TRẦN VĂN KHÊ : TỪ “DẠ CỔ HOÀI LANG” ĐẾN “VỌNG CỔ NHỊP 32”


TỪ “DẠ CỔ HOÀI LANG” ĐẾN “VỌNG CỔ NHỊP 32”

Vào những năm 10 của thế kỷ XX, trong giới Cải lương Tài tử các nghệ nhân bắt đầu nghĩ đến việc sáng tác những bài bản mới để làm phong phú hơn di sản những bài xưa để lại.

Từ năm 1917, tại Vĩnh Long, Kinh lịch Trần Quang Quờn (thường được gọi là thầy Ký Quờn) có sáng tác vài chục bài bản mới theo các hơi dùng trong đờn Tài tử và Cải lương như “Hiệp điệp xuyên hoa” nghĩa là một bầy bướm hút nhụy hoa, “Cứ hổ báo nhập trọng địa” (hơi Bắc) nghĩa là con hổ và con beo vào trong vùng nguy hiểm, “Dạ bán chung thinh” (hơi Ai Oán) nghĩa là nửa đêm nghe tiếng chuông chùa. Và mãi tới năm 1920, tại Bạc Liêu bài “Dạ Cổ Hoài Lang” được ra đời và mọi người đều công nhận bản này của cụ Cao Văn Lầu (thường được gọi là ông Sáu Lầu) sáng tác lời và nhạc.

Nhiều nhà nghiên cứu đã viết về xuất xứ bài Dạ Cổ Hoài Lang, lý do tác giả đặt bản nhạc và bài ca đó và bài được ra đời đúng năm nào. Tôi chưa có đủ điều kiện để xác nhận hai điểm đó. Tôi chỉ trích ra một số ý kiến và thử xem ý nào có thể gần sự thật nhất theo suy nghĩ của tôi nhưng tôi thấy rõ vì sao mà bài “Dạ Cổ Hoài Lang” được nhiều người ưa thích, phổ biến rộng rãi và được phát triển không ngừng đến ngày nay.

Trong bài tham luận này, tôi sẽ chia ra hai phần:

– Phần thứ nhứt: Xuất xứ và phát triển bài “Dạ Cổ Hoài Lang”

– Phần thứ nhì: Tại sao bài “Dạ Cổ Hoài Lang” được phổ biến rộng rãi

  1. XUẤT XỨ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI “DẠ CỔ HOÀI LANG”
  2. Xuất xứ bài “Dạ Cổ Hoài Lang”:

Đến nay, rất nhiều người đều cho rằng ông Sáu Cao Văn Lầu là tác giả bài “Dạ Cổ Hoài Lang”. Về năm sinh của tác giả và năm ra đời của bài “Dạ Cổ Hoài Lang” cũng có nhiều điều khác biệt. Cho nên xuất xứ của bài này vẫn còn nằm trong nhiều giả thuyết. Nhưng theo chúng tôi thì ông Sáu Lầu sanh tại xã Thuận Lễ (nay là Thuận Mỹ), tỉnh Tân An, năm 1890. Lên năm tuổi, ông theo cha về Bạc Liêu. Năm 21 tuổi ông cưới vợ. Tám năm sau vì vợ không sanh con, nối dòng, mẹ của ông buộc ông phải ly dị. Năm 29 tuổi, xa vợ buồn, ông đặt bài “Hoài Lang” (Nhớ bạn). Ông Bảy Kiên đề nghị thêm hai chữ Dạ Cổ (Nghe tiếng trống ban đêm) – Theo bài của Thanh Cao phỏng vấn Ông Sáu Lầu đăng trong báo Dân Mới.

  1. Phát triển của bài “Dạ Cổ Hoài Lang”:

Lời ca của Bài “Dạ Cổ Hoài Lang”, nhịp đôi có nhiều “dị bản”. Thông thường nghệ sĩ Cải lương ca bài sau đây và coi đó là lời ca chánh thức:

  1. Từ là từ phu tướng
  2. Báu kiếm sắc phán lên đàng
  3. Vào ra luống trông tin nhạn
  4. Năm canh mơ màng
  5. Em luống trông tin chàng
  6. Ôi ! gan vàng thêm đau
  7. Đường dầu xa ong bướm
  8. Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
  9. Còn đêm luống trông tin bạn
  10. Ngày mỏi mòn như đá Vọng Phu
  11. Vọng phu vọng (?) luống trông tin chàng
  12. Lòng xin chớ phụ phàng
  13. Chàng  chàng có hay
  14. Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
  15. Biết bao thuở đó đây sum vầy
  16. Duyên sắc cầm đừng lợt phai.
  17. Là nguyện – cho chàng
  18. Hai chữ an – bình an
  19. Trở lại – gia đàng
  20. Cho én nhạn hiệp đôi.

Khi Phạm Duy chép lời bài “Dạ Cổ Hoài Lang” có một vài chỗ thay đổi như:

Câu 5: Luống trông tin chàng

Và trong một dị bản khác thì chép:

Câu 5: Trông luống trông tin chàng

Tôi không vội khẳng định là lời ca nào đúng nhứt. Nhưng đứng về mặt ngôn ngữ thì có nhiều điều làm tôi phải suy nghĩ. Tôi xin tuần tự đưa ra những nhận xét của tôi:

  1. Từ là từ phu tướng (không có gì đổi)
  2. Báu kiếm sắcphán lên đàng: theo tôi chữ “báu” là tiếng Nôm thường không ghép chung chữ “kiếm”. Nếu có ghép thì nói là “kiếm báu” vì thế mà hai chữ “bảo kiếm” (hay là “bửu kiếm”) theo tôi là đúng hơn. Chữ “sắc” là chiếu chỉ của nhà vua. “Phán” là quyết định của nhà vua nhưng thường trong các truyện Tàu dịch ra tiếng Việt thường là những câu “sau khi nghe triều thần tâu Vua thì Vua phán rằng…”. Thường dùng chữ “phán” là có mặt ông Vua mới dùng. Còn chữ “phong” là phong tước, phong lộc, ban ơn cho triều thần. Trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh có cụm từ “sắc phong” mà không có “sắc phán”. Huống chi câu nhạc là “líu, công, líu, công, xê, xàng” nếu chữ đàn “liu” để ca chữ “sắc” thì chữ “cống” phải thấp hơn chữ “liu” một chút mới dễ ca. Bởi vậy “sắc phong” dễ ca hơn “sắc phán”.

Nhưng xét ra ngôn ngữ thì tôi có một nhận xét khác: chữ “lên đường” đúng giọng người miền Nam hơn “lên đàng” là ngôn ngữ thường dùng ở miền Trung hay miền Bắc. Như cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đặt ra bài “Lên Đàng” là lúc ông đang ở tại Hà Nội. Trong ngôn ngữ, ông có dùng một số từ miền Bắc trong một số bài ca. Một số nhạc sĩ miền Nam trong đó có Tôn Thất Lập, trong những bài “Hát cho đồng bào tôi” có bài “Xuống đường”. Nhưng nếu dùng chữ “đường” thì không cùng một vần với những câu sau:

Luống trông tin chàng

Năm canh mơ màng…

Và dài theo phía dưới:

Phụ nghĩa tào khang

Chớ phụ phàng v.v

  1. Vào ra luống trông tinnhạn: Về thanh giọng và câu ca thì “tin nhạn” không ổn vì theo bản đờn, chữ chót là chữ , nếu để chữnhạn, khi ca cho đúng thì nghe ra chữ Xự. Nếu muốn dùng chữ nhạn thì nên đọc là nhàn. Theo dị bản “vào ra luống trông tin chàng” cũng có nghĩa và cũng dễ ca.

Hai chữ “vào ra” cũng không thực đúng giọng miền Nam. Trong những bài ghi cho quần chúng thường có câu “vô ra thong thả”. Khi đặt tên con cũng dùng chữ “vô ra” bằng chứng là tên hai nhạc sĩ đồ đệ của ông Nhạc Khị là “Bảy Vô”, “Tám Ra” nhưng chữ “vào ra” lại dễ ca hơn “vô ra” vì câu đờn là hò, xê, hạp với “vào ra” hơn “vô ra”.

  1. Năm canh mơ màng:có dị bản ghi “đêm năm canh mơ màng”. Hai câu đều được cả.
  2. Emluống trông tin chàng: có dị bản “trông luống trông tin chàng” thì theo tôi câu sau đúng phong cách người Việt hơn vì vào những năm 1919 và 1920 ít có người vợ nào xưng “em” với chồng mà thường nói “tôi” với “mình”.
  3. Ôi gan vàngthêm đau: có dị bản “ôi tim vàng thêm đau”. Theo tôi, khi đau khổ, người Việt thường nói “bầm gan tím ruột” nên tôi thấy dị bản “ôi gan vàng quặn đau” thì chữ “quặn đau” dễ ca hơn “thêm đau” vì câu đờn là “liu, liu, xàng, xệ, liu”. Vậy chữ “quặn đau” gần với chữ đờn hơn.
  4. Đường dầu xaong bướm: có dị bản để “Đường dù xa ong bướm”. Chữ “dù” là không phải tiếng “dầu” của miền Nam và “ong bướm” thường chỉ mối tình không chính thức như “ong bướm hút nhụy hoa”. Vợ chồng xa nhau không ai nói “ong bướm xa nhau” mà có thể dùng “loan phụng”. Vì vậy mà câu trong dị bản “chàng dầu say ong bướm” tức là trong khi đi xa nếu chàng có vài mối tình vụn vặt thì cũng xin “đó đừng phụ nghĩa tào khang”. Theo tôi phù hợp hoàn cảnh của người vợ trong bài ca.
  5. Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang:Không thay đổi
  6. Cònđêm luống trông tin bạn: Chữ “còn” là tiếng đệm. Các dị bản khác chép lại: “Đêm luống trông tin nhạn” hay “Đêm luống trông tin bạn” đều đúng cả. Theo tôi, chữ “tin nhạn” phù hợp hơn chữ “bạn” vì trong xã hội Việt Nam cổ người vợ không dám xem chồng như bạn. Thường dùng chữ “phu quân”. Và chữ “nhạn” còn có nghĩa mong tin người ở xa nhắn tin về.
  7. Ngày mỏi mòn như đá vọng phu
  8. Vọng phu vọng luống trông tin chàng: hai câu này không đổi
  9. Lòng xinchớ phụ phàng: có dị bản ghi “Xin chàng chớ phụ phàng” thì câu sau rõ nghĩa hơn.
  10. Chàng chàng có hay: có dị bản “chàng ôi chàng có hay”. Hai câu đều được.
  11. Đêm thiếp nằm luống những sầu tây:Tất cả các bản đều giống nhau.
  12. Biết bao thuở đó đây sum vầy?
  13. Duyênsắc cầm đừng lợt phai: Chữ sắc nên viết lại thành sắt, vì đây là đờn cầm, đờn sắt chứ không phải sắc diện, sắc đẹp. Đa số đều giống nhau chỉ có trong dị bản của Phạm Duy hai chữ chót là “tình thương” không cùng vần với “sầu tây”, “sum vầy”. Vì thế tôi nghĩ rằng “Duyên sắt cầm đừng lợt phai” đúng hơn.
  14. Là nguyện cho chàng:có dị bản chép “Thiếp nguyện cho chàng”. Hai câu đều được. Nhưng câu “Là nguyện cho chàng” gần câu đờn hơn.
  15. Hai chữ bình an:Có dị bản “Đặng chữ bình an” theo tôi câu sau có chữ “đặng” không phải cách nói người miền Nam “được chữ bình an”. Vì vậy mà câu “hai chữ bình an” dễ ca hơn.
  16. Trở lại gia đàng
  17. Cho én nhạn hiệp đôi.

