÁC GIA” – KỲ 2:

​Ông quan viết tuồng

31/03/2015 10:30 GMT+7

TT – Soạn tuồng là loại hình sáng tác đòi hỏi tác giả không chỉ có tài năng mà còn phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức cho tác phẩm của mình. 

Nguyên tác vở tuồng Trầm hương các của Đào Tấn có bút tích của bà Chi Tiên – thứ nữ cụ Đào Tấn – duyệt định (bản gốc hiện lưu tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định) – Ảnh: H.V.M.

Vậy mà Đào Tấn nhiều lúc vừa lo việc quan lại vừa sáng tác tuồng, chỉnh sửa tuồng cũ, đã để lại một di sản tuồng đồ sộ. Quả như lời nhiều người nói: “Với Đào Tấn làm quan là xác, viết tuồng mới là hồn phách của ông”…

Phụng mệnh vua sáng tác

Xem tấm biển viết chữ Hương thảo thất (nhà cỏ thơm) mà Đào Tấn treo trước mái nhà tranh nơi quê nhà Vinh Thạnh khi ông về hưu (1904), rồi đọc đây đó những câu thơ ông viết: Tràng An từ giã ra về/Trong mơ dắt nhạc thái hòa cùng đi, hay: Cười mình nếu sống đầy trăm tuổi/Chỉ thích đề ngâm khắp dưới trời mới thấy chuyện làm quan không phải là điều chí cốt của Đào Tấn.

Phải đem văn chương, mà chủ yếu là tuồng tích, là nghệ thuật hát bội để góp phần “phù thế giáo”, di dưỡng tâm khí con người mới chính là lý tưởng, là sở nguyện của Đào Tấn.

“Đào Tấn quả là có duyên với kịch nghệ hát bội” – nhà nghiên cứu Đặng Quý Địch nhận xét.

Cái duyên ấy, theo ông Địch, là khi được bổ dụng (1871 – bốn năm sau khi đậu cử nhân) Đào Tấn đã gặp được vua Tự Đức – vị vua nổi tiếng hay chữ, giỏi thơ văn lại yêu thích tuồng – chọn làm chức hiệu thư (biên chép, sửa chữa thư tịch) ở ngay tại triều.

Thấy văn tài của Đào Tấn, chỉ một năm sau nhà vua đã giao cho ông viết ba vở tuồng Đảng khấu, Bình địch và Tam bảo thái giám thủ bửu.

Được viết theo chỉ dụ của nhà vua để diễn ở cung đình, những vở tuồng này phần nào thể hiện mong muốn của nhà vua là dẹp được quân Pháp (Bình địch), trừ xong đám giặc khách cùng các cuộc dấy loạn của nông dân (Đảng khấu) và mở được mối giao hảo với bên ngoài để có thế lực đối địch với người Pháp mà vẫn giữ được khí chất của riêng nước mình (Thủ bửu).

Soạn được ba vở tuồng này để công diễn trên sân khấu cung đình Duyệt Thị Đường – vốn có từ thời vua Minh Mạng – sao cho vừa ý ông vua giỏi văn chương, sành nghệ thuật hát bội như Tự Đức quả là không dễ.

Thấy tài năng viết tuồng xuất sắc của Đào Tấn, sau hai năm để ông rời kinh nhậm chức tri phủ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình), năm 1876 “vị vua mê tuồng” Tự Đức lại triệu ông về nội các để… tiếp tục viết tuồng.

Nhà nghiên cứu Đặng Quý Địch cho rằng điều đáng nói trong lần phụng chỉ sáng tác này là Đào Tấn đã không dựa theo tích truyện có trước mà tự mình tạo ra cốt truyện để viết tuồng.

Cũng như ba vở tuồng ông phụng chỉ sáng tác lần đầu, Tứ quốc lai vương (sứ thần bốn nước đến triều kiến nhà vua), Quần phương hiến thụy (đám vật quý đưa điềm tốt) mỗi tuồng cũng đều có ba hồi, mỗi hồi diễn trọn đêm từ đầu hôm đến gần sáng.

Còn bộ tuồng vĩ đại Vạn bửu trình tường lại dài đến 108 hồi, trong đó Đào Tấn soạn 68 hồi, từ hồi thứ 41 đến hồi thứ 108! “Soạn ba bộ tuồng này Đào Tấn đã mất hết bốn năm.

Nếu ở Quần phương hiến thụy Đào Tấn dùng tên các loài hoa thì ở Vạn bửu trình tường ông lại dùng tên các vị thuốc bắc để đặt tên cho các nhân vật, trong đó có sự phù hợp về tính cách của nhân vật với loài hoa, vị thuốc mà nhân vật đó mang tên. Tài vậy đó!” – ông Địch dẫn giải.

Mộ Đào Tấn ở sườn núi Huỳnh Mai (xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước), cách làng Vinh Thạnh chừng hai cây số về hướng đông – Ảnh: H.V.M.

Vừa việc quan, vừa viết tuồng

Viết tuồng và viết tuồng. Với Đào Tấn viết tuồng là cái nghiệp ông tự thân nhận lấy với tất cả đam mê, yêu thích.

Dường như để bù lấp cho khoảng thời gian hai năm làm quan đầu phủ Thừa Thiên cùng những năm từ quan về quê ở ẩn vì triều chính rối ren (sau khi vua Tự Đức mất, 1883), khi được bổ làm tổng đốc An Tịnh (Nghệ An, Hà Tĩnh) – 1889, nhà viết tuồng Đào Tấn đã làm việc song hành cùng với ông quan tổng đốc Đào Tấn để lấy lại thời gian đã mất với tuồng!

Vùng đất mới trấn nhậm vốn xa kinh thành, dân tình khó khổ, rối ren, phải lo chấn chỉnh nhiều việc, công vụ bận rộn nhưng Đào Tấn vẫn cố dành thời gian cho tuồng.

Trước hết, ông bắt tay chỉnh lý Sơn hậu – một vở tuồng được coi là di sản quý của hát bội nước ta, được tôn gọi là “tuồng thầy”, là loại tuồng kinh điển mà không một nghệ sĩ hát bội nào không trải qua các vai diễn từ tuồng này mà thành tài.

Tuy vậy do lưu truyền lâu đời, nhiều đoạn của Sơn hậu bị lệch nên Đào Tấn đã phải chỉnh sửa, thậm chí viết lại.

Vẫn chưa hết nỗi canh cánh về những pho “tuồng thầy” đây đó còn chỗ sai lệch, tuềnh toàng do “tam sao thất bổn”, Đào Tấn lại tiếp tục chỉnh sửa các pho tuồng Tam nữ đồ vương, Đào Phi Phụng.

Với Tam nữ đồ vương, Đào Tấn đã chỉnh sửa mạnh tay hồi hai của pho tuồng có ba hồi này thành vở tuồng mới với tên Khuê các anh hùng.

Với pho tuồng bốn hồi Đào Phi Phụng, ngòi bút chỉnh lý của Đào Tấn đậm nét nhất ở hồi 4, trở nên là “vở diễn ăn khách của nhiều thế hệ hát bội ở Bình Định bởi chuyện tình éo le đến cùng cực của hai nhân vật Đào Phi Phụng – Liễu Nguyệt Tâm”, theo lời nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn.

Điểm lại niên biểu sáng tác (và chỉnh lý) tuồng của Đào Tấn, điều nổi bật từ ông quan viết tuồng này là “duyên nợ tuồng” của tác giả với nơi tại nhiệm của mình. Kinh đô Huế và Nghệ An chính là hai nơi mà Đào Tấn đã sáng tác toàn bộ các vở tuồng của mình (trừ Tân Dã đồn).

Nhẹ bớt việc quan nhờ đã quen thuộc dân tình, lại không còn phải viết tuồng theo mệnh vua, việc chỉnh lý một số “tuồng thầy” cũng đã xong, từ đây cây bút tuồng trên tay ông quan tổng đốc An Tịnh bắt đầu cho những sáng tạo mới của mình.

Trừ Diễn võ đình – vở tuồng hai hồi được Đào Tấn viết vào những năm cuối khi làm tổng đốc An Tịnh lần nhất (1889-1893), bốn vở tuồng Cổ thành, Trầm hương các, Hộ sinh đàn (mỗi tuồng đều một hồi), Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan (ba hồi) đều được Đào Tấn viết trong thời gian ông làm tổng đốc An Tịnh lần thứ hai (1898-1902).

Sơ lược niên biểu làm quan của đào tấn

1867 đỗ cử nhân, năm 1871 được bổ làm hiệu thư tại triều. 1874 làm tri phủ Quảng Trạch (Quảng Bình). 1876 làm thừa chỉ tại nội các (triều đình).

1882 làm phủ doãn phủ Thừa Thiên. 1883 từ quan về quê ở ẩn ở chùa Ông Núi trên núi Linh Phong. 1887 được triệu dụng lại, làm phủ doãn Thừa Thiên, rồi làm thị lang bộ Hộ, làm giảng quan (dạy vua Đồng Khánh học).

1888 làm tham tri bộ Hộ. 1889-1893 làm tổng đốc An Tịnh. 1894 làm thượng thư bộ Công. 1896 làm thượng thư bộ Binh. 1897 làm thượng thư bộ Hình.

1898 làm tổng đốc Nam Ngãi (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Mùa thu 1898 làm tổng đốc An Tịnh lần thứ hai. 1902 thượng thư bộ Công. 1904 rời chức thượng thư bộ Công về hưu tại quê nhà.

Ông mất đầu thu năm 1907, an táng tại sườn núi Huỳnh Mai – dãy núi có nhiều cây mai vàng tự mọc. ông từng để lại thơ khi đến núi này chọn nơi yên giấc:… Núi Mai rồi giữ xương mai nhé/ Ước được hoa mai hóa mộng hồn.

__________

Kỳ tới: Mở trường dạy hát bội

HUỲNH VĂN MỸ