Sau những nhận xét trên tôi đề nghị các bạn xem lại dị bản sau đây rồi nên có một Ủy ban để quyết định dị bản nào là phù hợp với tinh thần của bản “Dạ Cổ Hoài Lang” và đúng với ngôn ngữ người Việt thời đó:

  1. Từ là từ phu tướng
  2. Bửu kiếm sắc phong lên đàng
  3. Vào ra luống trông tin nhàn
  4. Năm canh mơ màng
  5. Trông luống trông tin chàng
  6. Ôi gan vàng quặn đau !
  7. Chàng dầu say ong bướm
  8. Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
  9. Đêm luống trông tin nhạn
  10. Ngày mỏi mòn như đá Vọng Phu
  11. Vọng phu vọng luống trông tin chàng
  12. Xin chàng chớ phụ phàng
  13. Chàng ơi ! Chàng có hay ?
  14. Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
  15. Biết bao thuở đó đây sum vầy ?
  16. Duyên sắt cầm đừng lợt phai.
  17. Là nguyện cho chàng
  18. Hai chữ an bình an
  19. Trở lại gia đàng
  20. Cho én nhạn hiệp đôi.

Năm 1922, ông Phạm Công Bình đặt vở tuồng “Tối độc phụ nhân tâm” trong đó bài “Dạ Cổ Hoài Lang” theo nhịp hai.

Năm 1925, theo ông Trương Bỉnh Tòng (“Nhạc tài tử, nhạc sân khấu cải lương”), ông Huỳnh Thủ Trung, tự Tư Chơi sáng tác lời ca cho bài “Vọng cổ” nhịp tư mang tên” tiếng nhạn kêu sương”:

“Nhạn đành kêu sương nơi biển Bắc

Én cam khóc hận dưới trời Nam”

Ông Bùi Trung Tín, dẫn theo lời của ông Giáo Thinh, thì năm 1927, môt thầy đồng nghiệp với ông Giáo tại Vĩnh Long sáng tác năm 1927 bài “Con nhạn kêu sương” tên khác mà lời giống như lời trong bài “Tiếng nhạn kêu sương” Vọng cổ nhịp tư.

Năm 1935, Năm Nghĩa ca bài “Văng vẳng tiếng chuông chùa” Vọng cổ nhịp 8. Ngoài ra có bài “Gió bấc lạnh lùng”.

Năm 1938, Nhạc sĩ Vĩnh Bảo đờn cho cô Năm Cần Thơ ca Vọng cổ nhịp 16. Dĩa Beka thâu Vọng cổ nhịp 8, nhịp 16. Sáu Hải (Lê Kim Hải) chuyên đặt lời cho Vọng cổ nhịp 16 như bài “Bầu tâm sự”, “Tình cao thượng” do cô Ba Bến Tre ca. Các bài khác như “Gió bấc lạnh lùng”, “Tôi khóc đã mấy năm rồi” cũng rất nổi tiếng.

Năm 1946 cô Tư Sạng ca bài “Mẹ dạy con” Vọng cổ 16.

Năm 1948 Út Trà Ôn ca bài “Tôn Tẫn giả điên” Vọng cổ nhịp 16. Ngoài Út Trà Ôn ra các nghệ sĩ Tám Thưa, Bảy Bé cũng là những người ca Vọng cổ hay.

Năm 1955 Vọng cổ 32 được phổ biến rộng rãi tới ngày nay.

  1. TẠI SAO BÀI VỌNG CỔ ĐƯỢC PHỔ BIẾN RẤT RỘNG RÃI?
  2. Nét nhạc của bài “Dạ cổ hoài lang” có mấy chỗ giống như nét nhạc của bài “Hành Vân” đang được thịnh hành. Không quá đơn giản và quen thuộc như “Hành Vân”, mà cũng không dài như “Tứ Đại” và những bài oán trong đờn tài tử. Bài “Dạ Cổ Hoài Lang” lại mang hơi của cách ru em miền Nam nên dễ đi vào lòng người.
  3. Lời ca bài “Dạ Cổ Hoài Lang” được những người có chồng đi đánh giặc bên Pháp rất thích vì trong bài ca có cảnh chồng ra biên ải và vợ thì ở lại nhà.
  4. Bài “Dạ Cổ Hoài Lang” vừa đặt ra đã có nhiều gánh Cải lương giới thiệu nó, có nhiều nghệ sĩ danh tiếng ca Vọng cổ cô Hai Đá, cô Ba Bến Tre, cô Bảy Phùng Há, Năm Châu và Tư Út.
  5. Bắt đầu có dĩa hát như hãng Pathé-Phono; Beka; Columbia in thành dĩa, công chúng có thể mua về nghe Vọng cổ.
  6. Các Đài phát thanh được thành lập và đã phát trên sóng những bài Vọng cổ.
  7. Bản thân nhạc Miền Nam đã có tính cách động, có thể biến hoá dễ dàng theo phong cách “chân phương hoa lá”. Bài “Dạ Cổ Hoài Lang” nhờ đó mà phát triển rất mau.

Kết luận:

Nhờ nét nhạc phù hợp với cách ru em và đờn ca miền Nam, nhờ lời ca hợp với hoàn cảnh của nhiều người chinh phụ có chồng đi lính sang Pháp, và nhứt là nhờ ngoại cảnh thuận tiện như: việc thành lập Cải lương; kỹ nghệ dĩa hát và Đài phát thanh phổ biến, nên bài “Dạ Cổ Hoài Lang” như diều gặp gió, đã được phổ biến và phát triển rất mau. Khi bài “Dạ Cổ Hoài Lang” trở thành “Vọng cổ nhịp tám” đến sau, thì đã trở nên một sáng tác “tập thể”, chớ không còn là sáng tác riêng của cụ Cao Văn Lầu.

Dầu sao, uống nước vẫn nhớ nguồn, chúng ta vẫn nhớ ơn người sanh ra bài “Dạ Cổ Hoài Lang” lần đầu. Ngoài cụ Cao Văn Lầu, có lẽ cũng nên nhắc lại tên vài người đã hợp sức với cụ Sáu Lầu đổi tên “Dạ Cổ Hoài Lang” và đặt lời ca.

Kính chúc Hội thảo thành công.

Bình Thạnh, ngày 22-07-2009

GSTS Trần Văn Khê

TRẦN PHƯỚC THUẬN : BÀN VỀ XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA CỦA TỪ “VỌNG CỔ”


NGUỒN GỐC VỌNG CỔ
—o0o —
1
Bàn về xuất xứ và ý nghĩa của từ “Vọng cổ” 
 
Trần Phước Thuận 

Vọng cổ là một tên gọi rất quen thuộc với người Việt Nam, nhất là ở Bạc Liêu, ai cũng biết nó là một bản nhạc phổ thông nhất và tiêu biểu nhất trong cổ nhạc Nam Bộ. Vọng cổ hiện nay còn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu âm nhạc và thực tế đã có nhiều sách vở, nhiều cuộc hội thảo khoa học đề cập đến. Tuy nhiên tên gọi Vọng cổ từ đâu mà có và ý nghĩa đích thực của nó là gì thì đến nay vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng. Lý giải vấn đề này có 2 ý kiến tiêu biểu. Một là, ông Cao Kiến Thiết [1] cho rằng: Theo ba tôi kể thì năm 1919 thầy Thống tức ông Trần Xuân Thơ [2] người miền Bắc, giỏi chữ Nho, ngụ tại An Trạch Đông, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị ba tôi thay chữ Dạ cổ (tiếng trống đêm) thành Vọng cổ (tiếng trống vọng lại). Lý do là ba tôi lấy điển tích “Tô Huệ chức cẩm hồi văn” làm nội dung của bài ca và bản nhạc. Bởi lòng Tô Huệ khi chức Cẩm hồi văn thì nghe tiếng trống đánh từ xa vọng lại, chứ không phải là tiếng trống đêm, cho nên chữ Dạ cổ thì tối nghĩa còn chữ Vọng cổ thì càng làm rõ điển tích này đã chọn. Và trong cuộc họp đó ba tôi đã đồng ý đổi chữ Dạ cổ hoài lang thành Vọng cổ hoài lang, nghĩa là theo tiếng trống vọng lại mà nhớ chồng. Nhưng lúc đó bản Dạ cổ hoài lang đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi, nên phải mất thời gian khá lâu mới thống nhất được tên gọi “Vọng cổ”. Đây là lời phát biểu của ông Cao Kiến Thiết trong cuộc hội thảo khoa học về Cao Văn Lầu tổ chức tại Bạc Liêu năm 1989 [3].

Hai là, nhạc sĩ Trần Tấn Hưng [4] nói rằng: “Chính soạn giả Trịnh Thiên Tư [5] trong buổi lễ giỗ tổ cổ nhạc ở Bạc Liêu năm 1935 đã đề nghị với ông Sáu Lầu và mọi người như sau: Bản nhạc gốc 20 câu của ông Sáu vẫn nên gọi là Dạ cổ hoài lang vì đó chính là cái tên gốc, cái tên lịch sử không nên sửa đổi. Hơn nữa nhớ chồng lúc ban đêm là điều thích hợp với người chinh phụ, lại hợp với nội dung bản nhạc của ông Sáu. Chúng ta không thể lấy ý nghĩa và hoàn cảnh của nàng Tô Huệ như thầy Thống đã nói lúc trước để sửa đổi cái tên Dạ cổ hoài lang, vì đây là hai tác phẩm khác nhau, cũng như không thể lấy Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để sửa Truyện Kiều của Nguyễn Du được. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay bản Dạ cổ hoài lang đã được biến thể sang nhịp 8, vậy cũng nên dùng 2 chữ Vọng cổ để đặt tên cho các bản đã được canh tân này. Nhưng Vọng cổ do tôi đề nghị hôm nay cũng không theo nghĩa “tiếng trống vọng lại” mà lại mang ý nghĩa “trông về truyền thống xưa”, vì các bản nhịp 8 tuy chữ đàn đã khác xa bản gốc, nhưng vẫn từ Dạ cổ hoài lang mà ra, vì vậy “truyền thống xưa” ở đây chính là bản Dạ cổ hoài lang. Ý kiến của ông Trịnh Thiên Tư được ông Sáu cùng mọi người chấp thuận và hoan nghênh nhiệt liệt. Và cũng từ đó đến nay mọi người đều gọi bản nhạc gốc là Dạ cổ hoài lang và gọi chung các bản được canh tân là Vọng cổ”.

Như vậy, từ Vọng cổ được xuất hiện do lời đề nghị của hai ông Trần Xuân Thơ và Trịnh Thiên Tư, nhưng từ Vọng cổ được sử dụng là của ông Tư hay ông Thơ ? Muốn giải quyết vấn đề này ắt hẳn phải xác định cái nghĩa đang được sử dụng của nó, nói cách khác bản Vọng cổ ngày nay – cái tên của nó mang ý nghĩa gì ?

Như trên đã nói từ Vọng cổ (望 鼓) của ông Trần Xuân Thơ, thì có nghĩa là “tiếng trống vọng lại” ? còn từ Vọng cổ (望 古) của ông Trịnh Thiên Tư có nghĩa là “trông về xưa”. Như vậy về phần nghĩa của hai từ này không dính dáng với nhau nhưng phần âm lại đồng âm nên thường hay nhầm lẫn. Muốn xác định từ Vọng cổ mang ý nghĩa nào, tốt nhất là dùng tên gốc của nhạc bằng chữ Hán để chứng minh và dùng phương pháp so sánh để giải quyết vấn đề này?

Hiện nay có một bản rất phổ thông gọi là Tân cổ giao duyên (新 古 交 緣), bản được thành lập do phương pháp gối đầu Vọng cổ của soạn giả Mộng Vân và sau đó được nhiều soạn giả khác thực hiện bằng cách kết hợp giữa tân nhạc và bản Vọng cổ. Chúng tôi tạm mượn cái tên Tân cổ giao duyên này để làm cơ sở để truy tìm ra cái nghĩa đang được sử dụng của từ Vọng cổ. Tạm nêu ra hai trường hợp như sau:

1. Nếu từ cổ ở đây có nghĩa là cái trống thì Tân cổ giao duyên (新 鼓 交 緣) sẽ được hiểu là “cái trống mới giao duyên”. Nghĩa là không phù hợp với kết cấu và nội dung của bản Tân cổ giao duyên. Nếu cố hiểu là “mới” và “cái trống” giao duyên với nhau lại càng không có ý nghĩa gì cả.

2. Nếu từ cổ ở đây có nghĩa là xưa thì Tân cổ giao duyên (新 古 交 緣) theo nghĩa đen là “mới” và “cũ” giao duyên, nghĩa bóng muốn nói tân nhạc và cổ nhạc cùng hòa hợp, thật đúng với kết cấu và nội dung bản Tân cổ giao duyên.

Rõ ràng là trường hợp thứ nhất không hợp lý. Và như vậy, cổ ở đây được xác định là xưa thì Vọng cổ phải mang nghĩa “trông về xưa” hay “chiêm ngưỡng truyền thống xưa”, ý nghĩa này là do ông Trịnh Thiên Tư đề xuất.

Tóm lại, Từ Vọng cổ có xuất xứ tại Bạc Liêu và được sử dụng từ tháng 08 năm ất Hợi (1935) do lời đề nghị của soạn giả Trịnh Thiên Tư.

Căn cứ vào lời phát biểu của ông Tư và xét theo thực tế thì Dạ cổ hoài lang và Vọng cổ là hai bản khác nhau, nhưng Vọng cổ do Dạ cổ hoài lang mà có, vì vậy Vọng cổ phải mang ý nghĩa “trông về truyền thống xưa”.

Chú thích :
(1) Con trai lớn của ông Cao Văn Lầu.
(2) Thầy tuồng đoàn hát bộ của ông Ba Xú, một trong những đoàn hát đầu tiên ở Bạc Liêu.
(3) Từ Dạ cổ hoài lang, Nxb. Mũi Cà Mau, 1992, tr.84-85.
(4) Nhạc sĩ Năm Nhỏ (1921-1982), học trò nhỏ nhất của Nhạc Khị, cũng là người thừa kế thờ Tổ Cổ nhạc Bạc Liêu sau khi thầy qua đời.
(5) Tác giả sách Ca nhạc cổ điển – 1962, nhà ở xã Vĩnh Mỹ, huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu, ông cũng là bạn đồng môn với nhạc sĩ Cao Văn Lầu.


2
DẠ CỔ HOÀI LANG

Sáng tác: Cao Văn Lầu

Bài Dạ cổ hoài lang ra đời trong cái nền của dòng nhạc tài tử Nam Bộ càng làm cho dòng nhạc tài tử Nam Bộ phong phú hơn, gắn bó thuyết phục hơn với mọi người, mặc dù bài ”Dạ cổ hoài lang ” sanh sau đẻ muộn nhưng lại sớm chiếm được ưu thế, cảm tình trong giới và khán thính giả mộ điệu. Tính độc đáo ở đây là sự biến đổi phát triển không ngừng của bài Dạ cổ hoài lang, từ nhịp 4 chuyển sang nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32 và 64 chính là bài vọng cổ bây giờ.


Ký âm cổ nhạc: (theo loại đàn dây Bắc)

1

Từ là từ phu tướng, Hò lìu xang xê cống

2

Báu kiếm sắc phán lên đàng. Líu cống líu cống xê xang

3

Vào ra luống trông tin chàng. Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò

4

Năm canh mơ màng. Liu xế xang xự xề xang lìu hò

5

Em luống trông tin chàng, Xừ liu xáng ũ liu cống xề

6

Ôi gan vàng quặng đau. (í a) Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu

 

   

7

Đường dù say ong bướm, Hò lìu xang xang xế cống

8

Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang. Xê xê líu xừ, líu lĩu xừ xang

9

Đêm luống trông tin bạn, Xừ xang xế, líu xê xang xư’’

10

Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu. Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang

11

Vọng phu vọng luống trông tin chàng. Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò

12

Sao nỡ phũ phàng … Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò

 

   

13

Chàng là chàng có hay? Xừ xang xừ cống xế

14

Đêm thiếp nằm luống những sầu tây. Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang

15

Bao thuở đó đây sum vầy, Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò

16

Duyên sắc cầm lợ phai. (í a) Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu

 

   

17

Là nguyện cho chàng Hò xự cống xê xang hò

18

Hai chữ an bình an. Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang

19

Trở lại gia đàng, Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò

20

Cho én nhạn hiệp đôi. (í a) Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu

  Ký âm: Vũ Đức Sao Biển.

Bản Dạ cổ hoài lang sử dụng thang âm lên tới 7 cung, thuộc hệ thang âm Ai, Oán.

  

Nhạc Pháp 

Bài “Dạ cổ hoài lang” có 20 câu, hai nhóm đầu mỗi nhóm 6 câu, hai nhóm sau mỗi nhóm 4 câu. Mỗi câu trong bài có 2 nhịp, gọi là nhịp đôi.

Ngay từ thời chỉ mới có nhịp đôi, bản “Dạ cổ hoài lang” đã được đặt lời khác. Việc đặt (ngôn ngữ nhạc Việt gọi là “soạn”) lời ở các bản cổ nhạc không giống như đặt lời tân nhạc. Một bài tân nhạc khi đặt lời thì theo sát câu nhạc của lời trước, tức là theo đúng hay rất sát nốt nhạc trong mỗi stanza. Đặt lời một bản cổ nhạc giống như làm bài thơ họa: Theo đúng nốt nhạc (ngôn ngữ nhạc Việt gọi là chữ nhạc) ở cuối câu (chỗ dứtnhạc) và theo giọng bình – trắc ở những chữ đó.

Câu 2 nhịp, tuy nhiên, không thỏa mãn được nhu cầu của các nhà soạn nhạc. Bản nhạc (bản vọng cổ luôn gọi là “bản”, không gọi là “bài”) được tăng lên 4 nhịp, tức nhịp tư, trong khoảng thời gian 1927-1935. Sau đó tăng lên nhịp tám năm 1936-1945, và cũng khoảng thời gian này được mang tên bản “Vọng cổ“. Từ nhịp tám lên nhịp 16, 32, 64, 128,… Bản thông dụng nhất hiện nay là bản nhịp 32.

Bản vọng cổ nhịp đôi, nhịp tư chỉ theo sát chữ nhạc ở chỗ dứt câu. Nhưng khi bản nhạc có nhiều nhịp, phải theo đúng chữ nhạc ở một số nhịp nhất định.

Thí dụ, câu 1 của bản nhịp đôi chỉ cần dứt ở chữ cống, theo chuẩn của bản Dạ cổ hoài lang.

Nhưng câu 1 của bản nhịp 32 phải có chữ hò ở nhịp 16, hò ở 20, xê ở 24, xang ở 28, cống ở 32. Ở bản 32 nhịp, tất cả các câu đều có xề (gọi là “xuống” xề) ở nhịp 4. (Trên thực tế, bản 32 nhịp thường câu 1 và 4 ngắn, chỉ có 16 nhịp sau, còn 16 nhịp đầu nói thơ hoặc nói lối hoặc xen tân nhạc.

Khi câu nhạc còn ngắn, bản nhạc chỉ gieo vần ở cuối câu. Lên tới nhịp 32, 64, các soạn giả bắt đầu gieo vần liên kết bên trong mỗi câu.

Nguồn: WIKIPEDIA.COM

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia : Dạ cổ hoài lang


Dạ cổ hoài lang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 

Dạ cổ hoài lang[1] là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên.

Nguyên nhân ra đời

 

Tượng Cao Văn Lầu trong Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử và nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở thành phố Bạc Liêu.

Theo báo Thanh Niên[2], thì Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) đã thổ lộ với bạn thân rằng:

Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con…Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu…

Tác giả bài báo kể tiếp: Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “đêm đông gối chiếc cô phòng”, Sáu Lầu thường mượn tiếng đàn để vơi cơn phiền muộn. Và bản Dạ cổ hoài lang đã ra đời trong bối cảnh như thế…

Tác giả Trung Tín trong một bài viết, cho biết thêm hai lời kể nữa:

Lời kể của nhạc sĩ Hai Ngưu [3]:

Trong một đêm ông Sáu Lầu trực gác tại Nhà đèn Bạc Liêu vào năm 1920, do đau khổ trong hoàn cảnh nợ duyên ngang trái, ông xúc cảm viết thành bản nhạc lòng Dạ cổ hoài lang (Đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng). Sau khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời…ít lâu sau (nhờ vợ ông có thai) hai vợ chồng ông được tái hợp, để rồi sau đó hai ông bà đã có với nhau 6 người con.

Lời kể của nhà giáo Trịnh Thiên Tư với ông Chín Tâm (nguyên giảng viên Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn):

Năm ông Sáu Lầu 28 tuổi, ông được lệnh mẹ phải thôi vợ vì lý do “tam niên vô tự bất thành thê”. Ông Sáu Lầu đau khổ nhưng không dám cãi lời mẹ dạy. Chiều chiều ông ôm cây đàn kìm ra sau vườn làm bạn tâm tình…
Bài này lúc đầu có 22 câu và ông đặt tên là Hoài lang. Danh ca Bảy Kiên nhận thấy có vài câu trùng ý, đề nghị rút lại còn 20 câu. Đồng thời ông Kiên còn thêm vào hai chữ “dạ cổ”, thành ra “Dạ cổ hoài lang”. Về lời ca, nhạc sĩ Sáu Lầu phóng tác theo bài thơ “Chinh phụ thán” của nhạc sư Nguyệt Chiếu – trụ trì chùa Phật Hòa Bình ở Bạc Liêu. Bài thơ mang âm hưởng tích “Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn” đời nhà Tần bên Tàu.[4]

Nhưng theo Trần Tấn Hưng (Năm Nhỏ) và những người đồng môn với ông Cao Văn Lầu, thì ông Lầu đã soạn được phần nhạc trước khi xa vợ. Ông Hưng kể:

Ông Cao Văn Lầu cùng các bạn học đồng thời đã được thầy là nhạc sư Lê Tài Khí (Nhạc Khị) hướng dẫn sáng tác theo một chủ đề là “Chinh phụ vọng chinh phu”, được rút ra từ bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn. Lúc đó có nhiều người sáng tác, riêng ông Cao Văn Lầu trong năm Đinh Tỵ (1917) đã sáng tác một bản nhạc 22 câu, nhưng gặp phải hoàn cảnh vợ chồng ly tán…Vì quá đau buồn nên ông không thể tiếp tục đặt lời ca, mãi đến năm sau vợ chồng hàn gắn[5] lại ông mới có đủ tinh thần chỉnh lý bản nhạc. Ông đã theo lời khuyên của bạn đồng môn là Ba Chột (tác giả bản Liêu Giang, tác phẩm được sáng tác cùng thời và cùng một chủ đề vừa nêu trên) bỏ bớt 2 câu trùng lắp còn lại 20 câu và tiếp tục đặt lời ca…

Và cũng theo ông Hưng, cái tên Dạ cổ hoài lang là của một nhà sư đặt cho bản nhạc:

Bản nhạc và lời ca đã sáng tác xong nhưng chưa có tên. Lại vừa đến rằm Trung thu (Mậu Ngọ, 1918) ông Lầu cùng các bạn đến thăm thầy luôn tiện đem bản nhạc ra trình. Ông Lầu đã dùng chiếc đàn tranh vừa độc tấu một lần và vừa đàn vừa ca thêm một lần nữa. Lúc đó, ngoài các thầy trò còn có mặt nhà sư Nguyệt Chiếu (một người rất tinh thâm Hán học và nhạc cổ truyền), chính thầy Nhạc Khị đã nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc vừa tấu và nhà sư đã đặt tên là Dạ cổ hoài lang. Vậy, bản Dạ cổ hoài lang 20 câu nhịp đôi đã chính thức ra đời kể từ đêm đó..[6]

Trần Phước Thuận ở Hội Khoa học lịch sử Bạc Liêu, trong một bài viết đã kết luận:

Bản Dạ cổ hoài lang về nguyên nhân sáng tác tuy có dính líu một phần nào với hoàn cảnh chia ly của vợ chồng Cao Văn Lầu, nhưng nguyên nhân chính vẫn là nhờ sự hướng dẫn sáng tác của thầy Nhạc Khị với một tiêu đề định sẵn…[7]

Thời điểm ra đời

Thời điểm Dạ cổ hoài lang ra đời, ngoài những chi tiết khá khác nhau qua lời kể ở phần trên, còn có nhiều ý kiến chưa tương đồng nữa, kể cả ông Cao Kiến Thiết và Cao Văn Bỉnh, là hai người con của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng chưa xác định được thời điểm, vì có lúc hai ông nói năm 1919 là năm ra đời bản Dạ cổ, có lúc hai ông lại nói năm 1919 là năm đổi tên Dạ cổ thành Vọng cổ [8].

Và theo các nhà nghiên cứu khác, thì:

  • Ông Thành Châu (báo Văn học nghệ thuật, tháng 8 năm 1977), nhà thơ kiêm soạn giả cải lương Kiên Giang (Báo Long An, ngày 18 tháng 7 năm 1986), đồng cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1917.
  • Nhạc sĩ Trọng Nguyễn (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, tr.40), Nghệ sĩ nhân dân Ba Vân tức Lê Long Vân (Kể chuyện cải lương, 1988, tr. 67), nhà nghiên cứu Đắc Nhẫn (Tìm hiểu âm nhạc cải lương, Nxb TP. HCM, 1987, tr. 41), hai nhà sử học Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb KHXH, 1992) không cho biết năm khởi thảo, nhưng đều nói bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1918.
  • Nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, Nxb Mũi Cà Mau, 1992, tr. 50), Lâm Tường Vân (Đặc san Quí Dậu 1993, Hội Ái hữu Bạc Liêu Nam Cali, tr. 28), Nguyễn Tư Quang (Tạp chí Bách Khoa số 63, Sài Gòn, 1959) thì năm sinh của bài Dạ cổ hoài lang là năm 1919.
  • Ông Anh Đệ (Nghệ thuật sân khấu, Viện sân khấu, 1987, tr. 59) cho rằng năm sinh của bài Dạ cổ hoài lang là 1915.

Tuy nhiên, ý kiến cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời ngày 15 tháng 8 (âm lịch) năm Mậu Ngọ (nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918) được đa số nghệ sĩ Bạc Liêu[10] và nhiều người đồng thuận hơn.

Nghi vấn

Ông Nguyễn Tư Quang, tác giả bài báo Thử tìm xuất xứ bài Vọng cổ cho biết:

…Thoát thai của bản nhạc vốn là bài thơ có dạng như là một bài phú 20 câu lấy nhan đề là Dạ cổ hoài lang. Bài này do một nhà sư có pháp danh Nguyệt Chiếu, không rõ họ tên thật, tu trong một ngôi chùa ở làng Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Bài Dạ cổ ra đời năm 1919…

Ý kiến này được nhà nghiên cứu Toan Ánh đồng thuận, ông viết:

Ở chùa Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu, có một nhà sư pháp danh là Nguyệt Chiếu. Thấy nhà sư nho học uyên thâm với tư tưởng ẩn dật, người ta đoán chừng là một văn nhân chống Pháp trong thời Cần Vương, nay thất thời nên tạm lánh mình vào cửa Phật…Tuy đã đi tu nhưng vẫn mang nặng tình non nước…nên nhà sư mới đem tâm sự mình ký gủi vào bài từ, đề là Dạ cổ hoài lang. Và bài thơ này được ông Sáu Lầu phổ ra nhạc…[11]

Năm 1989, tại cuộc hội thảo ở Bạc Liêu, nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng cũng đã phát biểu:

Vào những năm 19501952, nhóm sưu tầm nghiên cứu dân ca và cổ nhạc Nam Bộ gồm nhạc sĩ Quách Vũ, Ngọc Cung và ông. Rất tiếc là lúc ấy ông Cao Văn Lầu đang bệnh không ra được vùng giải phóng. Nhưng cũng may là nhóm tài tử ở Long Điền có người biết rành cho hay ông Sáu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu mà phổ nhạc. Nhạc của nó là sự kết hợp giữa hai bài Hành Vân và Xuân nữ [12].

Nhưng qua tìm hiểu của ông Trần Phước Thuận ở Hội khoa học lịch sử Bạc Liêu, thì:

Ở Bạc Liêu chỉ có một nhà sư pháp danh là Đạt Bảo tự Nguyệt Chiếu (1882-1947), trước ở chùa Vĩnh Phước An sau dời về chùa Vĩnh Đức, hiện mồ mả của nhà sư nằm ở sau chùa Vĩnh Đức. Không có chùa nào mang tên Hòa Bình như các tài liệu trên đã ghi. Ông vốn là tiền bối về nhạc lễ cổ truyền nhưng ông chưa bao giờ làm thơ. Các đệ tử của ông hiện còn sống đều xác nhận như vậy và chẳng ai nghe thầy nói gì về bài thơ trên. Như vậy, cái thuyết cho rằng “ông sáu Lầu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu để sáng tác ra bản Dạ cổ hoài lang năm 1919” là hoàn toàn không có căn cứ.[6]

Lời bài ca

 

Bản Dạ cổ hoài lang được trưng bày trong khu lưu niệm trên

Bản Dạ cổ hoài lang chuẩn:

1. Từ là từ phu tướng
2. Báu kiếm sắc phán lên đàng

3. Vào ra luống trông tin nhạn
4. Năm canh mơ màng
5. Em luống trông tin chàng 
6. Ôi gan vàng quặn đau 
7. Đường dầu xa, ong bướm
8. Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
9. Đêm luống trông tin nhạn
10. Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu
11. Vọng phu vọng luống trông tin chàng
12. Lòng xin chớ phụ phàng
13. Chàng là chàng có hay
14. Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
15. Bao thuở đó đây sum vầy
16. Duyên sắc cầm đừng lợt phai.
17. Là nguyện cho chàng
18. Hai chữ an – bình an
19. Trở lại gia đàng
20. Cho én nhạn hiệp đôi.

Ký âm cổ nhạc:
(theo loại đàn dây Bắc)
Hò lìu xang xê cống
Líu cống líu cống xê xang
Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
Liu xế xang xự xề xang lìu hò
Xừ liu xáng ũ liu cống xề
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Hò lìu xang xang xế cống
Xê xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, líu xê xang xư’’
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
Xừ xang xừ cống xế
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
Hò xự cống xê xang hò
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Bản Dạ cổ hoài lang sử dụng thang âm lên tới 7 cung, thuộc hệ thang âm Ai, Oán.

Giá trị

Ông Trần Phước Thuận nhận xét:

Bản Dạ cổ hoài lang không dừng lại ở nguyên dạng như các bản nhạc cổ khác mà dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt Cải lương. Đây cũng là điều tối ưu của nó, có lẽ là do tiếng nhạc du dương và lời ca bình dị rất hợp với người Nam Bộ; hình ảnh người chinh phụ ở đây đã hòa nhập thực sự vào cuộc đời thường, phản ảnh đúng tâm trạng yếu đuối của người phụ nữ khi xa chồng, nhất là trong những hoàn cảnh bắt buộc phải chia duyên rẽ thúy. Có lẽ chính cái “tính thường” này đã làm rung cảm người nghe…[7]

Thông tin thêm

  • Bài này được đưa lên sân khấu lần đầu bởi gánh hát Năm Tú ở Mỹ Tho, rồi sau đó được sử dụng rộng rãi, nhất là trong tuồng cải lương. Và cũng vì thế, bản Dạ cổ hoài lang được chuyển dần thành nhiều nhịp. Năm 1924, tăng lên nhịp bốn. Từ khoảng 1934 đến 1944, tăng lên nhịp tám. Từ khoảng 1944 đến 1954, Vọng cổ tăng lên nhịp 16. Từ 1955 đến 1964, tăng lên nhịp 32 rồi nhịp 64 từ năm 1965 đến nay.
  • Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là cha đẻ Dạ cổ hoài lang khởi điểm từ nhịp hai. Bản Vọng cổ từ nhịp bốn trở đi, trên những chặng đường phát triển, thuộc công trình chung của tài tử bốn phương. Và ông tổ cải lương không phải là Cao Văn Lầu, vì bản Dạ cổ hoài lang chào đời năm 1918, trong khi sân khấu cải lương ra đời khoảng năm 1916[2].

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Hoài là nhớ, lang là người trai (ở đây là người chồng), hoài lang là nhớ chàng, dạ là đêm, cổ là trống, dạ cổnghe tiếng trống về đêm (鼓 cổ, nghĩa là trống hoặc đánh trống).
  2. ^ a ă Cao Văn Lầu có phải ông tổ ngành cải lương?, Báo Thanh Niên. Truy cập 19 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ Năm 1978, ông Sáu Lầu có lên Sài Gòn, trú tại nhà ông Hai Ngưu
  4. ^ Bản Dạ cổ hoài lang (nhịp 2) đã ra đời như thế nào?
  5. ^ Theo ông Trần Đức Thuận (sách đã dẫn bên dưới): vì quá nhớ thương, vợ chồng ông thi thoảng vẫn lén lút gặp nhau, chứ hai người chưa chính thức xum họp. Xem thêm Cao Văn Lầu.
  6. ^ a ă Trần Phước Thuận, Bàn về thời điểm ra đời và nguồn gốc của bản Dạ cổ hoài lang,in trong Nam Bộ – Đất và Người (Tập 2), Nxb trẻ, 2004, tr 266-271.
  7. ^ a ă Trần Đức Thuận, Cuộc đời Cao Văn Lầu và nguyên nhân ra đời bản Dạ cổ hoài lang, in trong Nam Bộ – Đất và Người (Tập 2), NXB Trẻ, 2004, tr.259-265.
  8. ^ Năm 1919 là năm đổi tên Dạ cổ thành Vọng cổ. Ý kiến này được nhà thơ kiêm soạn giả cải lương Kiên Giang đồng thuận (Báo Long An, ngày 18 tháng 7 năm 1986). Tuy nhiên, theo bài viết trên báo Thanh Niên (dẫn bên trên), thì: Trên những chặng đường phát triển, khi “Vọng cổ hoài lang” được nâng lên nhịp 8 (từ khoảng năm 1934 đến 1944) thì nó có tên mới là Vọng cổ, không còn đuôi “hoài lang”.
  9. ^ GS. Hải còn cho biết thêm: Vào năm 1920 ông Sáu Lầu mới dùng cây đờn cò để sáng tác bài “Hoài Lang” (nhớ tới người yêu của mình). Sau đó ông Sáu Lầu mới đờn bài này cho ông Tần Xuân Thơ (gọi là Thống, thầy tuồng của gánh Tân Minh Kế ở Bạc Liêu) nghe. Chính ông Tần Xuân Thơ viết lời cho bài “Hoài lang” được sửa lại là “Dạ Cổ hoài lang”, nhịp hai. Khi hát cải lương thành hình trong thập niên 20, bài “Dạ Cổ hoài lang” được các ông thầy tuồng đưa vào các vở cải lương và dần dần thay thế bản Tứ đại oán. Xem thêm phần Thảo luận.
  10. ^ Ở Bạc Liêu từ nhiều năm nay, đang lưu hành trong giới đàn ca tài tử một bài Văn Thiên Trường (đủ ba lớp) nhan đề là “Cuộc đời Cao Văn Lầu”, trong đó câu 7 và câu 8 như sau: Bản Dạ cổ hoài lang thương nhớ mơ màng, gan vàng khắc sâu. Chẳng bao lâu trong tim người nhụy nở hoa khai, bực sắc tài nào dễ mấy ai, năm một ngàn chín trăm mười tám chính thức ra đời
  11. ^ Toan Ánh, Tìm hiểu nghệ thuật cầm ca, NXB Đồng Tháp, 1998, tr. 207-208.
  12. ^ Từ Dạ cổ hoài lang, Nxb Mũi Cà Mau, 1992, tr.52-53.

Liên kết ngoài

http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A1_c%E1%BB%95_ho%C3%A0i_lang

VƯƠNG THƯ SINH : Dạ Cổ Hoài Lang và ông Sáu Lầu


Dạ Cổ Hoài Lang và ông Sáu Lầu

     Thuở nhỏ tôi vẫn thường nghe hai cái danh từ khá lạ tai, nghe riết rồi trở thành quen đi trong trí nhớ. Tôi muốn nói đến hai cụm từ ngữ “Dạ Cổ Hoài Lang” và “ông Sáu Lầu”. Vậy thì hai cụm từ này mang ý nghĩa như thế nào trong nền văn hóa Việt Nam? Tôi muốn gom ý muốn tìm hiểu của tôi để làm tựa đề cho bài viết này. Bài viết sẽ được bàn về chủ đề này cũng như những điểm về Cổ nhạc Nam phần như sau:
     Ông Sáu Lầu là ai ?
     Tham khảo sách “Nghệ Thuật Sân Khấu” của tác giả Trần Văn Khải và bài viết “Dạ Cổ Hoài Lang – Một Xuất Xứ Buồn” của giáo sư Trần Văn Khê, viết tại Paris thì ông có tên họ là Cao văn Lầu, sanh năm 1890 tại xã Thuận Lễ, tỉnh Tân An. Năm lên 6 tuổi, theo cha về Bạc Liêu. Ông Sáu Lầu sáng tác nhiều tác phẩm, nhưng tác phẩm “Dạ Cổ Hoài Lang” đã thật sự rung động tâm tư khán thính giả nhiều nhất khi nghe.
     Ý Nghĩa của “Dạ Cổ Hoài Lang”:
     Bản vọng cổ, trước hết có tên là Dạ Cổ, do ông Sáu Lầu sáng chế vào khoảng các năm 1919 hay 1920, tức ba năm sau khi cải lương ra đời. Khi đó tác giả được 30 tuổi khi ông chế bản vọng cổ. Vào thời điểm mà ông lập gia đình, nhưng chẳng may lại không có mụn con nào nối dõi tông đường nên bà mẹ buộc ông phải cưới vợ khác vì sợ tuyệt tự. Ông buồn rầu không còn thiết tha trong cuộc sống, chính tâm sự ưu sầu đó khiến ông cho ra tác phẩm bất hủ này. Ban ngày ra ngoài đồng ruộng tìm sự thanh thản, ông nghiền ngẫm những lời vợ ông nói với ông trước khi chia tay, ông vốn biết đờn cổ nhạc nên trong tâm trạng của người chồng đau khổ trước hoàn cảnh cuộc hôn nhân vợ chồng sẽ phải chia ly, ông hứng khởi tạo ra bản nhạc 20 câu gọi là “Dạ Cổ Hoài Lang”, nghĩa là đêm khuya nghe tiếng trống thúc mà nhớ chồng, để ám chỉ đến kỷ niệm bi thương của tâm sự lòng hay những lời tình tự của vợ ông trao cho ông.
     Có lẽ vì Cao Xanh không phụ người có thiện tâm, nên sau khi ông sáng tác bản vọng cổ này rồi, ít lâu sau vợ ông thụ thai và ông bà có được sáu người con.
     Năm 1953 trong bài viết của tờ báo Dân Mới trả lời cuộc phỏng vấn của ký giả Thanh Cao, khi Thanh Cao hỏi ông Sáu Lầu ngày chào đời bản Vọng cổ, xin cho biết năm nào đã sáng tác. Ông Sáu Lầu trả lời: “Tôi không nhớ rõ đã được bao nhiêu lâu, nhưng chỉ nhớ năm ấy tôi được 29 tuổi và bây giờ tôi đã lên 63”. Báo đăng bài phỏng vấn năm 1953, khi ông 63 tuổi tức là ông chào đời năm 1890. Và năm ông sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang chính xác là năm 1919, vào lúc ông mang tâm trạng khủng hoảng tâm lý, trong hoàn cảnh bi thương bị mẹ bắt buộc phải ly dị với vợ ông sau 8 năm chung sống, vì lý do bà vợ không sanh được con như đã bàn phần trên. Về sau này bản “Dạ Cổ Hoài Lang” được đổi tên là “Vọng Cổ Hoài Lang”, tức trông mối tình xưa mà nhớ đến chồng. Sau đây là bài Vọng Cổ Hoài Lang nguyên thủy của ông Sáu sáng tác năm 1920:
     Dạ Cổ Hoài Lang
     (nhịp đôi)
“Từ là từ phu tướng
Bửu kiếm sắc phong lên đàng
Vào ra luống trông tin chàng
Ðêm năm canh mơ màng
Em luống trông tin nhạn
Ôi, gan vàng quặn đau
Ðường dầu xa ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
Còn đêm luống trông tin bạn
Ngày mỏi mòn như đá vọng phu
Vọng phu vọng, luống trông tin chàng
Lòng xin chớ phụ phàng
Chàng hỡi chàng có hay
Ðêm thiếp nằm luống những sầu tây
Biết bao thuở đó đây sum vầy
Duyên sắt cầm đừng lợt phai
Thiếp cũng nguyện cho chàng
Nguyện cho chàng hai chữ bình an
Mau trở lại gia đàng
Cho én nhạn hiệp đôi”
     Trích dẫn nguyên bản lời bài “Ðêm nghe tiếng trống nhớ chồng” của ông Cao văn Lầu (1892-1976) tức soạn giả Sáu Lầu, bài hát tiền thân của bản Vọng Cổ ngày nay.

     (Trích sách “Nghệ Thuật Sân Khấu” của Trần Văn Khải)
     Bài vọng cổ trên đây chỉ có 2 nhịp, sau này các nhạc sĩ sáng tác đã tăng lên thành 4, 8 rồi 16 nhịp. Ca sĩ cải lương cần phải có làn hơi dài thì mới có thể chạy theo những bài hát đa nhịp này, vì thế họ cần luyện tập cho mình một làn hơi càng dài thì giọng ca càng “mùi” và càng được khán thính giả thích thú hơn.
     Ðôi dòng về Cổ nhạc Nam phần:
     Tôi có người bạn gốc Mỹ Tho, anh Dương Bé, sanh trưởng và lớn lên ở miệt lục tỉnh, nhưng anh sang Âu châu du học. Sau khi mất miền nam, anh sang Mỹ định cư. Dù sống ở xứ ngoài khá lâu, nhưng cổ nhạc đã thấm vào dòng huyết quản của anh. Một hôm anh rủ tôi đi ăn trưa, anh thuyết giảng cho tôi nghe thật nhiều về cải lương, lịch sử cổ nhạc mà anh đã nghiên cứu qua bao năm, tôi phục anh vô cùng. Dù mang sở học Âu Mỹ, nhưng tâm hồn anh vẫn là người Việt Nam thuần túy như thuở của miệt lục tỉnh ngày xưa.
     Sau đây là những điều được ghi nhận trong hàng loạt bài viết của anh Dương Bé:
     “Cải lương tuy đã có trước khi bài Vọng Cổ ra đời nhưng nhờ bài hát nầy mà nó đã biến thể, thu hút giới thưởng ngoạn nhanh chóng và đông đảo hơn. Một tuồng cải lương, về kỷ thuật, là một tổng hợp của nhiều bài bản cổ nhạc dựa theo nội dung cốt truyện. Tuy nhiên, dù vở tuồng thuộc bất cứ thể loại nào: bi thảm, hài hước, xã hội, dã sử hay hương xa, nó đều phải có ít nhất một bài Vọng Cổ ở mỗi màn. Bắt buộc không thể thiếu. Nếu do đào kép nổi tiếng thủ diễn thì họ phải hát Vọng Cổ vài lần (thường là lúc chia tay và khi tái ngộ). Thật cũng không ngoa nếu nói cải lương nhờ Vọng Cổ mà đi sâu vào dân chúng, từ giai cấp trí thức đến tầng lớp bình dân, và Vọng Cổ cũng nhờ cải lương mà có một địa vị bất tử trong lòng người dân từ Bắc vô Nam.

     Cổ nhạc Nam phần có rất nhiều bài bản: Xàng Xê, Nam Ai, Văn Thiên Tường, Nam Xuân, Sương Chiều, Tú Anh, v.v. nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bài Vọng Cổ. Về sau chữ Vọng Cổ gần như đồng hóa và thay thế cho chữ Cổ nhạc Nam phần. “Nghe Vọng Cổ,” “ca Vọng Cổ,” “Làm vài câu Vọng Cổ nghe chơi!” trở thành ngôn ngữ thông dụng cho cách thưởng thức một bộ môn nghệ thuật đại chúng của dân miền Nam. Tuy nói là “nghe chơi” nhưng phải nhìn khán giả miền Nam khi họ nghe ca Vọng Cổ, dù ở các đám tiệc, buổi đờn tài tử hay trong rạp hát, mới thấy sự trân trọng của họ đối với bài hát và người trình diễn. Không ai bảo ai, tất cả đều im lặng khi câu rao bắt đầu. Họ chờ đợi nhưng cổ võ người nghệ sĩ trong im lặng, háo hức. Người hát cũng đáp lễ bằng để hết tâm hồn vào câu ca vì một câu ca vô hồn sẽ hiện rõ không thể dấu diếm, và đó là điều khinh thường người thưởng ngoạn. Câu xề vừa xuống là tiếng vỗ tay vang rền, từ em bé được cha mẹ dẫn đi xem hát lần đầu đến cụ bà hom hem ngồi bên đứa cháu, từ ông bà sang trọng ngồi ở hàng ghế thượng hạng gần sân khấu cho đến người đàn bà nhà quê ngồi cuối rạp ở hạng cá kèo. Tất cả đều vỗ tay. Tất cả đều bình đẳng. Không kẻ lớn người nhỏ, không kẻ giàu người nghèo. Chỉ có người thưởng thức một bài hát hay.
     Sau hơn 80 năm bài Vọng Cổ vẫn là vị hoàng đế không ngai của âm nhạc miền Nam. Trong một buổi trình diễn cổ nhạc Nam phần, dù là nguyên trọn hay trích đoạn vỡ hát cải lương hoặc đờn ca tài tử, bài Vọng Cổ luôn luôn có mặt và luôn luôn là bài hát chánh. Bài Vọng Cổ là một bài hát đặt biệt của miền Nam, không thể lầm lẫn. Nó là biểu tượng đặc biệt của dân miền Nam. Không to lớn dữ dội như sông Hồng, không thơ mộng, văn vẽ như sông  Hương nhưng như giòng Cửu Long với nhánh sông Tiền, sông Hậu chảy thấm vào đất đai, bồi bổ đồng ruộng, chảy thấm vào lòng người lúc nào không biết. Bản Vọng Cổ thấm vào tâm hồn hiền hòa, chất phác của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của cả miền Nam nói chung. Nhập vào từ lúc còn ngậm bầu vú mẹ, nhập vào từ lúc chập chửng bước đi cho mãi đến khi đặt chân vào cuộc đời đầy tranh đua, phiền toái.
     Có phải ông Sáu Lầu là người đã đặt ra bài Dạ cổ hoài lang? Theo truyền thuyết, ông Sáu Lầu cưới vợ đã lâu, gia đình đầm ấm  nhưng không có được một mụn con. Cha mẹ ông buộc ông phải cưới vợ khác để ông bà có cháu nối dõi tông đường. Ông Sáu buồn rầu, không biết xử sao cho vẹn cả đôi bên hiếu và tình. Sống xa người vợ thương yêu nhưng nào đâu quên bỏ được. Tuy xa mặt nhưng lòng không cách, tình yêu càng làm nỗi nhớ thương tăng thêm dào dạt. Lòng tâm sự của người chồng gởi cả vào bản nhạc mới được đặt ra, đó chính là bài Dạ cổ hoài lang bất hủ. Tuy bị cấm cản, ông vẫn lén lút lui tới với vợ. Sau đó bà có mang, vợ chồng lại xum họp.
     Sở dĩ tôi chỉ gọi là bản nhạc mà không gọi là bài ca hay bài hát vì hiện nay có một số nghi vấn về lời của bài Dạ cổ hoài lang. Có những người cho rằng lời bài hát do ông Trần Xuân Thơ đặt ra, hay do một nhóm tài tử Sài Gòn đặt ra. Có người lại xác định là ông Sáu Lầu đã sáng tác cả nhạc lẫn lời. Dù sao đi nữa mọi người đều đồng ý là ông Sáu Lầu là cha đẻ của bài nhạc vô địch đó. Bài Dạ cổ hoài lang sau chuyển thành Vọng Cổ hoài lang (Trông tình xưa nhớ đến chồng) và cuối cùng là Vọng Cổ như ta biết ngày nay.
     Theo cá nhân tôi, nếu truyền thuyết về hoàn cảnh sáng tác của ông Sáu Lầu là đúng thì có lẽ ông chỉ đặt ra bài nhạc, còn lời ca là của một nguồn gốc khác chưa được xác định chắc chắn. Tại sao? Ðọc lời ca của bài Dạ cổ hoài lang ta thấy rõ ràng đó là lời than thở nhớ thương của một người vợ có chồng đi chinh chiến nơi phương xa. Nàng mong chồng bình an trong chiến trận, nhớ lời ước hẹn, tình nghĩa phu thê mà sớm quay về gia trung. Ðây không phải là lời thương yêu ai oán của một người chồng, vì hoàn cảnh, đang phải sống xa lìa người vợ thủy chung. Dù có ngụy trang thế nào đi nữa, ông Sáu Lầu cũng không thể đặt ra lời cho một người đàn bà nhớ chồng để gởi gắm tâm sự nhớ vợ của ông. Rất phản tự nhiên. Văn chương của lời ca cũng tương hợp với các loại truyện thơ như Thoại Khanh Châu Tuấn, Lâm Sanh Xuân Nương của đất Nam Bộ thời ấy hoặc các truyện Tàu như Tam quốc chí, Nhạc Phi, Thuyết Ðường do ông Nguyễn Chánh Sắc dịch. Ngoài ra, tất cả các bản nhạc xưa đều được sáng tác nguyên thủy cho nhạc khí, không lời hát và có lẽ nhờ đó mà chúng đuợc phổ biến rộng rải và lưu truyền cho đến ngày nay. Chúng không bị bó buộc tình cảm để chỉ được trình diễn hay thưởng thức trong một hoàn cảnh nhất định như các bài hát có lời.
     Bài Vọng Cổ có một nét đặc biệt mà gần như không một bài hát nào khác được thừa hưởng. Ðó là tính đa dạng, biến thái của bài hát theo lời ca. Cũng cùng điệu nhạc, điệu đàn nhưng bài Vọng Cổ thay đổi hẳn bản chất tùy theo lời đặt ra. Buồn thương sầu thảm như Lan và Ðiệp, Lương Sơn Bá, Chúc Anh Ðài. Não nề ai oán như Sầu vương ý nhạc, Hạng Võ biệt Ngu Cơ. Khuyên dạy êm đềm như Tu là cội phúc, Nỗi mừng ngày cưới. Kể truyện tích xưa như Ðội gạo đường xa, Lưu Bình Dương Lễ. Vui đùa, dí dỏm như Tư Ếch đi Sài Gòn, Tựa tuồng sân khấu. Không một soạn giả nào có thể dùng bài Lý con sáo để nói những lời hý lộng mà chỉ có thể than thở như cô Lan  trong Tình Lan và Ðiệp của soạn giả Viễn Châu (đừng lầm với bài Lan và Ðiệp cũng của ông Viễn Châu):
     “Hoa bay theo gió cuốn rụng đầy sân rêu,
Nhìn hoa tàn rụng rơi, Lan bâng khuâng tê tái tâm hồn
Bởi bao cay đắng dập dồn,
Tình đầu vừa tan theo khói sương,
Lan khóc than trong tháng năm sầu thương.
Mùi thiền đành quen câu muối dưa,
Mong lãng quên khổ đau ngày xưa.”
     Bản Vọng Cổ ca đủ 6 câu phải mất khoảng 6 phút, gần gấp đôi một bản tân nhạc, có thể kể đầy đủ một câu truyện, một sự tích. Vì vậy Vọng Cổ là một phương tiện rất tốt để truyền bá kiến thức văn hóa cho đại chúng nhất là với tầng lớp dân quê ít học. Ðất rộng, người thưa. Vất vả, cô đơn là những nỗi khó khăn mà lớp người tiền phong xuôi Nam khai phá đất đai, mở mang xứ sở phải chịu đựng:
“Má ơi, đừng gả con xa
Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu

     Nhờ Vọng Cổ mà người bình dân miền Nam biết được các tích truyện đầy luân lý như Lâm Sanh Xuân Nương, Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sanh Lý Thông, Tử Lộ v.v. hay những điển tích truyện Tàu như Triệu Tử Long triệt giang, Ðơn Hùng Tín, Ðắc Kỷ Trụ Vương, Lữ Bố hí Ðiêu Thuyền, Chung Vô Diệm. Không có lối giáo dục nào hay hơn. Trước là truyện thơ, sau là Vọng Cổ đã tạo cho người miền Nam một nếp sống và nhân sinh quan khác hơn dân các miền khác. Tinh thần phóng khoáng của những bậc tiền bối đi trước đã được các tích Cậu Hai Miêng, Ðào Viên kết nghĩa, Ðơn Hùng Tín, v.v. vung bồi, như phù sa làm phì nhiêu thêm đất vườn vùng đồng bằng sông Cửu, và truyền dạy đến lớp hậu sinh ngày nay. Nó tạo ra những phong cách “tứ hải giai huynh đệ”, “anh hùng tử, khí hùng bất tử” mà đến nay người miền Nam vẫn còn tự hào.
     Rảo bước vào các làng quê miền Nam, người khách lạ luôn luôn nghe tiếng ca Vọng Cổ văng vẳng vọng ra từ một ngôi nhà nào đó trong xóm. Có thể là giọng ca của Minh Cảnh, Lệ Thủy, hay Hữu Phước, Ngọc Giàu. Có thể là bài Vọng Cổ xưa như Người mẹ mùa ly loạn, Gánh nước đêm trăng, có thể là một tân cổ giao duyên như Chàng là ai, có thể là giọng ca hài hước của Văn Hường trong Vợ tôi tôi sợ. Nhưng âm vang của bài Vọng Cổ luôn luôn ôm ấp, quấn quít tâm hồn người dân hiền lành, mộc mạc từ mấy mươi năm trước cho đến bây giờ. Và sẽ còn mãi về sau, thương hoài câu Vọng Cổ.”, Dương Bé, tháng 6, năm 2004.
     Lời kết của bài viết này là khi nghệ sĩ Việt Hùng còn sanh tiền, ông ưu tư về sự mai một của ngành cổ nhạc tại hải ngoại, tôi có dịp gặp ông, ông ca với làn hơi dài chất chứa cả một quê hương mang theo. Ông đã từng tâm sự lòng: “Một giọng hát, một câu hò như “Chiều chiều trước bến Văn Lâu…”, một câu quan họ, hay một câu vọng cổ cất lên làm ta thấy cả “hồn dân tộc trong ấy”. Thật vậy, với lớp người sanh trưởng từ bên kia bờ Thái Bình Dương có những ấp ủ, những quyến luyến với bản sắc văn hóa của người Việt mà chúng ta có đầy đủ lý do để tự hào, để hoài niệm, thì theo ý tôi những suy tư của Việt Hùng hay Dương Bé là nên gìn giữ ngành cổ nhạc tại hải ngoại, vì nó là bộ môn văn hóa độc đáo và cao quí của chúng ta. Nếu đi gần hơn với bài viết “Dạ Cổ Hoài Lang và ông Sáu Lầu” này, soạn giả Cao văn Lầu với những đóng góp của ông trong ngành cổ nhạc, mà trong đó có bài bi thương “Dạ Cổ Hoài Lang”, đã để lại cho đời những tiếng lòng thổn thức trong tâm khảm đầy văn hóa và đầy hương vị của quê hương Việt Nam, và rất “Việt Nam”. Tôi suy nghĩ như vậy.

     Vương Thư Sinh

http://www.quocgiahanhchanh.com/dacohoailang.htm

BÙI THỤY ĐÀO NGUYÊN : Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang, phần 2


Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang

Bùi Thụy Đào Nguyên

Phần II – Dạ cổ hoài lang.

Giải thích tên gọi: “Hoài là nhớ, lang là người trai (ở đây là người chồng), hoài lang là nhớ chàng, dạ là đêm, cổ là trống, dạ cổ là nghe tiếng trống về đêm (? cổ, nghĩa là trống hoặc đánh trống). Đây là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976) sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm.

Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên…

2. 1. Nguyên nhân ra đời

Theo một bài viết trên báo Thanh Niên (1), không đề tên tác giả, thì:

Ông Cao Văn Lầu (1892-1976) đã thổ lộ với bạn thân:

“Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang , tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con…Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu…”

Tác giả bài báo kể tiếp:

Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “đêm đông gối chiếc cô phòng”, nên nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) đêm đêm mượn tiếng đàn nắn nót đôi câu bớt cơn phiền muộn. Ông thừa hiểu người bạn đời cũng đau xót như ông. Bản Dạ cổ hoài lang ra đời trong bối cảnh như thế.
Trong thời gian tác phẩm chưa hoàn chỉnh, nhạc sĩ Sáu Lầu cùng anh em tài tử địa phương đàn tới đàn lui bản này…và được anh em đề nghị thêm hai chữ “dạ cổ” (tiếng trống về đêm) cho ý nghĩa thêm sâu đậm, vì thế bản nhạc có tên hoàn chỉnh là “Dạ cổ hoài lang”, tức “Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng”…

Tác giả Trung Tín trong một bài viết (2) cho biết thêm hai lời kể nữa:

Lời kể của nhạc sĩ Hai Ngưu (năm 1978, ông Sáu Lầu có lên Sài Gòn, trú tại nhà ông Hai Ngưu):

“Trong một đêm ông Sáu Lầu trực gác tại Nhà đèn Bạc Liêu vào năm 1920, do đau khổ trong hoàn cảnh nợ duyên ngang trái, ông xúc cảm viết thành bản nhạc lòng Dạ cổ hoài lang (Đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng). Sau khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời… ít lâu sau (nhờ vợ ông có thai) hai vợ chồng ông được tái hợp, để rồi sau đó hai ông bà đã có với nhau 6 người con …”

Và lời kể của nhà giáo Trịnh Thiên Tư với ông Chín Tâm (nguyên giảng viên trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn):

“Năm ông Sáu Lầu 28 tuổi (1820), ông được lệnh mẹ phải thôi vợ vì lý do “tam niên vô tự bất thành thê”. Ông Sáu Lầu đau khổ nhưng không dám cãi lời mẹ dạy. Chiều chiều ông ôm cây đàn kìm ra sau vườn làm bạn tâm tình.

Bài này lúc đầu có 22 câu và ông đặt tên là Hoài lang. Danh ca Bảy Kiên nhận thấy có vài câu trùng ý, đề nghị rút lại còn 20 câu. Đồng thời ông Kiên còn thêm vào hai chữ “dạ cổ”, thành ra “Dạ cổ hoài lang”. Về lời ca, nhạc sĩ Sáu Lầu phóng tác theo bài thơ “Chinh phụ thán” của nhạc sư Nguyệt Chiếu – trụ trì chùa Phật Hòa Bình ở Bạc Liêu. Bài thơ mang âm hưởng tích “Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn” đời nhà Tần bên Tàu.

Nhưng theo lời kể của ông Trần Tấn Hưng (Năm Nhỏ) và những người đồng môn với ông Cao Văn Lầu, thì Sáu Lầu đã soạn được phần nhạc trước khi xa vợ.

Ông Hưng kể:

Ông Cao Văn Lầu cùng các bạn học đồng thời đã được thầy là nhạc sư Lê Tài Khí (Nhạc Khị) hướng dẫn sáng tác theo một chủ đề là “Chinh phụ vọng chinh phu”, được rút ra từ bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn. Lúc đó có nhiều người sáng tác, riêng ông Cao Văn Lầu trong năm Đinh Tỵ (1917) đã sáng tác một bản nhạc 22 câu, nhưng gặp phải hoàn cảnh vợ chồng ly tán. Vì quá đau buồn nên ông không thể tiếp tục đặt lời ca, mãi đến năm sau vợ chồng hàn gắn (theo ông Trần Đức Thuận: vì quá nhớ thương, vợ chồng ông thi thoảng vẫn lén lút gặp nhau, chứ hai người chưa chính thức xum họp. Xem lại phần Cao Văn Lầu) lại ông mới có đủ tinh thần chỉnh lý bản nhạc. Ông đã theo lời khuyên của bạn đồng môn là Ba Chột (tác giả bản Liêu Giang, tác phẩm được sáng tác cùng thời và cùng một chủ đề vừa nêu trên) bỏ bớt 2 câu trùng lắp còn lại 20 câu và tiếp tục đặt lời ca…”

Và cũng theo ông Hưng, cái tên Dạ cổ hoài lang là của một nhà sư đặt cho bản nhạc:

“Bản nhạc và lời ca đã sáng tác xong nhưng chưa có tên. Lại vừa đến rằm Trung thu (Mậu Ngọ 1918) ông Lầu cùng các bạn đến thăm thầy luôn tiện đem bản nhạc ra trình. Ông Lầu đã dùng chiếc đàn tranh vừa độc tấu một lần và vừa đàn vừa ca thêm một lần nữa. Lúc đó, ngoài các thầy trò còn có mặt nhà sư Nguyệt Chiếu (một người rất tinh thâm Hán học và nhạc cổ truyền), chính thầy Nhạc Khị đã nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc vừa tấu và nhà sư đã đặt tên là Dạ cổ hoài lang. Vậy, bản Dạ cổ hoài lang 20 câu nhịp đôi đã chính thức ra đời kể từ đêm đó.

Trần Đức Thuận ở Hội Khoa học lịch sử Bạc Liêu, trong một bài viết (sách ghi bên dưới) đã kết luận:

“Bản Dạ cổ hoài lang về nguyên nhân sáng tác tuy có dính líu một phần nào với hoàn cảnh chia ly của vợ chồng Cao Văn Lầu, nhưng nguyên nhân chính vẫn là nhờ sự hướng dẫn sáng tác của thầy Nhạc Khị với một tiêu đề định sẵn.”

2.2 Thời điểm ra đời

Thời điểm Dạ cổ hoài lang ra đời, ngoài những chi tiết khá khác nhau trong lời kể ở phần trên, còn có nhiều ý kiến chưa tương đồng nữa, kể cả ông Cao Kiến Thiết và Cao Văn Bỉnh, là hai người con của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng chưa xác định được thời điểm, vì có lúc hai ông nói năm 1919 là năm ra đời bản Dạ cổ, có lúc hai ông lại nói năm 1919 là năm đổi tên Dạ cổ thành Vọng cổ. (3)

Và theo các nhà nghiên cứu khác, thì:

-Ông Thành Châu (báo Văn học nghệ thuật, tháng 8 năm 1977), nhà thơ kiêm soạn giả cải lương Kiên Giang (Báo Long An, ngày 18 tháng 7 năm 1986), đồng cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời 1917.

-Nhạc sĩ Trọng Nguyễn (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, tr.40) Nghệ sĩ nhân dân Ba Vân tức Lê Long Vân (Kể chuyện cải lương, 1988, tr. 67), nhà nghiên cứu Đắc Nhẫn (Tìm hiểu âm nhạc cải lương, Nxb TP. HCM, 1987, tr. 41), hai nhà sử học Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb KHXH, 1992) không cho biết năm khởi thảo, nhưng đều nói bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1818.

-Nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, Nxb Mũi Cà Mau, 1992, tr. 50), Lâm Tường Vân (Đặc san Quí Dậu 1993, Hội Ái hữu Bạc Liêu Nam Cali, tr. 28), Nguyễn Tư Quang (Tạp chí Bách Khoa số 63 , Sài Gòn, 1959) thì năm sinh của bài Dạ cổ hoài lang là năm 1919.

*Nhà nghiên cứu Toan Ánh nói “vào khoảng năm 1920” (Tìm hiểu nghệ thuật cầm ca, Nxb Đồng Tháp, 1998, tr. 207-208)

-Ông Anh Đệ (Nghệ thuật sân khấu, Viện sân khấu, 1987, tr. 59) cho rằng năm sinh của bài Dạ cổ hoài lang là 1915.

Tuy nhiên, ý kiến cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời ngày 15 tháng 8 (âm lịch) năm Mậu Ngọ (nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918) được đa số nghệ sĩ Bạc Liêu (4) và nhiều người đồng thuận hơn.

2.3 Nghi vấn

Ông Nguyễn Tư Quang, tác giả bài báo Thử tìm xuất xứ bài Vọng cổ cho biết:

…Thoát thai của bản nhạc vốn là bài thơ có dạng như là một bài phú 20 câu lấy nhan đề là Dạ cổ hoài lang . Bài này do một nhà sư có pháp danh Nguyệt Chiếu, không rõ họ tên thật, tu trong một ngôi chùa ở làng Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Bài Dạ cổ ra đời năm 1919… (tạp chí Bách Khoa số 63, 1959, tr. 65)

Ý kiến này được nhà nghiên cứu Toan Ánh đồng thuận, ông viết:

“Ở chùa Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu, có một nhà sư pháp danh là Nguyệt Chiếu. Thấy nhà sư nho học uyên thâm với tư tưởng ẩn dật, người ta đoán chừng là một văn nhân chống Pháp trong thời Cần Vương, nay thất thời nên tạm lánh mình vào cửa Phật…Tuy đã đi tu nhưng vẫn mang nặng tình non nước nên nhà sư mới đem tâm sự mình ký gủi vào bài từ, đề là Dạ cổ hoài lang. Và bài thơ này được ông Sáu Lầu phổ ra nhạc… (Toan Ánh, Tìm hiểu nghệ thuật cầm ca, NXB Đồng Tháp, 1998, tr. 207-208.)

Năm 1989, tại cuộc hội thảo ở Bạc Liêu, nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng cũng đã phát biểu:

“Vào những năm 1950-1952, nhóm sưu tầm nghiên cứu dân ca và cổ nhạc Nam Bộ gồm nhạc sĩ Quách Vũ, Ngọc Cung và ông. Rất tiếc là lúc ấy ông Cao Văn Lầu đang bệnh không ra được vùng giải phóng. Nhưng cũng may là nhóm tài tử ở Long Điền có người biết rành cho hay ông Sáu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu mà phổ nhạc. Nhạc của nó là sự kết hợp giữa hai bài Hành Vân và Xuân nữ.(Từ Dạ cổ hoài lang, Nxb Mũi Cà Mau, 1992, tr.52-53.)

Nhưng qua tìm hiểu của ông Trần Phước Thuận ở Hội khoa học lịch sử Bạc Liêu (sách ghi bên dưới), thì:

“Ở Bạc Liêu chỉ có một nhà sư pháp danh là Đạt Bảo tự Nguyệt Chiếu (1882-1947), trước ở chùa Vĩnh Phước An sau dời về chùa Vĩnh Đức, hiện mồ mả của nhà sư nằm ở sau chùa Vĩnh Đức. Không có chùa nào mang tên Hòa Bình như các tài liệu trên đã ghi. Ông vốn là tiền bối về nhạc lễ cổ truyền nhưng ông chưa bao giờ làm thơ. Các đệ tử của ông hiện còn sống đều xác nhận như vậy và chẳng ai nghe thầy nói gì về bài thơ trên. Như vậy, cái thuyết cho rằng “ông sáu Lầu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu để sáng tác ra bản Dạ cổ hoài lang năm 1919″ là hoàn toàn không có căn cứ.”

2. 4 Lời bài ca

Từ là từ phu tướng,
Bảo kiếm sắc phong lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng.
Năm canh mơ màng.
Em luống trông tin chàng,
Ôi gan vàng quặn đau.
Đường dù xa ong bướm,
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Đêm luống trông tin chàng,
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông tin chàng.
Sao nỡ phũ phàng…
Chàng là chàng có hay?
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy,
Duyên sắc cầm lạt phai.
Là nguyện cho chàng
Hai chữ an bình an.
Mau trở lại gia đàng,
Cho én nhạn hiệp đôi.

Ông Trần Đức Thuận nhận xét:

“Bản Dạ cổ hoài lang không dừng lại ở nguyên dạng như các bản nhạc cổ khác mà dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt Cải lương. Đây cũng là điều tối ưu của nó, có lẽ là do tiếng nhạc du dương và lời ca bình dị rất hợp với người Nam Bộ; hình ảnh người chinh phụ ở đây đã hòa nhập thực sự vào cuộc đời thường, phản ảnh đúng tâm trạng yếu đuối của người phụ nữ khi xa chồng, nhất là trong những hoàn cảnh bắt buộc phải chia duyên rẽ thúy. Có lẽ chính cái “tính thường” này đã làm rung cảm người nghe…”

2.5 Thông tin thêm

– Bài này được đưa lên sân khấu lần đầu bởi gánh hát Năm Tú ở Mỹ Tho, rồi sau đó được sử dụng rộng rãi, nhất là trong tuồng cải lương. Và cũng vì thế, bản Dạ cổ hoài lang được chuyển dần thành nhiều nhịp. Năm 1924, tăng lên nhịp bốn. Từ khoảng 1934 đến 1944, tăng lên nhịp tám. Từ khoảng 1944 đến 1954, Vọng cổ tăng lên nhịp 16. Từ 1955 đến 1964, tăng lên nhịp 32 rồi nhịp 64 từ năm 1965 đến nay.

-Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là cha đẻ Dạ cổ hoài lang khởi điểm từ nhịp hai. Bản Vọng cổ từ nhịp bốn trở đi, trên những chặng đường phát triển, thuộc công trình chung của tài tử bốn phương. Và ông tổ cải lương không phải là Cao Văn Lầu, vì bản Dạ cổ hoài lang chào đời năm 1918, trong khi sân khấu cải lương ra đời khoảng năm 1916.

Bùi Thụy Đào Nguyên, giới thiệu.
Long Xuyên, tháng 10 năm 2008.

Chú thích:
(1) Bài Cao Văn Lầu có phải ông tổ ngành Cải lương ? (báo Thanh Niên) tại địa chỉ: [Chỉ có thành viên mới thấy được link. ]
(2) Bài Bản Dạ cổ hoài lang (nhịp 2) đã ra đời như thế nào ? của Trung Tín tại địa chỉ:
[Chỉ có thành viên mới thấy được link. ]
(3) Năm 1919 là năm đổi tên Dạ cổ thành Vọng cổ. YÙ kiến này được nhà thơ kiêm soạn giả cải lương Kiên Giang đồng thuận (Báo Long An , ngày 18 tháng 7 năm 1986). Tuy nhiên, theo bài viết trên báo Thanh Niên (dẫn bên trên), thì: Trên những chặng đường phát triển, khi Vọng cổ hoài lang được nâng lên nhịp 8 (từ khoảng năm 1934 đến 1944) thì nó có tên mới là Vọng cổ, không còn đuôi hoài lang .
(4) Ở Bạc Liêu từ nhiều năm nay, đang lưu hành trong giới đàn ca tài tử một bài Văn Thiên Trường (đủ ba lớp) nhan đề là “Cuộc đời Cao Văn Lầu”, trong đó câu 7 và câu 8 như sau: Bản Dạ cổ hoài lang thương nhớ mơ màng, gan vàng khắc sâu. Chẳng bao lâu trong tim người nhụy nở hoa khai, bực sắc tài nào dễ mấy ai, năm một ngàn chín trăm mười tám chính thức ra đời…
Tài liệu tham khảo:
Ngoài những trang web và tài liệu đã dẫn trong bài, người soạn còn tham khảo thêm:
-Trần Phước Thuận, Bàn về thời điểm ra đời và nguồn gốc của bản Dạ cổ hoài lang , in trong Nam Bộ – Đất và Người tập 2, Nxb trẻ, 2004, tr 266-271.
-Trần Đức Thuận, Cuộc đời Cao Văn Lầu và nguyên nhân ra đời bản Dạ cổ hoài lang , in trong Nam Bộ – Đất và Người , tập 2, NXB Trẻ, 2004, tr.259-265.

Nguồn: [Chỉ có thành viên mới thấy được link. ]

+5 EXP

Khách đã đọc qua những bài này ở cùng chuyên mục chưa? :

http://www.dacohoailang.com/forum/showthread.php?4077

DẠ CỔ HOÀI LANG , nguồn gốc


Dạ cổ hoài lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976) sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm.

Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên…

Nguyên nhân ra đời

Theo báo Thanh Niên, thì Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) đã thổ lộ với bạn thân rằng:

Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con…Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu…

Tác giả bài báo kể tiếp: Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “đêm đông gối chiếc cô phòng”, Sáu Lầu thường mượn tiếng đàn để vơi cơn phiền muộn. Và bản Dạ cổ hoài lang đã ra đời trong bối cảnh như thế…

Tác giả Trung Tín trong một bài viết, cho biết thêm hai lời kể nữa:

Lời kể của nhạc sĩ Hai Ngưu

Trong một đêm ông Sáu Lầu trực gác tại Nhà đèn Bạc Liêu vào năm 1920, do đau khổ trong hoàn cảnh nợ duyên ngang trái, ông xúc cảm viết thành bản nhạc lòng Dạ cổ hoài lang (Đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng). Sau khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời… ít lâu sau (nhờ vợ ông có thai) hai vợ chồng ông được tái hợp, để rồi sau đó hai ông bà đã có với nhau 6 người con.

Lời kể của nhà giáo Trịnh Thiên Tư với ông Chín Tâm (nguyên giảng viên Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn):

Năm ông Sáu Lầu 28 tuổi, ông được lệnh mẹ phải thôi vợ vì lý do “tam niên vô tự bất thành thê”. Ông Sáu Lầu đau khổ nhưng không dám cãi lời mẹ dạy. Chiều chiều ông ôm cây đàn kìm ra sau vườn làm bạn tâm tình…
Bài này lúc đầu có 22 câu và ông đặt tên là Hoài lang. Danh ca Bảy Kiên nhận thấy có vài câu trùng ý, đề nghị rút lại còn 20 câu. Đồng thời ông Kiên còn thêm vào hai chữ “dạ cổ”, thành ra “Dạ cổ hoài lang”. Về lời ca, nhạc sĩ Sáu Lầu phóng tác theo bài thơ “Chinh phụ thán” của nhạc sư Nguyệt Chiếu – trụ trì chùa Phật Hòa Bình ở Bạc Liêu. Bài thơ mang âm hưởng tích “Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn” đời nhà Tần bên Tàu.[

Nhưng theo Trần Tấn Hưng (Năm Nhỏ) và những người đồng môn với ông Cao Văn Lầu, thì ông Lầu đã soạn được phần nhạc trước khi xa vợ. Ông Hưng kể:

Ông Cao Văn Lầu cùng các bạn học đồng thời đã được thầy là nhạc sư Lê Tài Khí (Nhạc Khị) hướng dẫn sáng tác theo một chủ đề là “Chinh phụ vọng chinh phu”, được rút ra từ bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn. Lúc đó có nhiều người sáng tác, riêng ông Cao Văn Lầu trong năm Đinh Tỵ (1917) đã sáng tác một bản nhạc 22 câu, nhưng gặp phải hoàn cảnh vợ chồng ly tán…Vì quá đau buồn nên ông không thể tiếp tục đặt lời ca, mãi đến năm sau vợ chồng hàn gắn lại ông mới có đủ tinh thần chỉnh lý bản nhạc. Ông đã theo lời khuyên của bạn đồng môn là Ba Chột (tác giả bản Liêu Giang, tác phẩm được sáng tác cùng thời và cùng một chủ đề vừa nêu trên) bỏ bớt 2 câu trùng lắp còn lại 20 câu và tiếp tục đặt lời ca…

Và cũng theo ông Hưng, cái tên Dạ cổ hoài lang là của một nhà sư đặt cho bản nhạc:

Bản nhạc và lời ca đã sáng tác xong nhưng chưa có tên. Lại vừa đến rằm Trung thu (Mậu Ngọ 1918) ông Lầu cùng các bạn đến thăm thầy luôn tiện đem bản nhạc ra trình. Ông Lầu đã dùng chiếc đàn tranh vừa độc tấu một lần và vừa đàn vừa ca thêm một lần nữa. Lúc đó, ngoài các thầy trò còn có mặt nhà sư Nguyệt Chiếu (một người rất tinh thâm Hán học và nhạc cổ truyền), chính thầy Nhạc Khị đã nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc vừa tấu và nhà sư đã đặt tên là Dạ cổ hoài lang. Vậy, bản Dạ cổ hoài lang 20 câu nhịp đôi đã chính thức ra đời kể từ đêm đó..

Trần Đức Thuận ở Hội Khoa học lịch sử Bạc Liêu, trong một bài viết đã kết luận:

Bản Dạ cổ hoài lang về nguyên nhân sáng tác tuy có dính líu một phần nào với hoàn cảnh chia ly của vợ chồng Cao Văn Lầu, nhưng nguyên nhân chính vẫn là nhờ sự hướng dẫn sáng tác của thầy Nhạc Khị với một tiêu đề định sẵn…

Thời điểm ra đời

Thời điểm Dạ cổ hoài lang ra đời, ngoài những chi tiết khá khác nhau qua lời kể ở phần trên, còn có nhiều ý kiến chưa tương đồng nữa, kể cả ông Cao Kiến Thiết và Cao Văn Bỉnh, là hai người con của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng chưa xác định được thời điểm, vì có lúc hai ông nói năm 1919 là năm ra đời bản Dạ cổ, có lúc hai ông lại nói năm 1919 là năm đổi tên Dạ cổ thành Vọng cổ [

Và theo các nhà nghiên cứu khác, thì:

* Ông Thành Châu (báo Văn học nghệ thuật, tháng 8 năm 1977), nhà thơ kiêm soạn giả cải lương Kiên Giang (Báo Long An, ngày 18 tháng 7 năm 1986), đồng cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1917.

* Nhạc sĩ Trọng Nguyễn (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, tr.40), Nghệ sĩ nhân dân Ba Vân tức Lê Long Vân (Kể chuyện cải lương, 1988, tr. 67), nhà nghiên cứu Đắc Nhẫn (Tìm hiểu âm nhạc cải lương, Nxb TP. HCM, 1987, tr. 41), hai nhà sử học Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb KHXH, 1992) không cho biết năm khởi thảo, nhưng đều nói bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1918.

* Nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, Nxb Mũi Cà Mau, 1992, tr. 50), Lâm Tường Vân (Đặc san Quí Dậu 1993, Hội Ái hữu Bạc Liêu Nam Cali, tr. 28), Nguyễn Tư Quang (Tạp chí Bách Khoa số 63, Sài Gòn, 1959) thì năm sinh của bài Dạ cổ hoài lang là năm 1919.

* GS. Trần Quang Hải (con trai của GS. Trần Văn Khê)] cho là ca khúc ra đời vào năm 1920 và nhà nghiên cứu Toan Ánh nói “vào khoảng năm 1920” (Tìm hiểu nghệ thuật cầm ca, Nxb Đồng Tháp, 1998, tr. 207-208)

* Ông Anh Đệ (Nghệ thuật sân khấu, Viện sân khấu, 1987, tr. 59) cho rằng năm sinh của bài Dạ cổ hoài lang là 1915.

Tuy nhiên, ý kiến cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời ngày 15 tháng 8 (âm lịch) năm Mậu Ngọ (nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918) được đa số nghệ sĩ Bạc Liêu và nhiều người đồng thuận hơn.

Nghi vấn

Ông Nguyễn Tư Quang, tác giả bài báo Thử tìm xuất xứ bài Vọng cổ cho biết:

…Thoát thai của bản nhạc vốn là bài thơ có dạng như là một bài phú 20 câu lấy nhan đề là Dạ cổ hoài lang. Bài này do một nhà sư có pháp danh Nguyệt Chiếu, không rõ họ tên thật, tu trong một ngôi chùa ở làng Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Bài Dạ cổ ra đời năm 1919…

Ý kiến này được nhà nghiên cứu Toan Ánh đồng thuận, ông viết:

Ở chùa Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu, có một nhà sư pháp danh là Nguyệt Chiếu. Thấy nhà sư nho học uyên thâm với tư tưởng ẩn dật, người ta đoán chừng là một văn nhân chống Pháp trong thời Cần Vương, nay thất thời nên tạm lánh mình vào cửa Phật…Tuy đã đi tu nhưng vẫn mang nặng tình non nước…nên nhà sư mới đem tâm sự mình ký gủi vào bài từ, đề là Dạ cổ hoài lang. Và bài thơ này được ông Sáu Lầu phổ ra nhạc…

Năm 1989, tại cuộc hội thảo ở Bạc Liêu, nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng cũng đã phát biểu:

Vào những năm 1950-1952, nhóm sưu tầm nghiên cứu dân ca và cổ nhạc Nam Bộ gồm nhạc sĩ Quách Vũ, Ngọc Cung và ông. Rất tiếc là lúc ấy ông Cao Văn Lầu đang bệnh không ra được vùng giải phóng. Nhưng cũng may là nhóm tài tử ở Long Điền có người biết rành cho hay ông Sáu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu mà phổ nhạc. Nhạc của nó là sự kết hợp giữa hai bài Hành Vân và Xuân nữ.[12]

Nhưng qua tìm hiểu của ông Trần Phước Thuận ở Hội khoa học lịch sử Bạc Liêu, thì:

Ở Bạc Liêu chỉ có một nhà sư pháp danh là Đạt Bảo tự Nguyệt Chiếu (1882-1947), trước ở chùa Vĩnh Phước An sau dời về chùa Vĩnh Đức, hiện mồ mả của nhà sư nằm ở sau chùa Vĩnh Đức. Không có chùa nào mang tên Hòa Bình như các tài liệu trên đã ghi. Ông vốn là tiền bối về nhạc lễ cổ truyền nhưng ông chưa bao giờ làm thơ. Các đệ tử của ông hiện còn sống đều xác nhận như vậy và chẳng ai nghe thầy nói gì về bài thơ trên. Như vậy, cái thuyết cho rằng “ông sáu Lầu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu để sáng tác ra bản Dạ cổ hoài lang năm 1919” là hoàn toàn không có căn cứ.

Lời bài ca

Từ là từ phu tướng,
Bảo kiếm sắc phong lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng.
Năm canh mơ màng.
Em luống trông tin chàng,
Ôi gan vàng quặn đau.

Đường dù xa ong bướm,
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Đêm luống trông tin chàng,
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông tin chàng.
Sao nỡ phũ phàng…

Chàng là chàng có hay?
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy,
Duyên sắc cầm lạt phai.

Là nguyện cho chàng
Hai chữ an bình an.
Mau trở lại gia đàng,
Cho én nhạn hiệp đôi.

Ký âm cổ nhạc

(theo loại đàn dây Bắc)

Hò lìu xang xê cống
Líu cống líu cống xê xang
Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
Liu xế xang xự xề xang lìu hò
Xừ liu xáng ũ liu cống xề
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Hò lìu xang xang xế cống
Xê xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, líu xê xang xư’’
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
Xừ xang xừ cống xế
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
Hò xự cống xê xang hò
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu

Bản Dạ cổ hoài lang sử dụng thang âm lên tới 7 cung, thuộc hệ thang âm Ai, Oán.

Giá trị

Ông Trần Đức Thuận nhận xét:

Bản Dạ cổ hoài lang không dừng lại ở nguyên dạng như các bản nhạc cổ khác mà dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt Cải lương. Đây cũng là điều tối ưu của nó, có lẽ là do tiếng nhạc du dương và lời ca bình dị rất hợp với người Nam Bộ; hình ảnh người chinh phụ ở đây đã hòa nhập thực sự vào cuộc đời thường, phản ảnh đúng tâm trạng yếu đuối của người phụ nữ khi xa chồng, nhất là trong những hoàn cảnh bắt buộc phải chia duyên rẽ thúy. Có lẽ chính cái “tính thường” này đã làm rung cảm người nghe…

Nguồn: [Chỉ có thành viên mới thấy được link. ]

Khách đã đọc qua những bài này ở cùng chuyên mục chưa? :

http://www.dacohoailang.com/forum/showthread.php?159-D%E1%BA%A1-c%E1%BB%95-ho%C3%A0i-lang&s=80763df17a6def363e312d47ac2dd3db